Sắt và axit folic được khuyến khích bổ sung ngay từ những ngày đầu thai kỳ. Cùng với đó, nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu nên bổ sung hai chất này từ sớm hơn để mẹ bầu chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trước khi chính thức bước vào thai kỳ. Vậy thực tế uống sắt và axit folic trước khi mang thai có cần thiết không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề này!
Uống sắt và axit folic trước khi mang thai có cần thiết không?
Uống sắt và axit folic trước khi có em bé là đặc biệt cần thiết. Bởi chị em trong độ tuổi sinh đẻ dễ thiếu hụt axit folic và sắt do phải trải qua kỳ kinh nguyệt. Nếu không bổ sung sớm, nhiều trường hợp chị em bị thiếu dinh dưỡng khi mang thai, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Sắt tái tạo máu, nhu cầu dự trữ tăng cao trong thai kỳ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng thiếu máu tác động đến sức khỏe của nửa tỷ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng thiếu máu kéo dài không chỉ khiến chị em mệt mỏi, hoa mắt, giảm tập trung, chán ăn thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của em bé sau này [1]The Benefits and Risks of Iron Supplementation in Pregnancy and Childhood. Ngày truy cập: 23/8/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7173188/.
Vì vậy để ngừa thiếu máu thai kỳ, chị em cần bổ sung sắt trước khi mang thai. Bởi sắt là nguyên liệu chính để tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Hemoglobin là thành phần của hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Trong khi đó, myoglobin dự trữ oxy cho cơ tim và cơ hoạt động.
Acid folic ngừa dị tật ống thần kinh trong đầu thai kỳ
Trong quá trình phát triển, thai nhi cần lượng lớn axit folic để ống thần kinh phát triển và khép kín hoàn toàn. Nếu không được bổ sung đủ axit folic, ống thần kinh không thể hoàn thiện. Dị tật ống thần kinh thường xảy ra khi thai nhi được 28 ngày tuổi. Đa phần trong trường hợp này, mẹ thậm chí còn chưa biết mình mang thai nên bác sĩ không thể xử lý kịp thời [2]Folic Acid. Ngày truy cập: 23/8/2023.
https://www.cdc.gov/ncbddd/folicacid/about.html#:~:text=Why%20folic%20acid%20is%20important,and%20spine%20(spina%20bifida).
Các loại dị tật ống thần kinh thường gặp là nứt đốt sống, thoát vị não, thai vô sọ. Để phòng ngừa những dị tật bẩm sinh này cho trẻ, mẹ bầu cần bổ sung axit folic trước khi mang thai. Ngoài ra, axit folic còn có vai trò khác như:
- Phòng ngừa thiếu máu cho mẹ bầu: Axit folic tham gia quá trình tái tạo hồng cầu, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu khi mang thai.
- Phân chia tế bào: Axit folic hỗ trợ quá trình sinh tế bào mới, đồng thời ảnh hưởng đến sự gia tăng kích thước tử cung của mẹ bầu.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư: Nhiều thống kê cho thấy, người mẹ bổ sung đầy đủ axit folic có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung, ung thư vú hoặc ung thư đường tiêu hóa thấp hơn.
Hướng dẫn uống sắt và axit folic trước khi mang thai đúng cách
Nếu bổ sung sắt và axit folic đúng và đủ, mẹ bầu có thể phòng ngừa đáng kể các tác nhân có hại cho sức khỏe bản thân.
Nhu cầu khuyến nghị
Theo Tổ chức y tế thế giới, mỗi ngày chị em cần cung cấp 30mg – 60mg sắt. Lượng sắt này có thể từ thực phẩm hoặc các loại viên uống, bột uống bổ sung sắt. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức chú ý không bổ sung quá nhiều sắt. Bởi sắt dư thừa có thể gây đầy bụng khó tiêu, thậm chí tạo áp lực cho gan, thận làm suy gan, suy thận.
Đồng thời, để đảm bảo nhu cầu axit folic trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung khoảng 400mcg hàng ngày. Cung cấp axit folic đều đặn giúp giảm đến 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Thông thường, nếu dùng quá 1000 mcg axit folic trong thời gian dài có thể gây các tác dụng phụ như:
- Che dấu sự thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể.
- Tế bào thần kinh lão hóa nhanh chóng.
