Sắt và acid folic có giống nhau không? Mẹ bầu bổ sung khi nào?

28/11/2023 2388 lượt xem

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc liệu “sắt và axit folic có giống nhau không” hay “sắt có phải là axit folic không”? Và vì hai dưỡng chất này đều rất quan trọng cho thai kỳ nên việc bổ sung chúng sao cho hiệu quả cũng rất được quan tâm. Vậy hãy cùng đi tìm lời giải chi tiết trong bài viết dưới đây.

Sắt và axit folic có giống nhau không?

Sắt và axit folic có giống nhau không? Sắt không phải là axit folic mặc dù chúng đều được xếp vào nhóm các vi chất dinh dưỡng. Một cách tổng quát, vi chất dinh dưỡng có thể được chia thành 4 nhóm: nguyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng, vitamin tan trong dầu và vitamin trong nước. Trong đó, sắt là nguyên tố vi lượng còn axit folic là dạng tổng hợp của folate, hay còn gọi là vitamin B9, thuộc nhóm vitamin tan trong nước [1]Micronutrients: Types, Functions, Benefits and More. Ngày truy cập 10/10/2023.
https://www.healthline.com/nutrition/micronutrients#benefits
.

Sắt và axit folic có giống nhau không?
Sắt và axit folic có giống nhau không?

Sắt tham gia tái tạo máu nuôi dưỡng cơ thể

Với vai trò tạo máu trong cơ thể, sắt là nguyên liệu trong hình thành hemoglobin, có chức năng vận chuyển oxy trong máu đến các mô của mẹ và thai nhi. Nếu thiếu sắt, lượng oxy tới các cơ quan không đủ, chúng sẽ rơi vào trạng thái “đói” oxy và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai, nhu cầu máu của cơ thể gia tăng đáng kể trên 50% so với người bình thường nên việc đảm bảo trữ lượng sắt cho mẹ bầu là hết sức cần thiết.

Ngoài ra, một lượng máu khoảng 500-1500ml sẽ mất đi mỗi lần sản phụ sinh đẻ. Do đó, để dự phòng chảy máu sau sinh cũng như thiếu máu hậu sản, mẹ cần lưu ý cung cấp đầy đủ sắt cũng như axit folic [2]Iron. Ngày truy cập 10/10/2023.
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
.

Sắt và axit folic với những nhiệm vụ đặc biệt trong cơ thể
Sắt và axit folic với những nhiệm vụ đặc biệt trong cơ thể

Axit folic tham gia đóng ống thần kinh, ngừa dị tật thai nhi

Axit folic là một một dạng của vitamin B9 – dạng tan trong nước. Axit folic cần thiết cho các enzym tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và RNA. Và đặc biệt quan trọng trong thời kỳ tăng trưởng của trẻ nhỏ hay quá trình mang thai của mẹ bầu, làm giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Khuyết tật ống thần kinh hay Neural Tube Defects (NTDs) là một nhóm những khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng, xảy ra khi có sự phát triển không bình thường của các mô và xương tại vùng não hay cột sống. NTDs thường xảy ra vào những tuần đầu của tam cá nguyệt 1, có thể trước khi bạn biết mình có thai. Điều này cho thấy một kế hoạch chuẩn bị trước khi có thai nên được thực hiện, với ưu tiên bổ sung dưỡng chất và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của mẹ và bé [3]Folic Acid. Ngày truy cập: 10/10/2023.
https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Folic-Acid
.

Hướng dẫn bổ sung sắt và axit folic đúng cách cho mẹ bầu

Bên cạnh thắc mắc không biết “sắt và axit folic có giống nhau không?” thì những đắn đo làm sao để “nạp” các nguồn vi chất này hiệu quả nhất cũng đang là những quan tâm của không ít mẹ bầu. Tuy sắt không phải là axit folic và axit folic cũng không phải là sắt nhưng cách bổ sung chúng lại có nhiều điểm chung.

