Thiếu máu là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, trong đó thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, bé nữ trong tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, phụ nữ có thai và cho con bú. Đa phần thiếu máu do thiếu sắt nhưng một số lại do nguyên nhân khác. Vậy thiếu máu nhưng không thiếu sắt có thể do đâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất.
Nguyên nhân thiếu máu nhưng không thiếu sắt
Sắt là thành phần chính tham gia tái tạo hồng cầu nhưng không phải cứ thiếu máu là do thiếu sắt. Thiếu máu còn do các nguyên nhân sau:
Bệnh liên quan đến bạch cầu
Bệnh liên quan đến bạch cầu gây thiếu máu được xếp vào nhóm bệnh ác tính. Bởi vì cơ thể sản xuất quá nhiều bạch cầu bất thường hoặc chưa trưởng thành. Nếu không được điều trị kịp thời, các tế bào này sẽ tích tụ dần trong tủy xương và làm cản trở quá trình tạo hồng cầu, tiểu cầu hoặc bạch cầu mới
Cuối cùng, những tế bào bạch cầu bất thường ngày càng gia tăng còn số lượng hồng cầu ngày càng giảm bớt. Vì thế, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng thiếu máu, chảy máu nhiều chỉ với chấn thương nhẹ, chảy máu nội tạng,…
Thiếu máu bất sản
Tủy xương là nơi sản sinh tế bào hồng cầu. Khi bị thiếu máu bất sản (còn gọi là thiếu máu suy tủy xương), tủy không thể tạo thêm các tế bào máu, dẫn đến thiếu máu. Đa phần bệnh nhân thiếu máu bất sản bị thiếu cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Thiếu máu bất sản có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải do điều kiện môi trường làm ảnh hưởng đến phản ứng tự miễn của cơ thể. Bệnh lý này diễn biến khá âm thầm, đôi khi chỉ mất vài tháng để bệnh chuyển biến nặng. Bệnh nhân đột ngột xuất hiện các triệu chứng như khó thở, mất máu quá nhiều, động kinh hoặc mất ý thức,… [1]Aplastic anemia. Ngày truy cập: 29/1/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/aplastic-anemia/symptoms-causes/syc-20355015
Thiếu máu bẩm sinh
Các bệnh thuộc nhóm bệnh hồng cầu hình liềm, Spherocytosis di truyền, thiếu G6PD hoặc bệnh Thalassemia đều là các bệnh thiếu máu bẩm sinh. Trong đó Thalassemia là bệnh di truyền phổ biến và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Bệnh này kéo dài và gây các triệu chứng như bụng trướng to, biến dạng mặt, sạm da, vàng mắt, trẻ chậm phát triển,… [2]Thalassemia. Ngày truy cập: 29/1/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thalassemia/symptoms-causes/syc-20354995
Thiếu các nguyên liệu tạo máu khác
Ngoài sắt, axit folic và vitamin B12 cũng là các nguyên liệu tạo máu không thể thiếu. Trong đó axit folic giúp cơ thể sản xuất các tế bào mới, bao gồm cả hồng cầu. Vitamin B12 lại là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất DNA cho tế bào hồng cầu [3]Anemia. Ngày truy cập: 29/1/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360.
Như vậy, khi thiếu hai chất trên, cơ thể sẽ sản xuất ra những hồng cầu bất thường (quá lớn hoặc dễ vỡ) hoặc sụt giảm về số lượng. Đồng thời, nguy cơ mắc các bệnh lý thiếu máu như thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu ác tính cũng tăng lên.
Bệnh lý khác
Các trường hợp bệnh lý gây chảy máu kéo dài cũng có thể gây thiếu máu. Điển hình trong đó phải kể đến:
- Bệnh đường tiêu hóa: ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh trĩ,…
- Suy giáp.
- Các bệnh mãn tính như tiểu đường, lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp.
Thiếu máu nhưng không thiếu sắt có nguy hiểm không?
Với các trường hợp thiếu máu do thiếu nguyên liệu tạo máu dễ dàng khắc phục bằng cách bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày. Nếu phát hiện kịp thời, dấu hiệu thiếu máu thường diễn ra không quá lâu và cơ thể phục hồi lại được.