- Kìm hãm sự phát triển não bộ của thai nhi sau này.
- Kích thích sự phát triển của các khối u.
Bổ sung sắt và axit folic trước mang thai từ khi nào?
Tổ chức y tế khuyến cáo thời điểm tốt nhất để chị em bổ sung sắt là trước khoảng 1 – 3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai. Ngoài ra, sắt thích hợp dùng khi đói để không bị thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu. Trường hợp bị bệnh đường tiêu hóa, chị em có thể dùng sau ăn ít nhất 30 phút [3]Taking iron supplements. Ngày truy cập: 23/8/2023.
https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm.
Với axit folic, chị em bổ sung càng sớm càng tốt, muộn nhất là khoảng 1 tháng trước khi thụ thai. Dưỡng chất này hấp thu tốt hơn khi dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút và chị em có thể uống vào buổi tối.
Một vấn đề khác được đặt ra là uống sắt và axit folic cùng lúc được không? Do hai chất này không ảnh hưởng đến hấp thu lẫn nhau, thậm chí còn cùng tham gia quá trình tạo máu nên hoàn toàn có thể uống cùng lúc.
Những lưu ý khi bổ sung sắt và axit folic
Trong quá trình sử dụng sắt và axit folic, có những nguyên tắc chị em bắt buộc cần biết để tối ưu khả năng hấp thu cũng như hạn chế tác dụng phụ. Dưới đây là một số điều chị em cần chú ý:
- Bổ sung cùng thực phẩm giàu vitamin C: Nước cam, dâu tây, kiwi,… có thể làm tăng hấp thu của sắt và axit folic.
- Không uống sữa hoặc thực phẩm giàu canxi khác: Canxi làm giảm khả năng hấp thu chất sắt và axit folic của cơ thể, gây dư thừa. Vì vậy chị em nên uống hai dưỡng chất này cách thời gian uống canxi ít nhất 2 giờ.
- Không uống cùng trà, cafe hoặc rượu: Những thực phẩm này làm giảm khả năng sử dụng sắt và axit folic của cơ thể, từ đó ảnh hưởng hiệu quả sản phẩm.
Ngoài ra, với axit folic, chuyên gia khuyến cáo không nên dùng chung với thuốc chống viêm. Trường hợp gia đình có tiền sử bị dị tật ống thần kinh, chị em cần sử dụng axit folic với liều lượng cao hơn. Tuy nhiên, để biết chính xác hàm lượng bao nhiêu, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Thực phẩm giàu sắt và acid folic
Sắt và axit folic không chỉ có trong các loại viên uống mà chứa trong nhiều loại thực phẩm. Cân bằng và bổ sung trong thức ăn hàng ngày giúp đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ thể tốt hơn. Sắt có rất nhiều trong: [4]12 Healthy Foods That Are High in Iron. Ngày truy cập: 13/8/2023.
https://www.healthline.com/nutrition/healthy-iron-rich-foods
- Động vật có vỏ như hàu, con trai, sò…: Trong 100g sò chứa khoảng 3mg sắt. Đặc biệt, cơ thể có thể dễ dàng hấp thu sắt trong thực phẩm này hơn là sắt trong các loại thực vật.
- Gan hoặc các loại thịt nội tạng khác: Không chỉ gan mà não, tim, thận cũng rất giàu sắt. Ví dụ trong 100g gan bò có chứa đến 6,5mg sắt. Ngoài ra, chúng cũng giàu vitamin B, selen, đồng,…
- Thịt đỏ: Một nguồn giàu chất sắt khác không thể bỏ qua nữa là thịt động vật. Loại thực phẩm này giàu protein, kẽm, selen, vitamin và sắt. Ví dụ cứ 100g thịt bò, cơ thể có thể hấp thu tối đa khoảng 2,7mg sắt.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh được biết đến chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong 100g bông cải xanh chứa khoảng 0,64mg sắt.
- Đậu phụ: Đậu phụ là loại thức ăn phổ biến với người dân châu Á. Cứ 100g đậu phụ có thể cung cấp đến 2,8mg sắt. Ngoài ra, thực phẩm này cũng giàu canxi, magie, selen,… nên rất tốt cho chị em đang có ý định mang thai.
