tụ dịch màng nuôi 27mm

Tụ dịch màng nuôi 27mm có chữa khỏi được không? Chuyên gia giải đáp

22/03/2023 6663 lượt xem

Tụ dịch màng nuôi là vấn đề thường gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuỳ thuộc vào mức độ tụ dịch mà tiên lượng và cách xử trí cũng khác nhau. Nhiều mẹ bị tụ dịch màng nuôi 27mm cũng khá lo lắng thai nhi bị ảnh hưởng. Vậy tụ dịch màng nuôi 27mm có nguy hiểm không? Mẹ cần điều trị như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Ferrolip.

Tụ dịch nuôi là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch dưới màng nuôi là tình trạng hình thành cục máu tại một khoảng ở giữa nhau thai với tử cung mẹ. Lớp máu này khiến cho túi thai bị tách một phần ra khỏi tử cung và ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Tình trạng này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ và có thể tự tiêu biến hết.

Nguyên nhân tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi khó có thể loại trừ từ trước. Các nguyên nhân phổ biến ở mẹ bầu gây tụ dịch là:

  • Mang thai khi trên 35 tuổi.
  • Cổ tử cung có các vấn đề bất thường, đã từng bị nhiễm trùng hoặc chấn thương.
  • Nội tiết tố rối loạn.
  • Từng bị sảy thai không rõ nguyên nhân.
  • Mang thai IVF.
  • Tiền sử cao huyết áp.
  • Stress hoặc lao động nặng, di chuyển nhiều khi mới mang thai,…
Giấy siêu âm tụ dịch màng nuôi
Giấy siêu âm tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi thường xảy ra ở một số mẹ bầu có các đặc điểm như:

  • Tử dung có hình dạng bất thường như tử cung hai sừng, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn,…
  • Tiền sử sảy thai nhiều lần liên tiếp
  • Từng bị nhiễm trùng hoặc chấn thương vùng chậu
  • Xuất hiện tiền sản giật trước tuần 22, huyết áp cao, phù nhiều
  • Những người mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

Dấu hiệu tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không đáng lo ngại. Do đó, mẹ hãy chú ý một số dấu hiệu tụ dịch màng nuôi [1]Subchorionic Hemorrhage (Hematoma) Imaging. Truy cập ngày 22/3/2023.
https://emedicine.medscape.com/article/404971-overview
:

  • Chảy máu âm đạo có thể kèm các cục máu đông.
  • Dịch âm đạo bất thường.
  • Chuột rút vùng chậu.
  • Xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn.

Bị tụ dịch màng nuôi 27mm có nguy hiểm không?

Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? Tụ dịch càng lớn, thai nhi càng đối diện với nhiều nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm sẽ căn cứ vào tỷ lệ kích thước khối máu tụ và túi thai. Tỷ lệ này càng lớn, thi nhi càng khó bám vào túi thai và tăng nguy cơ sảy thai:

  • Tỷ lệ dưới 10%: Nguy cơ là 5,8%.
  • Tỷ lệ từ 10 – 25%: Nguy cơ là 8,9%.
  • Tỷ lệ từ 25 – 50%: Nguy cơ là 10,8%.
  • Tỷ lệ lớn hơn 50%: Nguy cơ là 23,3%.

Đánh giá nguy cơ đối với thai nhi thông qua tỷ lệ tụ dịch sẽ chính xác hơn. Ngoài ra, có thể đánh giá nguy cơ đối với thai nhi thông qua sự phát triển của dịch tụ:

  • Giai đoạn 1: Tụ dịch có kích thước nhỏ (0,5 – 5mm).
  • Giai đoạn 2: Tụ dịch ở mức độ trung bình (5 – 12mm).
  • Giai đoạn 3: Tụ dịch có kích thước lớn (>12mm).

Vậy tụ dịch màng nuôi 27mm có nguy hiểm không? Tụ dịch 27mm cho thấy mức độ tụ dịch khá lớn. Lúc này, điểm tụ máu đã to dần ra và chiếm nhiều không gian trong túi thai. Điều này khiến tăng áp lực lên tử cung của mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp dinh dưỡng từ mẹ sang con. Bên cạnh đó, cơ thể mẹ còn kèm nhiều bất thường như đau bụng, ra máu cục, dịch âm đạo trong nhiều ngày. Túi thai còn có thể bị chèn ép và bị đẩy ra ngoài tử cung.

