Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung sắt hàng ngày trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên bổ sung sắt không đúng cách dễ gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là nóng trong, táo bón. Nếu mẹ cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo ngay những lưu ý dưới đây để biết bầu uống sắt nào không bị nóng và cách bổ sung sắt an toàn, hiệu quả nhất.
6 lý do uống sắt bị nóng trong
Sắt là dưỡng chất cần bổ sung nhiều nhất trong quá trình mang thai nhưng cũng dễ gây táo bón cho mẹ bầu. Nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong, táo bón khi uống sắt là do:
- Mẹ bầu có cơ địa nóng trong hoặc bị dị ứng với các thành phần trong viên sắt sẽ làm tăng nguy cơ nóng trong, táo bón và rối loạn tiêu hoá khi uống sắt.
- Uống sắt quá nhiều cũng có thể gây nóng, táo bón. Khả năng hấp thu sắt của cơ thể rất hạn chế. Nếu bổ sung quá nhiều sắt sẽ khiến sắt không được hấp thu hết, lắng đọng tại thận và đường tiêu hoá từ đó tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ khó chịu.
- Bổ sung sắt không đúng cách: Uống sắt sai thời điểm hoặc uống sắt cùng các chất làm giảm hấp thu như canxi, chất xơ,… Điều này sẽ làm giảm lượng sắt hấp thu, tăng lượng sắt dư thừa lắng đọng trong cơ thể từ đó gây nóng trong, rối loạn tiêu hoá.
- Chế độ ăn bổ sung ít chất xơ khi mang thai khiến phân khô, cứng, giảm nhu động ruột và khó đẩy phân ra ngoài, do đó dễ gây khó tiêu, táo bón cho mẹ bầu.
- Mẹ bầu uống ít nước, không những không tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá và dễ gây nóng trong, táo bón.
- Lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt bầu không đúng cách: Đây là nguyên nhân chính gây ra các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình bổ sung sắt. Các sản phẩm sắt dạng vô cơ thường rất khó hấp thu, lại có hàm lượng cao. Điều này không những làm giảm hiệu quả sử dụng, bổ sung thiếu sắt và tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ khó chịu.
Uống sắt nào không bị nóng?
Sản phẩm sắt mẹ bổ sung hàng ngày có vai trò quyết định đến hiệu quả, độ an toàn đối với sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu uống sắt nào không bị nóng? Mẹ bầu cần lưu ý một số tiêu chí khi lựa chọn:
Dòng sắt hấp thu cao
Đa số nguyên nhân gây nóng trong khi bổ sung sắt là do lựa chọn loại sắt không phù hợp, khả năng hấp thu kém. Khi không được hấp thu hoàn toàn, sắt dư thừa sẽ bị bài tiết ra ngoài chủ yếu qua đường tiêu hoá, dễ làm phân cứng, vón cục và gây ra tình trạng nóng trong, táo bón ở mẹ bầu [1]Ileus Due to Iron Pills: A Case Report and Literature Report on the Importance of Stool Softeners. Truy cập 19/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7331903/.
Do đó, tiêu chí quan trọng nhất mẹ bầu cần lưu ý là lựa chọn các sản phẩm sắt hấp thu cao, thân thiện với cơ thể. Trên thị trường hiện nay có 2 loại phổ biến là sắt hữu cơ và sắt vô cơ. So với sắt vô cơ thì sắt hữu cơ cho khả năng hấp thu tốt hơn, bổ sung sắt hiệu quả và giảm các tác dụng phụ khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng gặp tác dụng phụ vẫn gặp ở nhiều mẹ bầu.
Đặc biệt, sắt (III) Pyrophosphate bào chế theo công nghệ liposome cho khả năng hấp thu gấp 4,7 lần so với sắt hữu cơ truyền thống. Từ đó nâng cao hiệu quả bổ sung sắt và an toàn hơn cho mẹ bầu.
Uống sắt có hàm lượng đáp ứng đúng nhu cầu
Khả năng hấp thu sắt của cơ thể là rất hạn chế. Do đó, sản phẩm sắt bầu cần bổ sung hàm lượng phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của mẹ bầu mà không quá nhiều gây dư thừa, khó hấp thu, nóng trong và táo bón.
