Sản dịch là một hiện tượng bình thường xảy ra sau sinh, giúp cơ thể người mẹ loại bỏ các phần tử còn sót lại từ quá trình mang thai và sinh con. Tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn thắc mắc tư thế nằm để sản dịch ra nhanh và an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp chi tiết từ cách nằm đúng, đến chế độ chăm sóc cơ thể phù hợp.
Sản dịch khi nào thì hết?
Sản dịch là chất dịch thoát ra từ âm đạo của người phụ nữ sau sinh, bao gồm máu, niêm mạc tử cung bong tróc và các tế bào còn sót lại. Đây là cách cơ thể làm sạch tử cung và giúp hồi phục khi mang thai [1]Lochia. Ngày truy cập: 25/11/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/22485-lochia.
Hiện tượng sản dịch xảy ra ở cả mẹ sinh thường và sinh mổ. Trong những ngày đầu sau sinh, sản dịch thường có màu đỏ tươi do chứa nhiều màu. Sau khoảng một tuần, màu sắc dần nhạt hơn, chuyển sang màu hồng, vàng nhạt hoặc trắng, phản ánh quá trình hồi phục của mẹ bỉm.
Thông thường, sản dịch kéo dài trung bình từ 4 – 6 tuần, nhưng thời gian này có thể khác nhau tùy từng người. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian này bao gồm:
- Cách sinh con: Với mẹ sinh thường thì sản dịch ra nhanh hơn với mẹ áp dụng phương pháp sinh mổ.
- Tình trạng sức khỏe: Những mẹ có tử cung co bóp đàn hồi tốt thì sẽ giảm sản dịch nhanh hơn.
- Chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc: Cách mẹ bỉm chăm sóc cơ thể sau sinh nở cũng ảnh hưởng, thậm chí quyết định đến việc sản dịch ra nhanh hay lâu.
Trường hợp sản dịch kéo dài hơn 6 tuần hoặc có những biểu hiện bất thường, mẹ cần đi khám để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc ứ sản dịch.
.
Tư thế nằm để sản dịch ra nhanh
Tư thế nằm đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh sản dịch và hỗ trợ tử cung co hồi. Dưới đây là một số tư thế gợi ý cho mẹ:
- Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa với chân cao: Mẹ có thể đặt một chiếc gối dưới chân khi nằm ngửa. Tư thế này không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu mà còn hỗ trợ tử cung co bóp hiệu quả hơn, vì thế đặc biệt hữu ích với mẹ sinh thường.
- Nằm sấp: Đây là tư thế lý tưởng để thúc đẩy sản dịch ra ngoài. Mẹ nên đặt một chiếc gối nhỏ dưới bụng, giúp tạo áp lực nhẹ nhàng lên tử cung, đẩy sản dịch ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thay đổi tư thế thường xuyên: Mẹ sau sinh cũng không nên nằm một chỗ quá lâu. Việc thay đổi tư thế giúp giảm nguy cơ ứ đọng sản dịch trong tử cung.
Những tư thế này sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến tử cung được thuận lợi hơn. Từ đó tử cung bị kích thích tăng co bóp và đẩy nhanh sản dịch ra ngoài hơn.
Sản dịch như thế nào là bất thường?
Với từng giai đoạn khác nhau, trạng thái của sản dịch cũng khác nhau: [2]Postpartum Bleeding (Lochia): What’s Normal and What’s Not? Ngày truy cập: 25/11/2024.
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/postpartum-bleeding.aspx
- Trong khoảng 4 ngày đầu sau sinh, sản dịch thường có màu đỏ. Đây là phần niêm mạc tử cung bị hoại tử và đang loại bỏ dần khỏi tử cung.
- Từ ngày 4 đến ngày 9, sản dịch thường có màu hồng và hơi sệt sệt. Nguyên nhân có trạng thái này là do sản dịch chứa chất nhầy và máu nhưng chất nhầy chiếm ưu thế hơn.
- Từ ngày thứ 10 sau sinh, màu sắc sản dịch thường là màu nâu, xen lẫn một ít cục máu đông. Lúc này mẹ sau sinh không cần phải quá lo lắng do tử cung đang phục hồi khá tốt.
- Sau khoảng thời gian trên, số lượng sản dịch sẽ ít lại và chuyển dần sang màu trắng, gồm các tế bào biểu bì, bạch cầu hoặc các phần tế bào bị hoại tử khác. Chỉ một thời gian ngắn nữa thì sản dịch sẽ ít dần và hết hẳn.
