Thừa sắt không phổ biến bằng thiếu sắt nhưng cũng để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ. Tình trạng thừa sắt có thể cải thiện bằng việc xây dựng chế độ ăn khoa học. Liệu người bị thừa sắt nên hạn chế ăn gì và nên ăn gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Ferrolip.
Thừa sắt là gì? Các trường hợp gây thừa sắt
Thừa sắt là rối loạn liên quan tới việc sắt đã tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Cụ thể là tình trạng ruột mất đi khả năng ổn định lượng sắt của cơ thể. Điều này dẫn đến sắt tình trạng dư thừa và làm tổn thương nhiều cơ quan như gan, tuyến tụy và tim. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể không hấp thu hết sắt như đi ngoài phân đen, đầy bụng, táo bón khi uống sắt…
Bệnh thừa sắt được chia thành 2 nhóm:
- Thừa sắt nguyên phát: Do yếu tố di truyền trong gia đình. Nếu cơ thể nhận được 2 trong số những gen gây nên bệnh, từ bố hay mẹ sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Việc phát hiện sớm thừa sắt ở trẻ chủ yếu vẫn dựa vào xét nghiệm xác định Ferritin ở huyết thanh và ở mẫu sinh thiết gan.
- Thừa sắt thứ phát: Đây là căn bệnh cơ hội, nguyên nhân bệnh lý khác gây ra như thiếu máu, mắc bệnh gan, được truyền máu nhiều và những bệnh liên quan tới hấp thu sắt [1]SIRT1-autophagy axis inhibits excess iron-induced ferroptosis of foam cells and subsequently increases IL-1Β and IL-18. Ngày truy cập 16/04/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34000515/.
Thừa sắt gây tác hại như thế nào?
Thừa sắt là việc tích tụ lâu ngày quá nhiều sắt ở cơ thể. Nguyên nhân là vì hệ thống điều hòa trong cơ thể không duy trì được lượng sắt tại giới hạn cho phép. Một số tổn thương cơ thể có thể gặp phải khi bị thừa chất sắt bao gồm:
Ngộ độc sắt
Ngộ độc sắt cấp tính xuất hiện khi cơ thể sử dụng quá liều chất cung cấp sắt. Liều đơn trong khoảng 10-20 mg/kg có thể gây nên các biểu hiện bất lợi. Liều trên 40 mg/kg phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Các biểu hiện ban đầu của ngộ độc sắt có thể là đau dạ dày, nôn ói. Lâu dài, lượng sắt bị thừa sẽ tích tụ ở các cơ quan khiến ảnh hưởng đến não và gan có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh huyết sắc tố di truyền
Rối loạn ứ sắt thường gặp nhất là bệnh huyết sắc tố di truyền. Việc này dẫn đến việc tích tụ sắt ở mô và cơ quan. Bệnh huyết sắc tố không được chữa trị sẽ làm tăng khả năng đau khớp, ung thư, tổn thương gan, tiểu đường và suy tim.
Tiểu đường
Có đến 75% bệnh nhân thừa sắt đều bị bệnh tiểu đường. Vì lượng sắt thừa tích tụ ở tuyến tụy và làm rối loạn quá trình sản xuất insulin, khiến đường huyết tăng cao.
Bệnh tim mạch
Sắt thừa ngăn chặn quá trình dẫn điện của tim, khiến suy tim hay rối loạn nhịp tim, gây cản trở cho việc bơm máu, rối loạn quá trình lưu thông máu. Đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng sưng chân hay khó thở.
Nguy cơ mắc ung thư
Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh việc sử dụng lượng lớn sắt heme có thể làm tăng khả năng mắc ung thư ruột kết. Các nghiên cứu lâm sàng ở người chứng minh sắt heme trong các viên uống hay thịt đỏ có thể gây tăng sự hình thành những hợp chất N-nitroso gây ung thư ở đường tiêu hóa.
Cơ thể dễ bị nhiễm trùng
Cơ thể bị thừa sắt và thiếu sắt đều khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do:
- Cơ quan miễn dịch dùng sắt để chống lại vi khuẩn gây hại, do đó cần một lượng sắt để ngăn chặn sự nhiễm trùng.