Theo khuyến cáo, trước khi mang thai ít nhất 3 tháng là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bắt đầu để uống sắt và axit folic [4]How and when to take folic acid. Ngày truy cập: 10/10/2023.
https://www.nhs.uk/medicines/folic-acid/how-and-when-to-take-folic-acid/
.

Đối với sắt, mẹ cần tiếp tục bổ sung kéo dài đến sau sinh ít nhất 3-6 tháng do lượng máu mất khi sinh và nguồn sắt bị giảm, dẫn tới nguy cơ thiếu máu trong tương lai.

Khoảng thời gian chín tháng mười ngày này với những thay đổi thể chất khác nhau kéo theo nhu cầu các vi chất cũng là không giống nhau.

  • Về axit folic: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 45 nên cung cấp 400 microgram (mcg) axit folic mỗi ngày bên cạnh chế độ ăn giàu axit folic. Hàm lượng này tăng lên khoảng 600 mcg khi bạn xác định có thai theo khuyến cáo của Viện Y học Mỹ.
  • Về sắt: Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới (WHO), ngay khi phát hiện có thai, bà bầu nên uống sắt mỗi ngày với liều 60mg. Bởi vì khi mang cần rất nhiều sắt, nhất là trong 2 tháng cuối trong khi khẩu phần ăn hàng ngày không đảm bảo đủ nguồn sắt cần thiết [5]Taking your folic acid in 2020. Ngày truy cập: 10/10/2023.
    https://www.legacycommunityhealth.org/newsblog-taking-your-folic-acid-in-2020/
    .

Có nhiều cách để cơ thể được tiếp nhận nguồn vi chất này: Từ thực phẩm giàu sắt, giàu axit folic, viên uống,…

  • Thực phẩm giàu axit folic: các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu nành xanh, rau củ quả xanh đậm như rau diếp cá, măng tây, bơ, cải thìa, sữa, phomai, trứng, gan,…
  • Thực phẩm giàu sắt: Thông thường sắt được chia thành: Sắt heme (có chủ yếu ở động vật, có thể lấy từ thịt nạc hay hải sản) và sắt non heme (có nhiều trong thực vật như các loại hạt, ngũ cốc tăng cường, các loại đậu, rau xanh đậm,…) [6]Iron. Ngày truy cập: 10/10/2023.
    https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
    .

Tuy nhiên chế độ ăn thông thường sẽ không cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết này trong những giai đoạn cơ thể cần huy động nhiều như lúc mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần chủ động lựa chọn sản phẩm bổ sung hiệu quả, an toàn. Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại sản phẩm có sự kết hợp giữa sắt và axit folic với đúng hàm lượng khuyến cáo. Các mẹ có thể kiếm tìm cho mình một dòng phù hợp nhưng nên đảm bảo một số tiêu chí như ít tác dụng phụ, khả năng hấp thu cao, tồn dư thấp, mùi vị không khó uống,….

Những lưu ý mẹ bầu không thể “làm ngơ” khi bổ sung sắt và axit folic.
Những lưu ý mẹ bầu không thể “làm ngơ” khi bổ sung sắt và axit folic

Và để sản phẩm bổ sung được tối ưu hóa tác dụng, mẹ nên lưu ý các nguyên tắc dưới đây:

  • Cần tuân thực hành uống viên sắt và acid folic hoặc viên đa vi chất theo chỉ dẫn của bác sĩ và các chuyên gia.
  • Tăng cường kết hợp với thức uống hoặc trái cây giàu vitamin C để cơ thể hấp thu sắt và axit folic tốt hơn. Tốt nhất nên uống chung với nước lọc song song với việc uống đủ nước mỗi ngày.
  • Không nên uống sắt và axit folic vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sắt có thể khó tiêu khiên mẹ bầu bị khó ngủ, nôn nao trong người, táo bón,…
  • Không nên uống cùng trà xanh, café, các loại kháng sinh vì chúng có thể cản trở khả năng hấp thu sắt và axit folic.

Uống sắt và axit folic cùng nhau được không?