Tuy nhiên, với các nguyên nhân khác, thiếu máu khiến cơ thể suy kiệt, chất lượng cuộc sống suy giảm và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, chức năng. Bệnh nhân thiếu máu nhưng không thiếu sắt thường bị suy nhược trầm trọng. Thiếu máu kéo dài khiến các chức năng như tim mạch, tuần hoàn, tiêu hóa bị rối loạn, thường xuyên ngất xỉu, tăng khả năng sinh non và cuối cùng là tính mạng bị đe dọa.
Thiếu máu không do thiếu dinh dưỡng đa phần là bệnh nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường. Điển hình như hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, sạm da, rụng tóc móng, tim đập nhanh, chán ăn, ngất xỉu đột ngột,…
Cải thiện tình trạng thiếu máu nhưng không thiếu sắt
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà thiếu máu nhưng không thiếu sắt có thể điều trị bằng các cách khác nhau.
Đi khám để xác định đúng nguyên nhân
Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân gây thiếu máu trước tiên. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp. Tự ý uống thuốc điều trị hoặc sử dụng thực phẩm chức năng không những không giải quyết tận gốc bệnh lý, thậm chí gây dư thừa hoặc phản tác dụng.
Dưới đây là một số xét nghiệm bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện để đánh giá xem thiếu máu loại nào như:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.
- Định lượng sắt huyết thanh.
- Xét nghiệm hồng cầu lưới.
- Chụp CT, MRI để chẩn đoán thiếu máu não.
- Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa sẽ được nội soi, siêu âm, chụp CT,… xem người bệnh có bị loét dạ dày, ung thư đại tràng, polyp đại tràng,… hay không.
- Sinh thiết tủy xương.
- Định lượng axit folic, vitamin B12 hoặc các thành phần dinh dưỡng khác trong máu.
Bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm để được chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu
Điều trị tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ
Với mỗi nguyên nhân khác nhau, bác sĩ sẽ có thuốc điều trị hoặc thủ thuật khác nhau. Do đó người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Ví dụ với thiếu máu bất sản sẽ được bác sĩ kê thuốc, truyền máu hoặc ghép tủy xương. Với tan máu bẩm sinh, bệnh nhân phải phẫu thuật nếu bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng.
Cải thiện thiếu máu do thiếu các nguyên liệu tạo máu
Với trường hợp thiếu máu do thiếu nguyên liệu tạo máu, người bệnh sẽ khắc phục bằng cách bổ sung thực phẩm và một số thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm đa dạng dinh dưỡng sẽ được ưu tiên:
- Sắt: Sắt thường có trong thịt đỏ (bò, cừu, lợn,…), nội tạng động vật, rau có màu xanh thẫm (súp lơ, cải bó xôi,…), hạt họ đậu, hải sản.
- Axit folic: Chất này thường có nhiều trong trái cây (đặc biệt trong quả chuối), các loại rau lá sẫm màu hoặc ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.
- Vitamin B12: Nguồn cung cấp vitamin B12 không thể bỏ qua là sữa và chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, dưỡng chất này cũng có nhiều trong cá hồi, nghêu, ức gà, cá hồi, ngũ cốc,…
Với thực phẩm chức năng, người bệnh cần lựa chọn sản phẩm có thành phần dễ hấp thu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hàm lượng phù hợp với nhu cầu. Ví dụ người bệnh nên chọn sắt sinh học hoặc sắt hữu cơ bởi khả năng hấp thu tốt, ít để lại tác dụng phụ và mùi vị dễ uống.
Xét nghiệm định kỳ để theo dõi kết quả điều trị
Sau đó mỗi tháng hoặc 6 tháng một lần, người bệnh cần tiếp tục đến cơ sở y tế để theo dõi tiến trình điều trị có đạt hiệu quả như mong muốn. Nếu không, bác sĩ sẽ tư vấn thay đổi liệu trình cho phù hợp.
Như vậy, qua bài viết này, người bệnh đã biết thêm nhiều thông tin về vấn đề “thiếu máu nhưng không thiếu sắt”. Để được tư vấn kĩ hơn, bạn có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 875 nhé!
References
↑1 | Aplastic anemia. Ngày truy cập: 29/1/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/aplastic-anemia/symptoms-causes/syc-20355015 |
---|---|
↑2 | Thalassemia. Ngày truy cập: 29/1/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thalassemia/symptoms-causes/syc-20354995 |
↑3 | Anemia. Ngày truy cập: 29/1/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360 |