Thiếu máu lên não chính là một trong những vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn bởi bệnh có những dấu hiệu khó nhận biết và ngày càng nhiều người trẻ mắc phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này, biến chứng và cách phòng tránh hiệu quả là gì? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây.
Thiếu máu lên não là gì?
Thiếu máu lên não là tình trạng lượng máu cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu của não. Hậu quả là các tế bào não không có đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết khác để trao đổi chất, tạo năng lượng và thực hiện các chức năng của bộ não.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu lên não
Để có các biện pháp can thiệp hiệu quả, trước tiên cần tìm hiểu về các nguyên nhân gây thiếu máu lên não. Có 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
Do không đủ máu dẫn đến não
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thiếu máu lên não là do cơ thể không có đủ máu để đưa lên não. Có hai lí do khiến cơ thể không có đủ lượng máu cần thiết đó là:
- Cơ thể bị thiếu máu do không sản xuất đủ máu: Thường gặp trên các đối tượng sau:
-
- Thiếu nguyên liệu tạo máu (sắt, vitamin B12…).
- Mắc các bệnh lý do di truyền khiến hồng cầu suy giảm về chất lượng và/hoặc số lượng.
- Mắc các bệnh lý liên quan đến tủy xương – cơ quan sinh hồng cầu.
- Cơ thể bị mất máu: Thường gặp trong các trường hợp sau:
-
- Mất máu cấp tính: tai nạn, phẫu thuật lớn, sinh nở…
- Mất máu mạn tính: suy thận mạn tính, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh…
Do tổn thương đường vận chuyển máu
Nguyên nhân thứ hai có thể gây thiếu máu lên não là do đường vận chuyển, lưu thông máu trong cơ thể bị tổn thương. Kết quả là máu không thể tới một số cơ quan, trong đó có não. Một số trường hợp bệnh lý có loại tổn thương này bao gồm:
- Xơ vữa động mạch: Là tình trạng trong lòng mạch xuất hiện các mảng chứa lipid, các tế bào viêm, tế bào cơ trơn và mô liên kết. [1]Xơ vữa động mạch. Truy cập ngày … Continue reading.
- Các mảng vữa xơ này chèn ép và gây chít hẹp lòng mạch máu não dẫn tới thiếu máu não. Tình trạng này cũng là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ đột quỵ não và tử vong trên toàn thế giới.
- Các bệnh lý ở tim: Một số bệnh như thiếu máu cơ tim, suy tim mạn tính… khiến sức co bóp của tim bị suy giảm. Vì thế, máu không được đẩy vào vòng tuần hoàn chung để đi tới các cơ quan, trong đó có não bộ.
- Các bệnh lý ở cột sống: Các bệnh lý như thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, u cột sống… cũng gây ra tình trạng chèn ép lên các mạch máu não. Hậu quả là làm gián đoạn quá trình đưa máu lên não gây ra tình trạng thiếu máu não.
Yếu tố bên ngoài
Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới thiếu máu lên não đến từ các yếu tố bên ngoài cơ thể. Hai yếu tố được ghi nhận nhiều nhất đó là:
- Sử dụng chất kích thích (rượu, ma túy, thuốc lá…): Đây đều là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới tạo cục máu đông trong lòng mạch, làm cản trở quá trình lưu thông máu tới não.
- Lo lắng, căng thẳng quá mức: Tình trạng này khiến cơ thể sản sinh nhiều hormon cortisol và các gốc tự do oxy hóa. Kết quả là cơ thể tăng cholesterol nội sinh và tăng nguy cơ hình thành mảng vữa xơ nhanh hơn, đặc biệt trên các bệnh nhân có bệnh lý nền là bệnh tim mạch.
Biến chứng nguy hiểm xảy ra khi thiếu máu lên não
Để thấy rõ được những tác hại nguy hiểm của thiếu máu lên não, hãy cùng điểm qua một số biến chứng điển hình của tình trạng bệnh lý này:
- Đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não): Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bị thiếu máu não. Người bệnh thường đột ngột có cảm giác tê yếu chân tay, rối loạn ngôn ngữ hoặc thị giác, mất thăng bằng… [2]Tổng quan về Đột quỵ. Truy cập ngày … Continue reading
- Đau đầu: Đây là một biểu hiện không đặc hiệu nên người bệnh có thể dễ nhầm lẫn với bệnh đau đầu thông thường. Đau đầu trong thiếu máu não là cơn đau lan khắp vùng đầu (ban đầu có thể xuất phát từ cơn đau nhói tại một điểm trên vùng đầu) và có cảm giác nặng đầu. Biể hiện này có thể thấy rõ nhất khi mới ngủ dậy, thay đổi tư thế đứng – ngồi…
- Đau vai gáy: Các mạch máu lân cận vùng não đôi khi cũng bị ảnh hưởng gây tình trạng đau vai gáy, đau dọc đốt sống. Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh đều cảm nhận được rõ triệu chứng này.
- Mệt mỏi kéo dài: Đây là tình trạng rất dễ bắt gặp ở người thiếu máu nói chung. Đặc biệt, với não – cơ quan quan trọng điều khiển mọi hoạt độn của hệ thần kinh – thì tình trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng thường bỏ qua dấu hiệu này bởi nó không đặc hiệu.