Thông thường, sản dịch được coi là bình thường nếu không có mùi hôi và tự giảm dần theo thời gian. Vậy làm sao biết bị ứ sản dịch? Trong một số trường hợp, vì lý do nào đó mà sản dịch có những dấu hiệu khác thường như: [3]What to Expect With Postpartum Bleeding (Lochia). Ngày truy cập: 25/11/2024.
https://www.verywellhealth.com/lochia-8715501
- Có mùi hôi: Nếu mẹ bỉm thấy dịch tiết ra có mùi hôi, kèm theo các cục máu đông hoặc bọt khí thì mẹ cần liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng và cần sự can thiệp y tế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Lượng máu quá nhiều: Thay vì lượng dịch ít dần, mẹ thấy ‘cô bé’ chảy máu rất nhiều như kỳ kinh và phải thường xuyên thay băng vệ sinh với tần suất khoảng 1 tiếng thì cũng là dấu hiệu nguy hiểm.
- Các triệu chứng bất thường đi kèm: Mẹ thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh. Đôi khi mẹ cũng có thể căng tức bụng dưới hoặc thậm chí sốt trên 28 độ C thì rất có mể mẹ đang bị bế sản dịch hoặc nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây nên tình trạng bất thường này thường do tử cung không co bóp được sau sinh khiến thai bị sót hoặc âm đạo bị rách, nhiễm trùng tử cung, âm đạo,… Vì vậy mẹ tuyệt đối phải hết sức lưu ý và đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.
Cách chăm sóc cơ thể giúp sản dịch ra nhanh
Hiểu được những nguy hiểm của việc ứ sản dịch, các bác sĩ sản khoa có nhiều lời khuyên hữu ích để giúp cơ thể mẹ đẩy sản dịch ra nhanh hơn.
Ăn gì để đẩy sản dịch ra ngoài
Một chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng quá trình đào thải sản dịch ra khỏi tử cung. Một số loại thực phẩm chị em có thể tham khảo như:
- Vừng đen: Không chỉ thúc đẩy sản dịch, vừng đen còn phòng ngừa viêm tắc sữa sau sinh.
- Ăn cạnh hoặc uống nước rau ngót: Đây là một trong những phương pháp truyền thống được ông bà truyền tai nhau để đẩy sản dịch ra ngoài.
- Đậu đen, đậu đỏ rang: Vốn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ có thể rang đậu đen, đậu đỏ rồi nấu với nước để uống hàng ngày.
- Gừng: Gừng có khả năng kích thích tăng tuần hoàn máu đồng thời kích thích tử cung co bóp tốt hơn. Nhờ đó gừng có thể hỗ trợ đẩy sản dịch ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung đủ đạm, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe tổng thể. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng rất quan trọng để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Vệ sinh vùng kín
Vệ sinh vùng kín là yếu tố then chốt giúp mẹ sau sinh phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng đồng thời tạo sự thông thoáng để sản dịch dễ dàng thoát ra hơn. Trong đó mẹ nên nhớ kỹ:
- Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng từ 1 – 2 lần/ngày.
- Sử dụng băng vệ sinh loại mềm, không có hương liệu và thay băng thường xuyên khoảng 3 – 4 giờ/lần.
- Tránh thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
Hạn chế vận động mạnh
Trong vòng 6 tuần đầu sau sinh, mẹ bỉm nên tránh các hoạt động mạnh như chạy bộ, nâng vật nặng, bê vác. Việc này không chỉ giảm nguy cơ tổn thương tử cung đang hồi phục đồng thời tạo điều kiện để tử cung co hồi hiệu quả nhất có thể.
Thay vào đó, mẹ bỉm có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga. Với động tác nhẹ nhàng nhưng vẫn mang đến tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, đây là những bài tập được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyến khích hàng ngày cho mẹ.
Tư thế nằm để sản dịch ra nhanh, chế độ ăn uống và vệ sinh đúng cách là yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi của mẹ. Nếu mẹ cần thêm bất kỳ sự trợ giúp nào khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được tư vấn kỹ hơn nhé!
References
↑1 | Lochia. Ngày truy cập: 25/11/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/22485-lochia |
---|---|
↑2 | Postpartum Bleeding (Lochia): What’s Normal and What’s Not? Ngày truy cập: 25/11/2024. https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/postpartum-bleeding.aspx |
↑3 | What to Expect With Postpartum Bleeding (Lochia). Ngày truy cập: 25/11/2024. https://www.verywellhealth.com/lochia-8715501 |