thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu

Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

16/02/2023 5281 lượt xem

Thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, không tập trung, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Chế độ ăn uống có thực đơn phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này. Vậy thiếu máu cần phải ăn như thế nào? Bài viết dưới đây Ferrolip xin gửi đến bạn đọc thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu đảm bảo hiệu quả bất ngờ.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người thiếu máu

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu máu là do cơ thể không bổ sung đủ sắt và các chất giúp tăng khả năng hấp thu sắt. Do đó trong khẩu phần ăn của người bị thiếu máu cần chú ý đặc biệt bổ sung những dưỡng chất sau:

  • Sắt: Sắt là thành phần chính tái tạo hồng cầu. Khi cơ thể không sản sinh đủ hồng cầu sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan bị suy giảm. Do vậy cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu.
  • Vitamin C: Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể. Sắt là khoáng chất khó hấp thu. Do đó cần có vitamin C để giúp sắt hấp thu vào cơ thể được tốt hơn.
  • Vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B9 và B12 giúp hấp thu sắt vào cơ thể tốt hơn, sản sinh hemoglobin cho hồng cầu, giúp máu đỏ và giàu oxy hơn.

Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu

Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu nên thêm các thực phẩm giàu sắt giúp hỗ trợ cải thiện thiếu máu nhanh chóng. Nguồn bổ sung giàu sắt nhất là thịt đỏ, cá, thịt gà, trứng, hạt đậu, rau xanh và rau bina. Thực đơn bữa ăn chính và ăn nhẹ trong 1 tuần dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được thiếu máu.

Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu mang lại hiệu quả nhanh chóng
Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu mang lại hiệu quả nhanh chóng

Thực đơn ngày 1 cho người thiếu máu

Bữa sáng: 2 lát bánh mì hạt, 1 ly sữa cùng 1 quả chuối và 5 – 6 hạt điều.

Ăn nhẹ 1: 1 quả ổi với 1 quả táo

Bữa trưa: Rau xanh và cá

Ăn nhẹ 2: 1 ly trà xanh và bánh quy kem

Bữa tối: Thịt gà, hay thịt bò cùng khoai lang với bông cải xanh

Thực đơn ngày 2 cho người thiếu máu thiếu sắt

Bữa sáng: Bột yến mạch, trái cây sấy

Ăn nhẹ 1: 1 quả chuối

Bữa trưa: Hạt đậu lăng, khoai tây, rau sống và gà quay

Ăn nhẹ 2: 1 tách trà xanh với gạo rang

Bữa tối: Thịt lợn quay, rau bina và hạt đậu

Thực đơn ngày thứ 3 cho bổ máu

Bữa sáng: Trứng cuộn cùng rau bina với cà chua

Ăn nhẹ 1: Bánh mì nướng và bơ

Bữa trưa: Rau xanh, thịt bò cùng súp lơ

Ăn nhẹ 2: 1 quả chuối và hạt điều

Bữa tối: Gà hay có thể bò sốt cà chua

Thực đơn ngày 4 cho người cần bổ máu

Bữa sáng: 1 cốc sữa với mật ong, 1 trái kiwi và rau bina

Ăn nhẹ 1: 1 quả ổi và 1 quả cam

Bữa trưa: Khoai tây và bông cải xanh luộc, ăn cá hun khói

Ăn nhẹ 2: 1 ly trà xanh cùng 2 bánh quy kem

Bữa tối: Tôm xào cùng ớt đỏ, súp lơ ăn với cơm

Thực đơn ngày 5 cho người thiếu máu

Bữa sáng: 1 bát yến mạch cùng sữa với mật ong, 1 trứng gà luộc

Ăn nhẹ 1: 1 quả táo

Bữa trưa: Rau xanh và thịt gà rang

Ăn nhẹ 2: Quả sấy khô với bỏng ngô

Bữa tối: Salad rau cùng thịt lợn luộc

Thực đơn ngày 6 cho người thiếu máu thiếu sắt

Bữa sáng: Bánh mì và mứt hoa quả

Ăn nhẹ 1: Cam và quả khô

Bữa trưa: Bánh mì nhân thịt bò nạc cùng rau và khoai lang nướng

Ăn nhẹ 2: 1 ly trà xanh và bánh quy kem

Bữa tối: Cá hấp, hạt đậu lăng, khoai tây với đùi cà ri

Thực đơn ngày 7 cho người thiếu máu

Bữa sáng: 1 ly sữa và mật ong, quả khô, 3 lát bánh mì.

Ăn nhẹ 1: 1 quả táo và 1 quả chuối

Bữa trưa: Thịt gà hoặc gà tây, bông cải xanh và khoai lang

Ăn nhẹ 2: Quả khô

Bữa tối: Salad rau quả, gà hay bò sốt cà chua [1]Nutrition-specific interventions for preventing and controlling anaemia throughout the life cycle: an overview of systematic reviews. Ngày truy cập … Continue reading.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người thiếu máu

Nguyên nhân khiến thiếu máu phần lớn là vì thiếu các chất bao gồm sắt, vitamin B12, acid folic và bệnh tủy xương. Vì vậy, thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất trên. Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người thiếu máu.

