Nhiều chị em cứ đến kỳ kinh nguyệt lại có cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong người, thậm chí còn chịu những cơn đau bụng kinh hành hạ đến vật vã. Vậy tới tháng nên uống gì để giảm những cơn đau này? Những thực phẩm nào nên và không nên sử dụng trong thời gian này. Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn đón đọc nhé.
Tới tháng nên uống gì để giảm đau bụng kinh?
Hầu hết phụ nữ đều đau bụng kinh khi đến tháng. Cơn đau bụng kinh còn kèm theo tình trạng đau lưng và nhức mỏi cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt học tập và làm việc của chị em. Dưới đây sẽ là một số gợi ý mà chị em có thể áp dụng để giúp giảm cơn đau.
Nước ấm
Nước ấm rất tốt cho cơ thể, nó giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài. Không những vậy, nước ấm còn giúp thanh lọc cơ thể làm ấm tử cung và thúc đẩy tuần hoàn máu. Khi uống nước ấm chị em sẽ có cảm giác dễ chịu và thư thả. Bạn có thể cảm nhận triệu chứng đau bụng thuyên giảm chỉ sau 5 đến 10 phút sau khi uống nước ấm, bạn cần uống từ 2,5 đến 3 lít nước ấm mỗi ngày.
Trà gừng
Gừng là một trong những thực phẩm có tính ấm và nóng, gừng sẽ giúp cân bằng, điều hòa kinh nguyệt và làm ấm bụng. Ngoài ra, gừng tươi giúp giảm cơ bóp và các cơn đau co thắt tử cung tốt hơn, do đó chúng sẽ giúp hạn chế được triệu chứng đau bụng kinh.
Cách làm trà gừng cũng khá đơn giản, chị em có thể làm theo các bước sau:
- Gừng tươi cạo sạch vỏ rồi đem rửa sạch, sau đó thái mỏng cho vào một chiếc cốc.
- Nấu nước sôi và đổ vào cốc, khuấy đều và uống khi nước còn ấm.
- Để có vị thơm và dễ uống, bạn có thể cho thêm tí đường hoặc một muỗng cà phê mật ong để thưởng thức.
Các bạn cần lưu ý một điều rằng, gừng có vị cay và tính nóng nên chỉ dùng một lượt vừa phải mỗi ngày, nếu uống gừng nhiều sẽ gây nhiệt lợi và nóng trong.
Nước quế mật ong
Quế được xem là một vị thuốc quý giá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Quế có chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm rất tốt cho chị em phụ nữ trong ngày hành kinh. Bên cạnh đó, quế còn chứa nhiều chất có khả năng giảm đau, giảm co thắt tử cung. Để giảm cơn đau bụng mỗi khi hành kinh, bạn chỉ cần dùng 1 thìa bột quế với nước ấm. Thêm 1 thìa cà phê mật ong để giảm cơn đau hiệu quả hơn vì mật ong cũng có tính kháng viêm rất tốt.
Trà xanh
Tới tháng nên uống gì? Một nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Anh Quốc được công bố trên tạp chí BMJ cho thấy: Các cô gái thường xuyên uống trà xanh sẽ ít bị đầy hơi và đau bụng kinh hơn so với những cô gái không uống. Trà xanh là một loại thảo dược có chứa các hợp chất flavonoid, chất chống viêm và chống oxy hóa có tác dụng giảm bớt tình trạng đau bụng kinh. [1]The 8 Best Teas for Menstrual Cramps. Truy cập ngày 24/12/2022.
https://www.healthline.com/nutrition/tea-for-cramps.
Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa nhiều L-theanine – một dạng axit amin giúp tăng cường dopamine, giảm căng thẳng và lo lắng. Bạn có thể sử dụng một ít lá trà xanh và nấu nước uống nhiều lần trong ngày.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có nhiều công dụng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mọi người, chẳng hạn như: Chữa mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt và trị được những cơn đau đầu. Trà hoa cúc còn giúp chị em loại bỏ những cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, giúp thư giãn, hạn chế chóng mặt và đặc biệt là giảm những cơn đau bụng kinh dữ dội.
Cách pha trà hoa cúc như sau:
- Cho hoa cúc khô vào ấm trà và tráng với một lượng nước sôi vừa phải.
- Để khoảng 2-3 phút, chắt bỏ hết nước và chỉ giữ lại hoa cúc trong ấm.
- Đổ thêm nước sôi vào ấm để hãm trà và uống dần.
Lưu ý: Trà hoa cúc nên uống sau khi uống 30 phút vào buổi sáng hoặc uống trước buổi tối 30 phút trước khi đi ngủ, không được dùng trà khi bụng đói. Ngoài ra những chị em nào đang mong muốn thụ thai thì không nên dùng trà hoa cúc.
