Sắt là khoáng chất quan trọng cần bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, nếu sử dụng với liều lượng không thích hợp hoặc lạm dụng trong thời gian dài sẽ để lại nhiều tác dụng phụ. Nếu không được kiểm soát sớm sẽ để lại nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy trường hợp uống sắt nhiều có sao không? Các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Uống sắt nhiều có sao không?
Chất sắt tuy cần thiết với cơ thể nhưng khi sử dụng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng dư thừa hoặc quá tải sắt. Tức là hàm lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cần thiết. Tình trạng này để lại nhiều tổn thương cho cơ thể.
Biểu hiện các tác dụng phụ
Sắt là vi khoáng khó hấp thu. Khi sử dụng sắt quá liều hoặc sắt khó hấp thu, lượng sắt tồn dư trên đường tiêu hóa tích tụ khiến bạn gặp phải các triệu chứng như [1]Iron Supplementation. Ngày truy cập: 21/12/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557376/#:~:text=The%20most%20common%20side%20effects,to%20green%20or%20’tarry%20black.:
- Táo bón: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thừa sắt. Táo bón chỉ kéo dài vài giờ nhưng cũng có thể dai dẳng và ngày càng nặng hơn. Trường hợp này bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có cách xử lý sớm.
- Kích thích tiêu hóa: Bạn sẽ cảm thấy vùng bụng co thắt liên tục kèm theo các cơn đau âm ỉ đến dữ dội. Nếu bạn có dạ dày nhạy cảm hoặc đang bị viêm loét dạ dày thì càng dễ gặp triệu chứng này hơn.
- Buồn nôn và nôn: Tỷ lệ nôn trớ ở mẹ bầu ốm nghén thường cao hơn so với đối tượng khác. Đặc biệt với mẹ sử dụng sắt nước có vị tanh kim loại khó chịu.
- Phân hoặc nước tiểu có màu sẫm: Khi thừa sắt, bạn có thể thấy tính chất của phân bị thay đổi. Theo đó phân sẫm màu hơn, chuyển thành màu xanh đen hoặc màu đen, đồng thời nước tiểu sẫm màu hơn. Lúc này bạn không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ hết ngay khi bạn dừng thuốc sắt.
Nguy cơ tổn thương các cơ quan
Nhiều cơ quan có nguy cơ bị tổn thương nếu sử dụng thừa sắt:
- Gan: Sắt dư thừa tạo áp lực lên gan, làm tăng quá trình oxy hóa mô gan, tạo sẹo gan. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan hoặc suy gan.
- Tim: Sắt dư thừa có thể khiến việc bơm máu đến tim hoặc quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể gặp trục trặc. Hậu quả là suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc tim đập không ổn định,…
- Xương khớp: Sắt lắng đọng trong cơ thể một thời gian dài có thể bị chuyển đến các khớp xương và gây viêm nhiễm tại đây.
- Da: Nếu hàm lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cho phép dễ khiến sản sinh nhiều hắc tố da, khiến da sạm lại.
- Buồng trứng: Lượng sắt dư thừa dễ làm rối loạn hoạt động của buồng trứng và gây nhiều bệnh lý liên quan đến sinh sản.
Tiềm ẩn các bệnh lý
Khi các cơ quan bị tổn thương, tỷ lệ mắc phải hàng loạt bệnh lý có nguy cơ gia tăng. Bạn có bị suy gan, suy tim, viêm khớp, rối loạn kinh nguyệt, trứng không rụng. Ngoài ra, đái tháo đường, viêm nhiễm mạn tính do vi khuẩn xâm nhập, các hội chứng thần kinh (Parkinson, ADHD, Alzheimer,…) cũng có thể là hệ quả của uống quá nhiều sắt.
Ngộ độc sắt
Ngộ độc sắt xảy ra khi bạn bổ sung quá liều giới hạn được cho phép. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu khi sử dụng sắt. Người ngộ độc sắt ban đầu thường buồn nôn, đau bụng, thậm chí nôn ra máu. Sau đó các biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra như huyết áp thấp, sốt, da xám xanh, co giật, khó thở,… [2]Iron Poisoning. Ngày truy cập: 21/12/2023.
https://www.healthline.com/health/iron-poisoning
Nếu nghi ngờ ngộ độc sắt, bạn cần gọi ngay cấp cứu hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị.
Uống sắt bao nhiêu là nhiều?
Với mỗi đối tượng khác nhau, mỗi ngày cơ thể lại mất một lượng sắt khác nhau, tùy lượng tế bào chết, chất thải qua phân và nước tiểu, thời kỳ hành kinh, phẫu thuật,… Do đó hàm lượng để bù đắp lại liều lượng đã mất cũng khác nhau.
