tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm

Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? Giải pháp cho mẹ

20/07/2023 8085 lượt xem

Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi? Những lo lắng, thắc mắc luôn hiện hữu trong đầu của mẹ khi gặp tình trạng này. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để được Ferrolip giải đáp các thắc mắc nhé!

Tụ dịch màng nuôi là gì? Các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra

Tụ dịch màng nuôi hay còn gọi là xuất huyết dưới màng nuôi (IUH) là hiện tượng máu bị tụ lại ở màng nuôi (màng gắn tử cung của người mẹ với nhau thai của em bé) [1]Subchorionic Hematoma. Truy cập ngày 18/07/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23511-subchorionic-hematoma
.

Tụ dịch màng nuôi thường gặp trên siêu âm sản khoa thông thường, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tỷ lệ mắc IUH được báo cáo dao động từ 0,46% đến 39,5% [2]Symptoms of an Intrauterine Hematoma Associated with Pregnancy Complications: A Systematic Review. Truy cập ngày 18/07/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4219764/
.

Tụ dịch màng nuôi

Dấu hiệu tụ dịch màng nuôi

Triệu chứng phổ biến nhất của tụ dịch màng nuôi là chảy máu âm đạo trong nửa đầu của thai kỳ. Chảy máu có thể từ mức độ nặng với cục máu đông đến xuất hiện các đốm nhẹ. Một số triệu chứng có thể đi kèm như chuột rút vùng chậu, đau thắt lưng, đau bụng âm ỉ, tiết dịch âm đạo bất thường. Tuy nhiên, trên thực tế thì có nhiều trường hợp bà mẹ mang thai bị tụ dịch màng nuôi không có biểu hiện chảy máu âm đạo và khối máu tụ chỉ được phát hiện khi siêu âm định kỳ [3]Subchorionic Hematoma. Truy cập ngày 18/07/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23511-subchorionic-hematoma
.

Một khối máu tụ dưới màng đệm (H), được phát hiện vào tuần thứ 13 của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài bên dưới mép (mũi tên) của nhau thai (P)
Một khối máu tụ dưới màng đệm (H), được phát hiện vào tuần thứ 13 của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài bên dưới mép (mũi tên) của nhau thai (P)

Nguyên nhân gây tụ dịch màng nuôi

Nguyên nhân gây tụ dịch màng nuôi hiện nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Một số chuyên gia cho rằng tụ dịch màng nuôi xảy ra do trứng và tử cung bị tách ra ở giai đoạn đầu mang thai, thường gặp ở phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy tụ dịch màng nuôi xảy ra do buồng trứng sản xuất thiếu hormon nội tiết tố nữ estrogen và progesterone.

Bên cạnh đó, một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tụ dịch màng nuôi khi mang thai đó là:

  • Dị dạng tử cung.
  • Người mẹ có tiền sử sảy thai liên tiếp.
  • Người mẹ có tiền sử nhiễm trùng vùng chậu.
  • Tổn thương ở màng nuôi, người mẹ có tiền sử tổn thương ở tử cung.
  • Tiền sản giật khởi phát sớm, một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng được biểu hiện bởi tình trạng huyết áp cao và suy nội tạng.
  • Người mẹ bị cao huyết áp.
  • Thai nhi được thụ tinh trong ống nghiệm.

Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm?

Tụ dịch màng nuôi có thể được phân chia thành 3 mức độ khác nhau như:

  • Mức độ tụ dịch nhẹ với kích thước vết tụ dịch nhỏ (0,5 – 5mm): Người mẹ có thể mệt mỏi, có biểu hiện như ốm nghén. Do đó nếu gặp phải tình trạng này thì các mẹ không nên chủ quan mà hãy trao đổi với bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Mức độ tụ dịch trung bình với kích thước vết tụ dịch cỡ vừa (5 – 12mm): Khi tình trạng tụ dịch đã phát triển tới mức độ này, người mẹ có thể gặp phải các biểu hiện như đau vùng thắt lưng, đau bụng âm ỉ, chảy máu âm đạo màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi.
  • Mức độ tụ dịch nặng với kích thước vết tụ dịch lớn (>12mm): Người mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện như ra máu cục ở âm đạo, đau bụng âm ỉ, tiết dịch âm đạo bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời thì túi thai có thể bị chèn ép và bị đẩy ra ngoài, dẫn tới tình trạng sảy thai.