Nước ép cà rốt
Trong cà rốt có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin A, sắt và beta – carotene. Nước ép cà rốt còn giúp chị em giảm các cơn đau bụng kinh, sắt sẽ giúp bổ sung lượng máu đã mất trong các ngày hành kinh. Các bạn chỉ cần rửa sạch cà rốt, sau đó ép lấy nước, để tăng thêm vị ngon, bạn có thể cho thêm tí đường.
Nước dừa
Nước dừa có tính bình, vị ngọt, có tác dụng ích khí, khử phong, tiêu phù thũng, giải nhiệt động. Nước dừa hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp ích cho người bị thiếu máu hay rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ đẩy máu kinh nguyệt ra ngoài dễ dàng hơn.
Nước nha đam
Nha đam không chỉ có công dụng làm đẹp da, nó còn có thể làm giảm các cơn đau vùng bụng dưới ảnh hưởng bởi kinh nguyệt gây ra. Phần gel của nha đam có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau và điều hòa nội tiết tố.
Nha đam gọt vỏ thật sạch, rửa sạch với nước và xay nhuyễn hoặc ép lấy nước, có thể cho thêm muỗng đường hoặc 1 muỗng cà phê mật ong để dễ uống hơn.
Nước ép cần tây
Cần tây có chứa rất nhiều dưỡng chất, chẳng hạn như vitamin A, K, C,… Bên cạnh đó, cần tây chứa nhiều sắt giúp chị em ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong và sau kỳ kinh.
Bạn có thể lấy một ít rau cần tây, sau đó rửa sạch, sau đó ép hoặc xay để lấy nước uống. Bạn không nên sử dụng nước ép cần tây quá nhiều và thường xuyên vì nó có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Nước cam
Nước cam là thức uống giàu dinh dưỡng và rất tốt cho cơ thể, chúng chứa nhiều vitamin C đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu hằng ngày. Ngoài vitamin C, nước cam còn chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết như canxi, magie, kali, sắt, các loại vitamin,… Khi tới tháng, cơ thể bị suy nhược, nước cam rất cần thiết để giúp bạn khỏe hơn.
Nước sắc ích mẫu
Ích mẫu là loại thảo dược chuyên dùng cho các chị em phụ nữ trong thời kỳ hành kinh. Ích mẫu có tác dụng điều hòa lượng máu kinh bất thường, giảm đau bụng kinh, điều trị chứng máu kinh vón cục. Bạn lấy 1 nắm lá ích mẫu tươi (hoặc khô) rửa thật sạch, sau đó sắc thành nước và uống nhiều lần trong ngày, nên uống khi còn ấm nhé.
Ích mẫu là thảo dược quý hiếm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh
Nước từ ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh hiệu quả. Bạn có thể lấy là ngải cứu giã nát và vắt nước uống mỗi ngày 2 lần. [2]The Best Herbs to Relieve Menstrual Cramps. Truy cập ngày 24/12/2022.
https://anneliapothecary.com/en/blog/2019/6/5/the-best-herbs-to-relieve-menstrual-cramps.
Nước ép táo
Trong táo có chứa nhiều chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa, vitamin, uống nước ép táo sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa cho các chị em. Đặc biệt, uống nước ép táo còn giúp bổ máu, cải thiện tình trạng thiếu máu do mất máu kinh gây ra bởi trong táo có chứa rất nhiều sắt.
Sữa ấm
Sữa là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng quý giá và cần thiết cho cơ thể. Uống sữa trong những ngày hành kinh sẽ giúp các chị em tăng cường sức khỏe, từ đó ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, khó chịu do sự thay đổi hormone nội tiết gây ra. Khi uống sữa, bạn nên uống sữa ấm, tránh uống lạnh sẽ làm cho tử cung co bóp nhiều hơn, gây khó chịu cho cơ thể.
Nước Kombucha
Kombucha là một loại nước uống lên men rất tốt cho sức khỏe. Trong trà Kombucha có chứa nấm men và vitamin B, giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn và giảm cảm giác đau bụng khi tới tháng. Bạn nên pha nước kombucha với một lượng nước vừa phải nếu uống chưa quen.
Tới tháng không nên uống gì?
Bên cạnh những thức uống nên sử dụng khi tới tháng, các chị em cũng nên tránh dùng những thực phẩm trong những ngày đèn đỏ cụ thể như sau:
Đồ uống có cafein
Nếu bị đau bụng kinh trong những ngày “đèn đỏ”, bạn hãy hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà. Cafein gây kích thích tử cung và làm cho tình trạng đau bụng trở nên tồi tệ hơn.