Dưới đây là lượng sắt bổ sung hàng ngày tham khảo theo từng độ tuổi và giới tính:
Nhóm đối tượng | Nhu cầu sắt hàng ngày | |
Em bé | 6 tháng – 1 tuổi | 11mg |
Trẻ nhỏ | 1 – 3 tuổi | 7mg |
4 – 9 tuổi | 10mg | |
Con gái | 10 -12 tuổi | 10 – 15mg |
12 – 18 tuổi | 15mg | |
Con trai | 10 – 15 tuổi | 10mg |
16 – 18 tuổi | 12mg | |
Phụ nữ | 19 – 50 tuổi | 18mg |
> 50 tuổi | 10mg | |
Đàn ông | > 19 tuổi | 10mg |
Phụ nữ có thai và cho con bú | 30 – 60mg |
Hướng dẫn xử trí khi uống nhiều sắt
Nguyên tắc chung là ngay khi xuất hiện các triệu chứng quá liều bạn cần tạm ngưng uống sắt đồng thời báo với chuyên gia hoặc bác sĩ để hỏi ý kiến xử lý.
Thông thường, nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu của việc thừa sắt khi vừa mới uống như nóng trong, táo bón, phân đen, buồn nôn,… thì cần ngừng sử dụng và quan sát. Nếu các triệu chứng dư thừa sắt cũng ngừng thì bạn nên đổi sang loại sắt khác với hàm lượng sắt nhỏ hơn.
Trường hợp bạn đã sử dụng liều cao trong thời gian dài thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra và thực hiện xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này sẽ cho bạn thấy lượng chất sắt trong máu có nhiều hơn giới hạn cho phép hay không. Nếu cao hơn, bác sĩ có thể tư vấn điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật mở tĩnh mạch, lấy máu đồng thời hướng dẫn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Hướng dẫn bổ sung sắt đúng chuẩn
Uống sắt quá nhiều có thể gây dư thừa, ngộ độc và tổn hại các cơ quan. Nhưng nếu bổ sung không đủ sắt, tỷ lệ thiếu máu, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, sức đề kháng suy giảm, viêm nhiễm,… cũng tăng cao. Do đó bạn cần hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ để biết mình đang thuộc nhóm đối tượng nào và nên bổ sung sắt với liều lượng bao nhiêu là phù hợp.
Cơ thể chuyển hóa sắt tốt hơn khi uống lúc đói vì tránh được tương tác với thức ăn. Vì vậy thời điểm dùng sắt lý tưởng trong ngày là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 – 2 tiếng. Bạn có thể dùng thêm hoa quả hoặc thực phẩm bổ sung vitamin C để tối ưu khả năng hấp thu sắt [3]Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Ngày truy cập: … Continue reading.
Với người trưởng thành, lộ trình sử dụng sắt là uống 3 tháng nghỉ 1 – 2 tháng mới dùng tiếp. Trường hợp người mắc bệnh lý thiếu sắt cần bổ sung hàng ngày và xuyên suốt từ 3 – 6 tháng, tùy tình trạng sức khỏe. Riêng với bà bầu, chuyên gia khuyến cáo nên uống sắt từ khi có ý định mang thai, sau đó dùng tiếp trong xuyên suốt thai kỳ và đến ít nhất 6 tháng sau sinh.
Đồng thời để sử dụng sắt hiệu quả, bạn cần chọn dòng sắt có khả năng hấp thu cao, phân liều vừa phải, hương vị thơm ngon, dạng dùng tiện lợi. Sắt sinh học Ferrolip là một trong những sản phẩm đáp ứng được những tiêu chí trên. Với công nghệ bao màng liposome, sản phẩm sở hữu những đặc tính nổi trội như:
- Khả năng hấp thu tốt: Độ hấp thu của sắt Ferrolip cao hơn sắt hữu cơ truyền thống 4,7 lần.
- Ít tác dụng phụ: Sắt Ferrolip không có vị tanh kim loại. Sản phẩm cũng được bổ sung thêm hương chanh chua ngọt, đạt tiêu chuẩn Hương vị cao cấp của Viện thẩm định hương vị Quốc tế.
- Dạng bào chế tiện lợi: Với dạng bột buccal, bạn uống bột sắt không cần nước mà chỉ cần đổ trực tiếp phần bột vào miệng. Vì vậy bạn có thể mang gói sắt và dùng mọi nơi.
- Liều lượng phù hợp: Mỗi gói sắt 30mg thích hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng như bà bầu, mẹ sau sinh, người đang bị thiếu sắt,…
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn có câu trả lời cho việc “Uống sắt nhiều có sao không?”. Để biết thêm nhiều thông tin về chất sắt, bạn có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 nhé!
References
↑1 | Iron Supplementation. Ngày truy cập: 21/12/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557376/#:~:text=The%20most%20common%20side%20effects,to%20green%20or%20’tarry%20black. |
---|---|
↑2 | Iron Poisoning. Ngày truy cập: 21/12/2023. https://www.healthline.com/health/iron-poisoning |
↑3 | Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Ngày truy cập: 21/12/2023. https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148#:~:text=Iron%20is%20best%20absorbed%20when,food%20or%20immediately%20after%20meals. |