Chế độ dinh dưỡng đóng quan trọng trong điều trị thiếu máu thừa sắt. Tuy nhiên, không ít người bệnh vẫn chưa biết rõ bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh. Tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn do không kiểm soát được lượng sắt mà cơ thể dung nạp hàng ngày. Dưới đây là thực phẩm nên ăn và không ăn cho người bệnh thiếu máu thừa sắt. Bạn hãy lưu lại ngay nhé!
Nguyên nhân gây thiếu máu thừa sắt
Thiếu máu thừa sắt là tình trạng cơ thể tình trạng cơ thể không hấp thu và chuyển hoá sắt, mặc dù được bổ sung đầy đủ. Dẫn đến lượng sắt bị tích tụ quá nhiều trong mô cơ thể gây tổn thương nhiều hệ cơ quan.
Nguyên gây tình trạng thiếu máu thừa sắt này là:
- Điều trị thiếu sắt khi bị thiếu máu
- Truyền máu nhiều lần (mỗi đơn vị máu bổ sung khoảng 250 mg sắt, việc lắng đọng sắt trong mô sẽ trở nên đáng lo ngại khi có trên 40 đơn vị máu được truyền).
- Bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) hoặc Hemochromatosis.
Thiếu máu thừa sắt nên ăn gì?
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng suốt quá trình điều trị thiếu máu thừa sắt. Một số thực phẩm bổ sung giúp cải thiện tình trạng thiếu máu thừa sắt gồm có:
- Rau xanh, hoa quả tươi: Rau chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế hấp thu sắt rất hiệu quả bao gồm bông cải xanh, rau bina, quả bơ, quả táo.
- Các thực phẩm giúp lợi tiểu để nhanh thải trừ sắt ra ngoài như: cải xanh quả bí, rau sam, trà xanh, cafe, rau má và nước râu ngô.
- Nên phối hợp sử dụng những sản phẩm ngăn chặn sự hấp thu sắt chẳng hạn như sữa, phô mai hay sữa chua.
- Các thực phẩm có thành phần là canxi, oxalat, phytate, polyphenol, tanin giúp giảm tích tụ sắt trong cơ thể.
Những thực phẩm cần hạn chế bị thiếu máu thừa sắt
Thừa sắt nên hạn chế ăn gì
Sắt thường được đưa vào cơ thể từ bên ngoài, nhờ thực phẩm hàng ngày hoặc bằng thuốc. Vì vậy khi bị thiếu máu thừa sắt nên hạn chế các thực phẩm như:
Thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu chất sắt cần được cân đối duy trì với lượng thích hợp trong khẩu phần ăn và không nên ăn thường xuyên. Nhóm thực phẩm này bao gồm những thực phẩm nên kiêng như:
- Hải sản: Các loại hải sản rất giàu sắt như cá, ngao, trai, sò biển,…
- Thịt đỏ: Một số loại thịt đỏ chứa hàm lượng sắt cao như thịt cừu, thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng và gan động vật.
- Rau củ: Những loại rau củ chứa nhiều sắt như khoai tây, rau cải, đậu lăng và củ cải,…
Phải cân đối lượng thịt cá ở bữa ăn hàng ngày, thay thế bằng những loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt [1]The role of iron repletion in adult iron deficiency anemia and other diseases. Truy cập ngày 23/5/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31715055/.
Thực phẩm tăng khả năng hấp thu sắt
Thực phẩm này không chứa lượng sắt lớn nhưng nếu kết hợp vào bữa ăn sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, gây nguy hiểm cho người đang thiếu máu thừa sắt, bạn nên tránh ăn các thực phẩm như:
- Trái cây giàu Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt tốt như cam, bưởi, ổi, chanh, quýt…
- Thức ăn được lên men bao gồm đậu nành lên men, bia, dưa muối, cà muối…
- Rượu làm tăng khả năng hấp thụ sắt non-heme khoảng 10% khi thêm vào bữa ăn
Điều trị cho bệnh nhân thiếu máu thừa sắt
Nếu bệnh nhân thiếu máu thừa sắt được chẩn đoán và chữa trị sớm thì họ sẽ có tuổi thọ như người bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên làm xét nghiệm máu thường xuyên cũng như duy trì điều trị bệnh suốt đời. Một số các phương pháp điều trị rối loạn thiếu máu thừa sắt hiện nay:
Truyền máu
Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu phải sử dụng phương pháp pháp truyền hồng cầu, với chỉ số Hemoglobin là 7g/dl. Để phòng tránh và xử trí các tác dụng phụ có thể xảy ra bởi truyền máu, người bệnh phải được theo dõi cẩn thận tại bệnh viện thực hiện truyền máu. Bệnh nhân phải vào viện truyền máu theo hướng dẫn, trung bình mỗi tháng 1 lần.
Thải trừ sắt
Để điều trị tình trạng tích tụ quá nhiều sắt, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp thải sắt bằng thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Khi ferritin huyết thanh trên 1000 ng/ml là thời điểm phải bắt đầu thải sắt, thường là khi sau truyền đến 20 đơn vị hồng cầu lắng.
Thải sắt định kỳ: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc tiêm giúp thải sắt định kỳ để giảm các biến chứng. Bệnh nhân sẽ phải điều trị thải sắt suốt cả đời.
Lưu ý cho người bị thiếu máu thừa sắt
Bên cạnh điều trị can thiệp bằng các phương pháp y khoa thì chế độ ăn uống sinh hoạt cũng rất quan trọng trong điều trị thiếu máu thừa sắt. Bệnh nhân bị thiếu máu thừa sắt cần lưu ý:
- Khi bị thiếu máu thừa sắt, bệnh nhân cần được chữa trị và tư vấn chế độ ăn uống và sinh hoạt bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Người bệnh hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tập luyện thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp, đảm bảo nồng độ sắt trong cơ thể ở giới hạn bình thường.
- Hạn chế uống rượu vì sẽ làm tăng khả năng hấp thu sắt hem đến 10% và với lượng lớn rượu sẽ làm gan bị tổn thương.
- Cần lưu ý không ăn kiêng quá mức sẽ khiến lượng sắt trong cơ thể giảm nhiều, khiến thiếu máu do thiếu sắt [2]Impact and management of iron deficiency and iron deficiency anemia in women’s health. Truy cập ngày 23/5/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30019973/.
Bài viết trên đây Ferrolip đã mang đến cho bạn đọc đầy đủ thông tin cần thiết để giải đáp cho câu hỏi thiếu máu thừa sắt nên ăn gì. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc về vấn đề khác muốn được giải đáp hãy liên hệ tới số 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập vào trang web https://ferrolip.vn/ để được giải đáp đầy đủ nhất.
References
↑1 | The role of iron repletion in adult iron deficiency anemia and other diseases. Truy cập ngày 23/5/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31715055/ |
---|---|
↑2 | Impact and management of iron deficiency and iron deficiency anemia in women’s health. Truy cập ngày 23/5/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30019973/ |