Như vậy, tụ dịch 27mm khá nguy hiểm. Nếu mẹ không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với cả 2 mẹ con.

Tụ dịch màng nuôi 27mm có chữa khỏi được không?

Thông thường, vết tụ dịch màng nuôi nếu điều trị kịp thời sẽ tự hết khi sang tháng thứ 4. Mức độ tụ dịch càng lớn thì điều trị sẽ càng khó và thời gian kéo dài hơn. Với mức độ tụ dịch 27mm, mẹ vẫn có thể chữa khỏi nhưng tỉ lệ không cao. Nhưng mẹ cũng đừng vội nản mà hãy tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Tụ dịch màng nuôi 27mm có chữa khỏi không?
Tụ dịch màng nuôi 27mm có chữa khỏi không?

Phương pháp điều trị tụ dịch màng nuôi 27mm

Tỷ lệ điều trị khỏi sẽ cao nếu mẹ tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tụ dịch và tuổi của thai nhi để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Với những trường hợp tụ dịch nhẹ, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi và thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học. Với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm, các thuốc nội tiết và giảm co cho mẹ bầu.

Ngoài ra, các loại thuốc ngăn ngừa hình thành dịch tụ cũng được chỉ định như Aspirin. Nhưng mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần nằm viện hoặc đi khám định kỳ cho đến khi cơ thể mẹ ổn định hơn.

Mức độ tụ dịch càng lớn, thai nhi càng nguy hiểm
Mức độ tụ dịch càng lớn, thai nhi càng nguy hiểm

Chế độ nghỉ ngơi

Khi mức độ tụ dịch 27mm, mẹ nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh xảy ra tình trạng bóc tách túi thai. Mẹ nên nằm nghỉ trên giường, hạn chế tối đa đi lại và làm việc. Mẹ hãy nhờ người nhà chăm sóc mình và ở nhà dưỡng thai cho đến khi tình trạng ổn định hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi hình thành và phát triển ổn định. Đồng thời, sức khoẻ của mẹ cũng tốt hơn để nhanh phục hồi. Các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu là sắt, acid folic, canxi, vitamin tổng hợp,…

Ngoài ra, mẹ cần tránh xa các thực phẩm không tốt cho sức khoẻ như: đồ ăn sống, thức ăn nhanh, đồ uống kích thích, thực phẩm gây co bóp tử cung (rau răm, đu đủ xanh, dứa, đào,…)…

Những lưu ý dành cho mẹ

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi, mẹ hãy lưu ý những điều sau để cơ thể nhanh hồi phục:

  • Tư thế nằm: Hãy nằm nghiêng sang bên trái để máu lưu thông được dễ dàng hơn. Đồng thời điều này giúp làm giảm bớt áp lực lên tử cung của mẹ.
  • Kiêng quan hệ: Cơ thể mẹ lúc này rất nhạy cảm và có thể bị sảy thai bất kỳ lúc nào. Quan hệ sẽ kích thích co bóp tử cung, khiến mẹ bị mất sức và ảnh hưởng không tốt đến con. Do đó, mẹ không nên quan hệ trong thời gian này.
  • Mẹ hãy đi thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá chính xác từng giai đoạn khi bị tụ dịch.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả phương thức chữa bệnh dân gian. Điều này chỉ khiến tình trạng bệnh của mẹ càng trở nên tồi tệ hơn.

Bài viết trên đã giải đáp cho mẹ một số vấn đề về tình trạng tụ dịch màng nuôi 27mm. Nếu mẹ muốn hỏi thêm bất kỳ thông tin nào, hãy liên hệ ngay đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ thai kỳ qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).

Xem thêm: Tư thế nằm khi bị bóc tách túi thai? Bao lâu thì điều trị khỏi – Tư vấn sâu từ dược sĩ

Ferrolip chúc mẹ sớm hồi phục!

References

References
1 Subchorionic Hemorrhage (Hematoma) Imaging. Truy cập ngày 22/3/2023.
https://emedicine.medscape.com/article/404971-overview

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