Với axit folic, cơ thể có thể hấp thu nhiều với các loại thực phẩm như: [5]15 Healthy Foods That Are High in Folate (Folic Acid). Ngày truy cập: 13/8/2023.
https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid
- Các loại hạt họ đậu: Đậu hà lan, đậu lăng, đậu đen,… là nguồn axit folic tuyệt vời nhất định không nên bỏ qua. Ngoài ra, cây họ đậu thường chứa nhiều chất xơ, magie, sắt,…
- Măng tây: Trong măng tây tập trung nhiều vitamin và khoáng chất, trong đó có cả axit folic. Trong khoảng 100g măng tây có tới 154 mcg folate. Đây cũng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Trứng: Thêm trứng vào thực đơn hàng ngày là cách để chị em tăng cường hấp thu dưỡng chất của cơ thể, bao gồm folate. Trứng còn chứa lượng lớn selen, riboflavin và vitamin B12.
- Các loại hạt: Có vô số lý do để chị em chuẩn bị mang thai thêm các loại hạt vào bữa ăn của mình: Hạnh nhân, óc chó,… giàu folate, chất xơ và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe tim mạch khác.
- Đu đủ: Đu đủ là loại trái cây được trồng nhiều ở Việt Nam với hương vị thanh ngọt tự nhiên. Với mỗi 100g đu đủ, chị em có thể hấp thu khoảng 37,8 mcg folate. Ngoài ra, đu đủ cũng giàu vitamin C, đồng hoặc chất chống oxy hóa như carotenoid.
Sắt sinh học Ferrolip hấp thu cao dành cho mẹ
Để lựa chọn một sản phẩm bổ sung sắt chất lượng, chị em cần chú ý sản phẩm có hàm lượng hợp lý, hấp thu tốt và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong đó, sắt sinh học Ferrolip là sản phẩm chị em chuẩn bị mang thai, mẹ bầu hoặc mẹ cho con bú nhất định không thể bỏ qua. Sản phẩm khắc phục vô số nhược điểm của các dòng sắt trên thị trường như:
- Bao màng liposome: Chất sắt của Ferrolip được bao bọc bởi màng phospholipid kép, tạo thành phân tử sắt kích thước siêu nhỏ. Nhờ công nghệ này, khả năng hấp thu sắt Ferrolip của cơ thể cao hơn hẳn so với sắt truyền thống.
- Sắt sinh học Ferrolip không gây tình trạng dư thừa sắt, hạn chế tối đa tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, khó tiêu,…
- Nhờ công nghệ liposome hiện đại, sắt Ferrolip không còn dư vị kim loại khó chịu. Thêm vào đó, sản phẩm được bổ sung hương chanh thanh mát, dễ chịu nên ai cũng dễ dàng sử dụng.
- Dạng dùng buccal tiện lợi: Chị em chỉ cần uống trực tiếp gói bột sắt mà không cần dùng nước. Dạng dùng này càng thuận tiện hơn cho các dịp đi chơi, du lịch hoặc chị em bận rộn.
Mỗi gói bột nhỏ Ferrolip bổ sung 30mg sắt nguyên tố, dễ dàng đáp ứng đủ nhu cầu trước – trong – sau sinh của chị em phụ nữ. Gói tiện lợi nên có thể mang đi mọi nơi, không sợ quên liều. Sản phẩm đạt nhiều chứng nhận chất lượng châu Âu nên chị em hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Với những thông tin của bài viết trên đây, hy vọng chị em đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi “Uống sắt và axit folic trước khi mang thai có cần thiết không?”. Nếu muốn biết thêm nhiều chủ đề thú vị liên quan đến thai kỳ khác, chị em có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!
References
↑1 | The Benefits and Risks of Iron Supplementation in Pregnancy and Childhood. Ngày truy cập: 23/8/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7173188/ |
---|---|
↑2 | Folic Acid. Ngày truy cập: 23/8/2023. https://www.cdc.gov/ncbddd/folicacid/about.html#:~:text=Why%20folic%20acid%20is%20important,and%20spine%20(spina%20bifida) |
↑3 | Taking iron supplements. Ngày truy cập: 23/8/2023. https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm |
↑4 | 12 Healthy Foods That Are High in Iron. Ngày truy cập: 13/8/2023. https://www.healthline.com/nutrition/healthy-iron-rich-foods |
↑5 | 15 Healthy Foods That Are High in Folate (Folic Acid). Ngày truy cập: 13/8/2023. https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid |