Xét nghiệm tiền sản giật giúp mẹ bầu giám sát cũng như phát hiện những nguy cơ thai kỳ nghiêm trọng. Từ đó các bác sĩ sẽ có can thiệp kịp thời để đảm bảo mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh. Vì thế rất nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu chi phí xét nghiệm tiền sản giật hết bao nhiêu tiền? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề này.
Vì sao nên làm xét nghiệm tiền sản giật?
Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khoảng 5- 8% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới. Đây là tình trạng tăng huyết áp kèm theo protein niệu xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Tiền sản giật không chỉ gây ra các vấn đề cấp tính trong thai kỳ mà còn để lại hậu quả lâu dài:
- Hậu quả cấp tính: Tiền sản giật có thể dẫn đến sinh non, gây suy giảm chức năng gan, thận. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
- Hậu quả lâu dài: Phụ nữ từng bị tiền sản giật có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ trong tương lai. Ngoài ra, em bé cũng dễ bị sinh non, thiếu cân, chậm phát triển hoặc lâu dài có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp [1]Preeclampsia. Ngày truy cập: 27/12/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia.
Vì vậy, việc xét nghiệm tiền sản giật giúp phát hiện sớm nguy cơ, từ đó áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời:
- Theo dõi y tế chặt chẽ: Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, đảm bảo phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng aspirin liều thấp để giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật.
- Lập kế hoạch sinh: Nếu phát hiện nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm và phương pháp sinh phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Xét nghiệm tiền sản giật hết bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm tiền sản giật có thể khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau như:
- Quy mô cơ sở y tế.
- Loại xét nghiệm.
- Khu vực.
- Môi trường và dịch vụ.
- Máy móc thiết bị dùng trong xét nghiệm.
Hiện nay, đa phần các chi phí xét nghiệm tiền sản giật tại các cơ sở dao động từ 500.000 – 2.000.000 VNĐ. Lưu ý chi phí có thể thay đổi tùy thuộc theo gói dịch vụ và chính sách của từng cơ sở y tế. Do đó, bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện hoặc phòng khám để có thông tin chính xác nhất.
Ngoài ra, một số loại xét nghiệm phổ biến liên quan đến tiền sản giật như:
- Xét nghiệm máu, đo nồng độ PIGF: Khoảng 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ.
- Xét nghiệm nước tiểu: Khoảng 500.000 – 1.000.000 VNĐ.
- Siêu âm thai và kiểm tra sức khỏe thai nhi: Khoảng 800.000 – 1.500.000 VNĐ.
Thời điểm cần làm xét nghiệm tiền sản giật
Việc xác định thời điểm phù hợp để thực hiện xét nghiệm tiền sản giật rất quan trọng. Bởi nó giúp đảm bảo tối đa trong việc phát hiện và phòng ngừa nguy cơ sinh nở sau này.
Theo khuyến cáo, thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm tiền sản giật là từ tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ. Trong giai đoạn này, các xét nghiệm như đo nồng độ PLGF (Placental Growth Factor) và siêu âm Doppler động mạch tử cung được thực hiện để đánh giá nguy cơ tiền sản giật.
Ngoài thời điểm khuyến cáo, nếu thai phụ xuất hiện các dấu hiệu sau, cần thực hiện xét nghiệm tiền sản giật ngày: [2]Preeclampsia. Ngày truy cập: 27/12/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745
- Huyết áp tăng đột ngột: Huyết áp cao, đặc biệt trên 140/90mmHg, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
- Tiểu ít: Lượng nước tiểu giảm đáng kể, có thể do suy giảm chức năng thận.
- Vấn đề về thận: Các triệu chứng như protein niệu (protein trong nước tiểu) cho thấy thận đang gặp vấn đề.
- Buồn nôn và nôn mửa: Mặc dù buồn nôn là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, nhưng nếu xuất hiện muộn và kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì mẹ nên kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
- Đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt: Đây cũng là những dấu hiệu liên quan đến tăng huyết áp nên cần hết sức chú ý.
- Đau vùng thượng vị hoặc dưới xương sườn phải: Có thể liên quan đến gan, một cơ quan bị ảnh hưởng trong tiền sản giật.
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Top 4 địa chỉ làm xét nghiệm tiền sản giật uy tín
Hiện nay, nhiều cơ sở bệnh viện, phòng khám đều có xét nghiệm tiền sản giật. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín mẹ có thể tham khảo:
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Bệnh viện có địa chỉ tại số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây, giá xét nghiệm thường nằm trong khoảng 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giàu kinh nghiệm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nên bệnh viện là lựa chọn của rất nhiều mẹ bầu. Nhưng vì là bệnh viện tư nhân nên chi phí tại đây khá cao so với mặt bằng chung.
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Là tên tuổi có tiếng trong ngành Sản phụ khoa, bệnh viện nằm tại 929 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội. Với xét nghiệm tiền sản giật, chi phí thường dao động 800.000 – 1.500.000 VNĐ. Đây được coi là bệnh viện Sản phụ khoa top đầu, với mức giá cả hợp lý. Nhưng cũng vì số lượng bệnh nhân đông đúc nên đôi khi các mẹ phải chờ đợi lâu hơn chút.
- Bệnh viện Medlatec: Bệnh viện nằm tại 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. Giá xét nghiệm tiền sản giật khoảng 1.200.000 – 2.500.000 VNĐ. Bệnh viện đầu tư rất mạnh mẽ vào hệ thống trang thiết bị cũng như dịch vụ chăm sóc rất tận tình. Bệnh viện cũng triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nên thuận tiện với nhiều mẹ bầu.
- Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc: Thu Cúc là chuỗi bệnh viện tư nhân có nhiều cơ sở tại Hà Nội. Ví dụ như số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ hoặc 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy,… Thông thường, chi phí xét nghiệm tiền sản giật thường khoảng 1.200.000 – 2.500.000 VNĐ. Ưu điểm tại Thu Cúc là không gian thoải mái, dịch vụ chăm sóc tận tình. Đồng nghĩa với đó là giá xét nghiệm cũng sẽ hơi cao so với bệnh viện công. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn bình thường.
Một số câu hỏi khi làm xét nghiệm tiền sản giật
Xét nghiệm tiền sản giật có thể đối với một số mẹ còn nhiều bỡ ngỡ. Do đó để giải đáp thắc mắc cho mẹ, Ferrolip đã tổng hợp một số câu hỏi, băn khoăn của mẹ để giúp mẹ hiểu sâu hơn về tiền sản giật.
Làm xét nghiệm tiền sản giật cần lưu ý những gì?
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và xây dựng kế hoạch chăm sóc thai kỳ hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý:
- Tuân thủ khám thai định kỳ: Khám thai thường xuyên giúp bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ khi nguy cơ tiền sản giật bắt đầu xuất hiện. Điều này cũng giúp phát hiện sớm những bất thường, nếu có.
- Tự theo dõi huyết áp và cân nặng: Đo huyết áp định kỳ tại nhà để phát hiện các dấu hiệu tăng huyết áp bất thường, giúp phòng ngừa hiệu quả tiền sản giật thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên theo dõi cân nặng hàng tuần, vì việc cân nặng tăng đột ngột cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
- Cảnh giác với các triệu chứng bất thường: Đau đầu dai dẳng, thị lực mờ, đau bụng dữ dội hoặc khó thở. Khi gặp một trong những triệu chứng trên đây, mẹ hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế.
- Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ nên hạn chế thực phẩm nhiều muối, đồ ăn nhanh hoặc thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ để giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng.
Có những loại xét nghiệm tiền sản giật nào?
Khi nghi ngờ hoặc cần kiểm tra nguy cơ tiền sản giật, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều loại xét nghiệm sau đây: [3]A list of preeclampsia labs and what the results mean. Ngày truy cập: 27/12/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/preeclampsia-labs
- Xét nghiệm máu đo nồng độ PIGF: Đây là xét nghiệm phổ biến giúp xác định mức độ tiền sản giật bằng cách đo nồng độ protein liên quan đến sự phát triển của nhau thai.
- Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích protein niệu (protein trong nước tiểu) là một chỉ số cho biết sự xuất hiện của protein, từ đó đánh giá liệu thận có đang gặp vấn đề hay không.
- Siêu âm thai: Đo lượng nước ối, kiểm tra chức năng nhau thai và theo dõi sự phát triển của em bé đều là đánh giá quan trọng thông qua siêu âm. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ tiền sản giật một cách tổng thể và có biện pháp xử lý sớm nhất.
- Đo huyết áp và kiểm tra sức khỏe thai nhi: Đây là hai xét nghiệm quan trọng để phát hiện những bất thường chớm lúc ban đầu. Vì vậy việc đưa ra giải pháp và khắc phục cũng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Như vậy, thông qua bài viết trên đây, mẹ chắc hẳn đã biết được xét nghiệm tiền sản giật hết bao nhiêu tiền và có những loại xét nghiệm nào. Nếu mẹ cần sự hỗ trợ chi tiết hơn của chuyên gia, có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!
References
↑1 | Preeclampsia. Ngày truy cập: 27/12/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia |
---|---|
↑2 | Preeclampsia. Ngày truy cập: 27/12/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745 |
↑3 | A list of preeclampsia labs and what the results mean. Ngày truy cập: 27/12/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/preeclampsia-labs |