Vậy tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? Với kích thước vết tụ dịch lớn hơn 12mm thì rất nguy hiểm đối với thai nhi. Các mẹ không nên chủ quan mà hãy thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Tụ dịch màng nuôi 27mm có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp tụ dịch màng nuôi không đáng lo ngại vì chúng thường có kích thước nhỏ và chỉ gây chảy máu nhẹ ở âm đạo. Tuy nhiên nếu vết tụ dịch lớn hoặc tình trạng tụ dịch màng nuôi đột nhiên xảy ra ở cuối thai kỳ thì có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Các mẹ hết sức thận trọng và thăm khám thường xuyên để điều trị sớm, đảm bảo sự an toàn cho thai nhi [4]Subchorionic Hematoma. Truy cập ngày 18/07/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23511-subchorionic-hematoma
.

Bị tụ dịch màng nuôi có chữa khỏi được không?

Tụ dịch màng nuôi với kích thước nhỏ dưới 5mm có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau 1 đến 2, 3 tuần. Thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh khi mẹ bị tụ dịch ở mức độ nhẹ. Nếu tụ dịch ở mức độ nặng hơn, các mẹ cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng có hại cho thai nhi.

Giải pháp điều trị tụ dịch màng nuôi

Việc điều trị tụ máu dưới màng đệm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian mang thai và kích thước khối máu tụ:

  • Trước 20 tuần tuổi thai: Người mẹ nên hạn chế đi lại hay mang vác vật nặng. Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân nhập viện tùy thuộc vào mức độ chảy máu, chuột rút hoặc co thắt xảy ra.
  • Sau 20 tuần tuổi thai: Nếu người mẹ xuất hiện tình trạng tụ dịch màng nuôi sau khi mang thai được 20 tuần, bác sĩ sẽ cảnh báo và hướng dẫn mẹ các dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Một số biện pháp điều trị thường được áp dụng đó là [5]What Is a Subchorionic Hematoma?. Truy cập ngày 18/07/2023.
https://www.webmd.com/baby/what-is-a-subchorionic-hematoma
:

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định dùng globulin miễn dịch chống D (Rh0(D)) cho những người thuộc nhóm máu RhD âm tính. Một số trường hợp có thể được uống hoặc tiêm các thuốc nội tiết tố để làm dày niêm mạc tử cung, giảm tổn thương tử cung; uống thuốc an thai, giảm co thắt tử cung để hạn chế tình trạng sảy thai có thể xảy ra.

Điều trị tụ dịch màng nuôi bằng cách uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Điều trị tụ dịch màng nuôi bằng cách uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Chế độ dinh dưỡng: Ăn gì và kiêng ăn gì?

Các mẹ nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu protein như đậu, cá hồi, khoai lang, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, bơ… Tuy nhiên cần tránh các thực phẩm tăng co bóp tử cung như rau ngót, rau răm, ngải cứu, quả dứa, đu đủ, quả đào, quả nhãn… để tránh nguy cơ sảy thai.

Nghỉ ngơi hợp lý

Dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Các mẹ không nên vận động mạnh hoặc mang vác vật nặng khi mang thai. Nên ưu tiên nghỉ ngơi để thai nhi phát triển khỏe mạnh và tránh quan hệ tình dục trong thời gian mang thai.

>>> Xem thêm: Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi – Tụ dịch bao lâu thì khỏi?

Nghỉ ngơi hợp lý giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị tụ dịch màng nuôi
Nghỉ ngơi hợp lý giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị tụ dịch màng nuôi

Mẹ bầu cần làm gì để tránh tụ dịch màng nuôi?

Tụ dịch màng nuôi thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu. Để tránh tình trạng tụ dịch màng nuôi, mẹ bầu cần:

  • Khám tiền sản để chuẩn bị một sức khỏe và tâm lý tốt trước khi mang thai
  • Tìm hiểu các thông tin về dấu hiệu mang thai, các tình trạng bệnh lý trong thai kỳ, phân biệt ra máu âm đạo bệnh lý và ra máu âm đạo thông thường.
  • Khám thai kịp thời
  • Sàng lọc dị tật thai nhi để có những can thiệp sớm.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh trong thai kỳ
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi “Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm”. Nếu bạn còn thắc mắc nào cần giải đáp về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập đến trang web https://ferrolip.vn/ để được tư vấn kịp thời.

References

References
1, 3, 4 Subchorionic Hematoma. Truy cập ngày 18/07/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/23511-subchorionic-hematoma
2 Symptoms of an Intrauterine Hematoma Associated with Pregnancy Complications: A Systematic Review. Truy cập ngày 18/07/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4219764/
5 What Is a Subchorionic Hematoma?. Truy cập ngày 18/07/2023.
https://www.webmd.com/baby/what-is-a-subchorionic-hematoma

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