Thời kỳ mang thai, vì nhu cầu năng lượng toàn thân tăng cũng như để chuẩn bị đầy đủ cho sự phát triển của bé mà mẹ bầu cần dung nạp thêm rất nhiều loại vitamin, khoáng chất. Do đó, khó có thể tránh khỏi việc sử dụng cùng lúc các vi chất này. Tương tự, mẹ bầu có thể uống sắt và axit folic cùng nhau. Bởi vì hai chất này không cạnh tranh hấp thu với nhau mà ngược lại còn hỗ trợ tích cực cho hoạt động tạo máu.

Về thời điểm tốt nhất trong ngày để uống sắt và axit folic kết hợp, mẹ có thể dùng sau bữa sáng hoặc trưa ít nhất 1 – 2 giờ. Vì thai kỳ được coi là giai đoạn hệ miễn dịch của cơ thể trở nên yếu ớt hơn và hệ tiêu hóa của các mẹ sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sắt và axit folic sau khi ăn để không bị khó chịu, đầy bụng, buồn nôn,….

Sắt sinh học Ferrolip – hấp thu cao dành cho mẹ bầu

Quá trình hấp thu sắt trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như cơ địa người nhận, loại và cách chế biến thức ăn, acid dạ dày,… Vì vậy, mẹ bầu nên lựa chọn dòng sắt có khả năng hấp thu cao mà trong số đó, không thể không kể đến sắt sinh học Ferrolip – “gương mặt vàng” trong tủ thuốc của các mẹ.

Sở dĩ sắt sinh học Ferrolip nhận được nhiều tin yêu từ các mẹ bầu là bởi những ưu điểm vượt trội so với các loại sắt truyền thống, có thể kể đến như:

  • Tính an toàn: Ferrolip được nhập khẩu trực tiếp từ Ý, vượt qua mọi công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan thẩm định châu Âu.
  • Tính đột phá: Công nghệ liposome hiện đại giúp tạo nên những phân tử sắt siêu nhỏ, dễ dàng hòa tan vào cơ thể với khả năng hấp thu cao hơn đến 4,7 lần so với sắt hữu cơ thông thường.
  • Tính tiện dụng: Dạng bột buccal lần đầu có mặt tại Việt Nam sẽ tan ngay đầu lưỡi mà không cần dùng đến nước, vừa tiện dụng vừa tối ưu hóa lượng sắt dung nạp.
  • Tính “dễ chịu”: Việc hấp thu gần như hoàn toàn của sắt Ferrolip giúp làm giảm tối đa lượng sắt tồn dư, mẹ bầu có thể tránh khỏi các tác dụng phụ như nóng trong, táo bón, dạ dày khó chịu khi sử dụng.
  • Tính ưu việt: Hương chanh thơm mát, êm dịu giúp mẹ quên đi dư vị kim loại sau khi uống. Với phát kiến đặc biệt về hương vị này, Ferrolip cũng được Viện Hương vị quốc tế International Institute of Taste trao tặng.giải thưởng Superior Taste Award.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp cho câu hỏi: “Sắt và axit folic có giống nhau không?” đồng thời gợi ý cách để bổ sung sắt tiện lợi với sản phẩm sắt sinh học Ferrolip. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm này, vui lòng truy cập https://ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!

References

References
1 Micronutrients: Types, Functions, Benefits and More. Ngày truy cập 10/10/2023.
https://www.healthline.com/nutrition/micronutrients#benefits
2 Iron. Ngày truy cập 10/10/2023.
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
3 Folic Acid. Ngày truy cập: 10/10/2023.
https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Folic-Acid
4 How and when to take folic acid. Ngày truy cập: 10/10/2023.
https://www.nhs.uk/medicines/folic-acid/how-and-when-to-take-folic-acid/
5 Taking your folic acid in 2020. Ngày truy cập: 10/10/2023.
https://www.legacycommunityhealth.org/newsblog-taking-your-folic-acid-in-2020/
6 Iron. Ngày truy cập: 10/10/2023.
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