Thiếu máu não là tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt với các chị em phụ nữ. Nhiều người băn khoăn rằng thiếu máu não có nên uống cafe hay không? Cách cải thiện tình trạng thiếu máu não? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây!
Nguyên nhân gây thiếu máu não
Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu não làm tổn thương não cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhồi máu não, đột quỵ và một số tai biến khác do thiếu oxy lên não. Người bệnh lúc này có thể tử vong hoặc đối diện với tình trạng tàn tật vĩnh viễn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não, được chia ra làm 2 nhóm sau:
– Thiếu máu não do bệnh lý:
- Thiếu máu não do huyết động: Do ảnh hưởng của một số bệnh lý như hạ huyết áp, rối loạn đông máu…
- Thiếu máu lên não do huyết khối: Do xuất hiện các cục máu đông mà nguyên nhân chủ yếu là do xơ vữa động mạch gây nên.
- Thiếu máu não do bệnh tim: Một số vấn đề tim mạch có thể gây thiếu máu não như nhồi máu cơ tim, hở van tim, rung nhĩ…
– Thiếu máu não do thói quen sinh hoạt: Một số thói quen không tốt hình thành lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não như:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều chất béo, ít chất xơ…
- Uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích gây hại cho cơ thể.
- Hút thuốc lá kéo dài ngày gây ứ huyết, giảm tuần hoàn máu.
- Thường xuyên bị căng thẳng, stress, nhân viên văn phòng làm việc trên máy tính quá lâu ở một tư thế.
- Ít vận động, không có thói quen tập thể dục đều đặn.
- Có thói quen kê cao gối khi ngủ dẫn đến chèn ép dây thần kinh ở cổ, làm giảm tuần hoàn máu lên não.
Thiếu máu não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Thiếu máu não có nên uống cafe?
Cafe được biết đến là loại thức uống ngon miệng được nhiều người ưa thích và sử dụng mỗi ngày. Trong cafe có chứa caffein giúp tăng cường trí nhớ ngắn hạn và khả năng tập trung cao độ. Tuy nhiên đối với một số người bị thiếu máu não thì không nên sử dụng quá nhiều cafe vì có thể làm tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn bởi vì cafe gây cản trở sự hấp thu sắt vào cơ thể. Bên cạnh đó, nếu sử dụng nhiều cafe trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như tăng huyết áp, tăng sức cản mạch máu, cứng động mạch, co mạch máu não. Nếu uống thường xuyên từ 2 đến 4 ly cafe mỗi ngày có thể làm giảm 22 – 30% lưu lượng máu não, gây nên tình trạng thiếu máu não. Vì vậy nếu bạn bị thiếu máu não vẫn có thể uống cafe nhưng không nên uống nhiều[1]How caffeine impacts cerebral blood flow. Truy cập ngày 26/01/2024.
https://www.news-medical.net/news/20231105/How-caffeine-impacts-cerebral-blood-flow.aspx.
Một lưu ý nữa đối với người muốn uống thêm các sản phẩm bổ sung sắt là caffein trong cafe có khả năng cản trở sự hấp thu sắt, do đó phải uống sắt cách xa thời điểm uống cafe ít nhất 2 giờ.
Cách cải thiện tình trạng thiếu máu não
Thiếu máu não nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng đột quỵ, thậm chí tử vong. Do đó không nên chủ quan nếu phát hiện các triệu chứng của thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, mất ngủ… đặc biệt với người cao tuổi, người mắc các vấn đề tim mạch, huyết áp… Vậy cần làm gì để cải thiện tình trạng thiếu máu não? Bạn hãy thực hiện theo một số lưu ý sau đây:
Điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Điều đầu tiên cần làm khi phát hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn… đó là đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Cho tới nay vẫn chưa có báo cáo về phương pháp điều trị triệu để tình trạng thiếu máu, song việc điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt dưới các chỉ định của bác sĩ có thể cải thiện tình trạng này một cách rõ rệt. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị và lối sống lành mạnh do bác sĩ đưa ra.
Hiện nay, một số thuốc điều trị bệnh thiếu máu não chủ yếu theo cơ chế làm tăng lưu lượng máu lên não. Đối với những người thiếu máu não do thiếu máu, thiếu sắt thì có thể bổ sung thêm các sản phẩm chứa sắt.
Giữ thói quen sinh hoạt điều độ
Để cải thiện tình trạng thiếu máu não, bạn cần tạo cho mình một thói quen sinh hoạt điều độ. Sau đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia dành cho người bị thiếu máu não:
- Không kê gối đầu cao quá khi ngủ để máu dễ dàng lưu thông lên não. Hãy ngủ đủ giấc, không nên thức khuya để học tập, làm việc quá sức. Không nên uống cà phê hoặc trà vào buổi tối để tránh mất ngủ.
- Hãy tránh xa căng thẳng, áp lực và môi trường ô nhiễm như khói bụi, hóa chất độc hại…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế những thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…
- Hãy cố gắng xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày. Mỗi người sẽ có những bài tập thể dục phù hợp riêng phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, yoga, dưỡng sinh… Các chuyên gia khuyến cáo người bị thiếu máu não nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể, trong đó có hệ thống não bộ. Nếu duy trì thói quen tập luyện đúng cách mỗi ngày, tình trạng thiếu máu não sẽ được cải thiện đáng kể.
- Bạn cũng nên lưu ý đi khám sức khỏe tổng quát mỗi năm 2 lần để phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt để cải thiện tình trạng thiếu máu não. Bạn cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể nói chung và chức năng tạo máu nói riêng, tránh tình trạng thiếu máu. Nên bổ sung hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm, cả động vật và thực vật để cơ thể hấp thu đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất, cụ thể như sau:
- Thực phẩm giàu đạm (protein), sắt: Thịt bò, cá hồi, các loại hải sản, trứng gà…
- Thực phẩm giàu vitamin và sắt: Bông cải xanh, cải bó xôi, cần tây, bí đỏ, cà rốt, quả lựu, quả mâm xôi, dâu tây, nho khô, quả mận…
Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp câu hỏi “Thiếu máu não có nên uống cafe”. Nếu bạn còn băn khoăn vấn đề nào về sức khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 636 985 hoặc website Ferrolip.vn.
References
↑1 | How caffeine impacts cerebral blood flow. Truy cập ngày 26/01/2024. https://www.news-medical.net/news/20231105/How-caffeine-impacts-cerebral-blood-flow.aspx |
---|