Rượu, bia và chất kích thích
Rượu, bia và các chất kích thích khác có thể khiến cho nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên. Từ đó ảnh hưởng đến lượng kinh nguyệt tiết ra cũng như thời gian hành kinh. Do đó, bạn nên tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.
Nước lạnh
Nước lạnh làm cho quá trình tuần hoàn máu giảm xuống, gây ra tình trạng bế kinh (kinh không ra được) khiến cho cơ thể khó chịu và căng thẳng. Bên cạnh đó, khi uống nước lạnh, cổ tử cung sẽ co thắt mạnh khiến bạn đau bụng nhiều hơn. Để tránh tình trạng nói trên, bạn nên dùng nước ấm thay vì nước lạnh trong thời kỳ hành kinh.
Nước có ga
Uống nước có ga vào ngày “đèn đỏ” gây đầy bụng, chán ăn, làm cho cơ thể không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nước có ga còn khiến cơ thể mất sức, mệt mỏi, đờ đẫn, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc.
Đồ uống chua
Sử dụng các loại đồ uống chua như nước chanh, dấm táo, nước quất,… trong những ngày hành kinh sẽ gây cản trở tuần hoàn máu. Ngoài ra, đồ uống chua còn gây kích thích hệ thống thần kinh thực vật, làm cho dạ dày và tử cung co thắt, dẫn đến đau bụng âm ỉ và xuất huyết nhiều hơn.
Những lưu ý giúp chị em đến tháng “nhẹ nhàng”
Để “ngày đèn đỏ” không trở thành nỗi ác mộng, chị em hãy lưu ý những mẹo sau:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong những ngày “đèn đỏ” là điều vô cùng quan trọng. Lúc này, cơ thể bạn bị mất máu và gây tình trạng chóng mặt, khó chịu. Do đó bạn cần bổ sung các loại thực phẩm như: Ngũ cốc, các loại đỗ (đỗ xanh, đen, đỏ, đậu nành), các loại rau xanh đậm, cá, thịt gà,… Những thực phẩm này có chứa nhiều magie, vitamin, sắt và protein giúp xua tan đau nhức và mệt mỏi. Bên cạnh đó, bạn đừng quên bổ sung các loại trái cây mỗi ngày, chúng sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể của bạn.
Uống sắt
Việc bổ sung thêm sắt cho cơ thể được khá nhiều chị em quan tâm. Hàng tháng, phụ nữ sẽ mất đi một lượng máu khá nhiều và khiến cho cơ thể bị thiếu máu [3]How Much Iron Do You Really Need?. Truy cập ngày 24/12/2022. … Continue reading. Do đó, việc bổ sung sắt lúc này là rất cần thiết.
Ngủ đủ giấc
Việc ngủ đủ giấc cũng không kém phần quan trọng cho sức khỏe của các chị em trong những ngày hành kinh. Vì cơ thể lúc này sẽ mệt mỏi hơn bình thường, do đó chị em không nên thức khuya, cần ngủ đúng giờ, đúng giấc để cơ thể luôn mạnh khỏe.
Vận động nhẹ nhàng
Chị em cũng tránh làm việc nặng nhọc hay tập các bài tập thể dục mạnh như chạy, nhảy aerobic, điều này sẽ khiến lượng máu ra nhiều hơn, cơ thể mất sức và mệt mỏi. Thay vào đó, chị em nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
Thư giãn nhiều hơn
Đến những ngày hành kinh, tâm trạng chị em phụ nữ thường xuyên khó chịu và cáu gắt. Do đó chị em nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn.
Như vậy, qua nội dung bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “tới tháng nên uống gì”. Đồng thời, nắm rõ được các loại thực phẩm không nên dùng trong những ngày “đèn đỏ”. Hy vọng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ không còn phải chịu những cơn đau bụng hay mệt mỏi do hành kinh gây ra. Nếu bạn có thắc mắc nào cần tư vấn, hãy nhanh tay liên hệ tổng đài 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập website ferrolip.vn để được tư vấn chi tiết nhé.
References
↑1 | The 8 Best Teas for Menstrual Cramps. Truy cập ngày 24/12/2022. https://www.healthline.com/nutrition/tea-for-cramps |
---|---|
↑2 | The Best Herbs to Relieve Menstrual Cramps. Truy cập ngày 24/12/2022. https://anneliapothecary.com/en/blog/2019/6/5/the-best-herbs-to-relieve-menstrual-cramps |
↑3 | How Much Iron Do You Really Need?. Truy cập ngày 24/12/2022. https://www.blume.com/blogs/blume-university/why-women-with-heavy-menstrual-flow-need-iron#:~:text=Iron%20is%20an%20essential%20nutrient,only%208%20mg%20per%20day |