Theo khuyến cáo từ WHO, mẹ bầu nên bổ sung 30 – 60mg sắt mỗi ngày từ 3 tháng trước khi mang thai, duy trì trong thai kỳ và 3 tháng sau sinh để có sức khoẻ tốt nhất [2]Antenatal iron supplementation. Truy cập 22/10/2023.
https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation.
Uống sắt sinh học Ferrolip – hấp thu cao, không lo nóng trong táo bón
Nếu mẹ bầu vẫn chưa biết uống sắt nào không bị nóng trong và hấp thu tốt nhất, hãy thử ngay sắt sinh học Ferrolip. Điểm khác biệt lớn nhất của sắt bầu Ferrolip với các sản phẩm khác trên thị trường đó chính là thành phần sắt sinh học – sắt (III) Pyrophosphate được bào chế theo công nghệ vi nang liposome. Công nghệ này giúp các phân tử sắt được bảo vệ tối đa khỏi tương tác của các dưỡng chất khác và dịch vị dạ dày. Sắt liposome dễ dàng đến được ruột non và hấp thu vào trong cơ thể.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sắt Ferrolip cho khả năng hấp thu cao gấp 4,7 lần so với sắt hữu cơ truyền thống và cao hơn rất nhiều lần so với các dạng sắt vô cơ. Chính nhờ đặc điểm này, sắt Ferrolip giảm hiệu quả tình trạng nóng trong, táo bón khi sử dụng và đem lại hiệu quả cao, an toàn cho mẹ bầu.
Sản phẩm được bào chế dưới dạng bột buccal có thể dễ dàng tan ngay trong miệng mà không cần nước, hương chanh thơm mát nên rất phù hợp cho các mẹ bầu và mẹ sau sinh.
Sắt Ferrolip được sản xuất bởi công ty U.G.A Nutraceuticals – Italy và được phân phối độc quyền bởi công ty Dược Hunmed. Mẹ bầu có thể xem thêm thông tin sản phẩm và mua hàng TẠI ĐÂY.
Hướng dẫn bổ sung sắt hạn chế tác dụng phụ
Bên cạnh các bí quyết lựa chọn sắt cho bà bầu, trong quá trình bổ sung sắt mẹ bầu cũng cần lưu ý:
- Thời điểm bổ sung sắt tốt nhất: Buổi sáng và buổi trưa, khi dạ dày rỗng. Do đó mẹ bầu nên uống sắt trước hoặc sau khi ăn sáng, ăn trưa từ 1 – 2 giờ [3]Drugs and Supplements Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Truy cập … Continue reading. Tuy nhiên, khi mẹ có hệ tiêu hoá dễ bị mẫn cảm nên uống sắt sau ăn. Ferrolip sẽ là một lựa chọn tốt nhất bởi mẹ có thể uống ngay sau ăn mà không bị ảnh hưởng tới khả năng hấp thu
- Hàm lượng sắt bổ sung cho mẹ bầu là 30 – 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày. Nên bổ sung đúng và đủ lượng sắt cần thiết, tránh uống quá nhiều sắt, vừa giảm hiệu quả vừa dễ bị nóng trong, táo bón.
- Sắt sẽ hấp thu tốt nhất khi uống cùng với nhiều nước hoặc các loại nước có chứa nhiều vitamin C: Nước cam, nước ép bưởi, ổi, táo,… Vitamin C có trong thực phẩm sẽ hỗ trợ hấp thu sắt hiệu quả hơn.
- Nên bổ sung sắt riêng, không nên uống cùng canxi. Theo các chuyên gia, canxi khi bổ sung sẽ ức chế sự hấp thu sắt của cơ thể nên dễ gây ra tình trạng nóng trong, táo bón.
Bà bầu uống sắt nào không bị nóng trong, táo bón? Hy vọng các thông tin trong bài viết giúp mẹ có thể lựa chọn sản phẩm sắt bầu phù hợp, an toàn và tốt nhất. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai, sau sinh, hãy vui lòng liên hệ hotline 1900 636 985 để được giải đáp nhanh chóng từ các chuyên gia của Ferrolip.
References
↑1 | Ileus Due to Iron Pills: A Case Report and Literature Report on the Importance of Stool Softeners. Truy cập 19/10/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7331903/ |
---|---|
↑2 | Antenatal iron supplementation. Truy cập 22/10/2023. https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation |
↑3 | Drugs and Supplements Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Truy cập 24/10/2023. https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148# |