- Lượng sắt tự do tăng nhanh sẽ tăng cường sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, dư thừa quá nhiều sắt có khả năng khiến tác động ngược và khả năng bị nhiễm trùng tăng cao.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc cung cấp sắt có thể gây tăng tần suất và sự nghiêm trọng của nhiều bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhân mắc huyết sắc tố di truyền sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn [2]Iron metabolism and iron disorders revisited in the hepcidin era. Ngày truy cập 16/04/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31949017/.
Thừa sắt nên hạn chế ăn gì?
“Thừa sắt nên hạn chế ăn gì?” là thắc mắc được nhiều người đặt ra khi cơ thể bị thừa sắt. Dưới đây là một số các thực phẩm mà bệnh nhân thiếu sắt cần hạn chế:
Thịt đỏ
Thịt màu đỏ như thịt bò là thực phẩm chứa hàm lượng sắt lớn nhất và dạng sắt ở thịt còn là sắt heme được hấp thu vào cơ thể rất tốt. Bệnh nhân thừa sắt vẫn được ăn thịt đỏ tuy nhiên chỉ nên ăn ít trong khoảng 170 – 250gram hàng tuần.
Hải sản tươi sống
Tuy hàm lượng sắt ở hải sản không tới mức quá cao nhưng bệnh nhân thừa sắt nên ăn ít hải sản sống, nhất là các loài động vật có vỏ: tôm, cua, hàu, bề bề, ốc…
Thức ăn giàu vitamin A và vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt tốt nhất. Nếu bị thừa sắt thì cần hạn chế ăn những loại thức ăn giàu vitamin C như cam, ổi, rau cải xanh, ớt chuông, khoai tây, quả kiwi,….
Rượu
Thường xuyên uống rượu bia nhiều sẽ gây tổn thương cho gan. Việc thừa sắt cũng có thể gây nên hoặc làm nghiêm trọng hơn tình trạng tổn thương gan. Vì thế bệnh nhân thừa sắt gây tổn thương gan thì không được uống rượu..
Thực phẩm chức năng
Hiện chưa có nhiều tài liệu về việc sử dụng thực phẩm chức năng khi bị thừa sắt. Tuy nhiên, vẫn phải hạn chế hoặc thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng có chứa sắt, vitamin C, vitamin tổng hợp.
Thực phẩm dành cho người thừa sắt
Như đề cập, sắt thường được đưa vào và cơ thể từ bên ngoài, bằng thức ăn hàng ngày hoặc nhiều loại thuốc. Tình trạng thừa sắt sẽ được cải thiện thông qua việc ăn các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể.
Thực phẩm nên ăn khi thừa sắt
Các loại thực phẩm dành cho người thừa sắt có thể kể đến như:
- Rau xanh, quả tươi: Rau quả chứa lượng lớn chất xơ giúp giảm hấp thu sắt khá hiệu quả như rau chân vịt, quả sung, quả táo, quả bơ.
- Thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt, đậu, hạt ngũ cốc.
- Thực phẩm có tác dụng lợi niệu để nhanh thải trừ sắt ra ngoài bao gồm rau bí, bầu, rau sam, uống nước trà xanh, uống cà phê, nước rau má, nước râu ngô.
- Nên phối hợp các sản phẩm ngăn chặn sự hấp thụ sắt như các loại sữa, phô mai, sữa chua.
- Các thực phẩm có thành phần Canxi (sữa, đậu nành, dầu cá), Phosvitin (trứng), Oxalat (rau bina, rau cải xoăn, lúa mì, dâu tây, Phytate ( óc chó, hạnh nhân, hạt đậu khô, đậu lăng, hạt ngũ cốc), Polyphenol (cà phê, cacao, bạc hà, quả táo), Tanin (chè đen, quả nho, lúa mạch, quả việt quất).
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ thông tin để giải đáp cho bạn thừa sắt nên hạn chế ăn gì. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích giúp phòng và chữa trị bệnh. Nếu bạn đọc còn vấn đề cần tư vấn hãy truy cập webiste https://ferrolip.vn/ hoặc gọi vào hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được đội ngũ chuyên gia sức khỏe tư vấn tận tình.
References
↑1 | SIRT1-autophagy axis inhibits excess iron-induced ferroptosis of foam cells and subsequently increases IL-1Β and IL-18. Ngày truy cập 16/04/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34000515/ |
---|---|
↑2 | Iron metabolism and iron disorders revisited in the hepcidin era. Ngày truy cập 16/04/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31949017/ |