Lưu ý để thiết lập thực đơn cho người thiếu máu
Lưu ý để thiết lập thực đơn cho người thiếu máu

Lưu ý để thiết lập thực đơn cho người thiếu máu

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B: Những dẫn xuất của vitamin B là vitamin B1, B3, B5, B7, B9, B12 giúp sản xuất hemoglobin cần thiết ở hồng cầu giúp máu đỏ, giàu oxy. Thực phẩm ở nhóm này nên bổ sung là: trứng, nội tạng các loại, cá hồi, trái cây,….
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin sắt: Thiếu sắt gây thiếu máu làm cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để vận chuyển oxy cho máu. Ăn các loại thực phẩm giàu sắt là điều quan trọng khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu bao gồm: thịt đỏ, thịt gia cầm, đổ biển, rau xanh, cải xanh, ngũ cốc, quả khô, hạt đậu,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Những loại quả thuộc nhóm chanh, quýt, cam bưởi, ổi, dâu tây và bắp cải xanh,.. giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể. Hơn nữa, các thực phẩm này còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể phòng tránh bệnh tật.

>>> Xem thêm: Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? Giải pháp khắc phục

Thực phẩm cần tránh cho người thiếu máu

Một số loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng thiếu máu. Trong thực đơn dành cho người thiếu máu cần tránh những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giàu tanin: Trà đen, trà xanh hay cà phê rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên ở người đang thiếu máu do thiếu sắt hãy hạn chế ăn các thực phẩm này. Thành phần trong trà có chứa Tanin là chất cản trở quá trình hấp thụ sắt. Một số loại thực phẩm khác có thành phần tanin bao gồm nho, ngô và lúa miến.
  • Thực phẩm chứa gluten: Người đang thiếu máu nên hạn chế ăn thực phẩm giàu gluten do có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Gluten có thể làm hỏng thành ruột, ngăn chặn khả năng hấp thu sắt và axit folic. Gluten có trong mì ống hoặc thực phẩm từ lúa mì, lúa mạch, yến mạch.
  • Thực phẩm giàu phytate: Phytates có khả năng liên kết với sắt ở đường tiêu hóa vì vậy ngăn chặn khả năng hấp thu sắt. Người đang thiếu máu do thiếu sắt nên hạn chế những loại thực phẩm có thành phần phytate, acid phytic bao gồm gạo lứt, nhiều loại hạt.
  • Thực phẩm chứa axit oxalic: Thức ăn có axit oxalic được biết là có thể ngăn chặn hấp thụ sắt. Vì vậy, người đang thiếu máu được khuyên là nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Thực phẩm chứa thành phần axit oxalic bao gồm đậu phộng, rau mùi tây, socola.
  • Rượu, bia: Uống rượu nhiều khiến tổn thương tế bào hồng cầu của cơ thể. Rượu ngăn chặn sự hấp thu folate trong cơ thể. Folate có vai trò thúc đẩy sự tuần hoàn, phân tách hồng cầu được tự nhiên. Vì thế, rượu sẽ tác động tiêu cực tới sự sản xuất hồng cầu [2]Does Iron Supplementation Improve Performance in Iron-Deficient Nonanemic Athletes. Ngày truy cập: 12/2/2023.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29792778/
    .

Bên cạnh một thực đơn hợp lý, khoa học thì người thiếu máu đừng quên bổ sung sắt mỗi ngày. Sắt sinh học Ferrolip là lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân thiếu máu hiện nay nhờ có ưu điểm vượt trội:

Sắt sinh học Ferrolip là lựa chọn hàng đầu cho người thiếu máu
Sắt sinh học Ferrolip là lựa chọn hàng đầu cho người thiếu máu
  • Sắt được bọc trong lớp màng liposome – hệ bảo vệ và vận chuyển sắt đúng vào vị trí hấp thu. Điều này giúp sắt Ferrolip hấp thu gấp 4,7 lần so với sắt hữu cơ truyền thống.Hàm lượng sắt cao, đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chính nhờ màng liposome ngăn sắt tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hệ tiêu hoá nên không gây tình trạng kích ứng.
  • Dạng bột buccal tan trực tiếp trong miệng, không cần nước khi sử dụng, rất tiện lợi cho mọi đối tượng.
  • Vị chanh thơm ngon, thanh mát che dấu vị dư vị kim loại đặc trưng của sắt.
  • Không gây táo bón, nóng người, khó chịu ở dạ dày.
  • Hàm lượng sắt cao, đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu đảm bảo cải thiện tình trạng hiệu quả nhanh chóng. Nếu muốn biết thêm các thông tin về bệnh thiếu máu và được tư vấn về tình trạng này, bạn hãy truy cập website https://ferrolip.vn/ hoặc liên hệ theo hotline 1900 636 985 để được tư vấn nhé.

References

References
1 Nutrition-specific interventions for preventing and controlling anaemia throughout the life cycle: an overview of systematic reviews. Ngày truy cập 12/2/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34564844/
2 Does Iron Supplementation Improve Performance in Iron-Deficient Nonanemic Athletes. Ngày truy cập: 12/2/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29792778/

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