- Suy giảm trí nhớ: Một trong những chức năng quan trọng của não là ghi nhớ. Khi thiếu máu lên não, các tế bào không được nuôi dưỡng dẫn tới sự suy giảm chức năng, trong đó có suy giảm trí nhớ.
- Rối loạn cảm xúc: Hệ thần kinh cũng có vai trò điều chỉnh cảm xúc của con người trong các hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, người bị thiếu máu lên não có thể trở nên dễ cáu gắt hơn, cảm xúc thất thường, dễ gặp ác mộng, tăng cảm giác lo âu hay căng thẳng…
Biện pháp phòng ngừa thiếu máu lên não
Với những biến chứng nguy hiểm trên, việc phòng ngừa thiếu máu lên não trước khi bệnh tiến triển là vô cùng cần thiết. Trong “cuộc chiến” này, cần có sự kiên trì của người bệnh và phối hợp đúng cách các biện pháp dưới đây.
Biện pháp không dùng thuốc
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt có ưu điểm là giúp mang lại hiệu quả về lâu dài. Đồng thời người bệnh cũng không cần phải lo lắng về tác dụng phụ có thể gặp phải như khi dùng thuốc. Biện pháp này cần được duy trì kể cả khi tình trạng thiếu máu lên não đã biến mất.
- Về chế độ dinh dưỡng: Nên xây dựng chế độ ăn làm hạn chế nguy cơ béo phì, tăng khả năng sinh hồng cầu cho cơ thể. Cụ thể, nên chọn các loại thực phẩm như cá hồi, thịt đỏ, cải bó xôi, tảo biển… Kiêng các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê…Xem thêm Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu não đầy đu chất, an toàn, đa dạng
- Về chế độ sinh hoạt: Kết hợp các biện pháp sau đây:
-
- Vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Nên có lối sống tích cực, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Tránh những lo âu, căng thẳng làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những rủi ro và biến chứng giúp có những can thiệp kịp lúc.
Biện pháp dùng thuốc
Đây là biện pháp thường được dùng để điều trị nguyên nhân. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thấy được hiệu quả điều trị sau một thời gian ngắn dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu không được tư vấn kỹ về cách dùng thuốc hợp lý, người dùng có thể gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn.
Người bệnh nên dùng thuốc trong trường hợp nguyên nhân gây thiếu máu não là do một bệnh lý khác. Ví dụ các loại thuốc có thể được sử dụng với một số nguyên nhân sau đây:
- Thiếu máu não do các bệnh lý ở tủy xương: thuốc ức chế miễn dịch, thuốc glucocorticoid…
- Thiếu máu não do xuất huyết tiêu hóa: thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể histamin H2, thuốc bao vết loét…
- Thiếu máu do xơ vữa động mạch: thuốc statins, thuốc tiêu sợi huyết fibrats, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi…
- Thiếu máu do các bệnh lý tim mạch: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể AT1 của angitensin, một số thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh If, thuốc trợ tim…
Đây đều là các loại thuốc được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và kê đơn chính xác nhất.
Ferrolip – Sắt sinh học hấp thu cao gấp 4.7 lần muối sắt hữu cơ thông thường
Để giải quyết vấn đề thiếu máu, một trong những cách được nhiều chuyên gia khuyên dùng là bổ sung sắt – nguyên liệu tạo máu quan trọng. Trong đó, Ferrolip đang là cái tên được nhắc tới nhiều nhất hiện nay. Sắt sinh học Ferrolip có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Sinh khả dụng cao gấp 2,7 lần sắt sunfat và cao gấp 3,5 lần sắt pyrophosphat. Khả năng hấp thu sắt cao gấp 4,7 lần muối sắt hữu cơ truyền thống.
- Hàm lượng sắt cao: Mỗi gói chứa 30mg sắt nguyên tố – cao hơn nhiều chế phẩm đang được bày bán trên thị trường hiện nay – giúp giảm số lần dùng trong ngày mà vẫn đáp ứng được nhiều mức độ thiếu máu khác nhau.
- Dạng buccal tan ngay trong miệng – không cần hòa tan bằng nước khi dùng. Vì vậy, người dùng có thể sử dụng ở bất cứ đâu mà không hề cảm thấy bất tiện.
- Vị chanh thơm mát, không còn dư vị kim loại như sắt dạng nước – phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Dạng liposome giúp tránh kích ứng đường tiêu hóa, không gây nóng trong, táo bón, không tương tác với các loại thuốc hay thực phẩm khác trong dạ dày, tăng độ ổn định hóa học của chế phẩm.
- Có nguồn gốc xuất xứ từ Italia, đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm khắt khe của châu Âu và quốc tế nên được hơn 20 quốc gia trên thế giới tin dùng. Được Bộ Y Tế Việt Nam cấp giấy phép lưu hành trong cả nước.
Nhờ những ưu điểm này, sản phẩm đã được nhiều chuyên gia trong nước đánh giá cao. ThS.BS Vũ Thanh Bình (hiện đang làm việc tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) chia sẻ rằng:
“Sắt bọc liposome đã được nghiên cứu chứng minh là hấp thu vượt trội so với các loại sắt thông thường khác. Đặc biệt hơn là dạng sắt này không có vị tanh và không gây táo bón. Ở Việt Nam hiện nay theo mình biết có Ferrolip là sắt liposome, cũng là sản phẩm tốt mà mình tin tưởng”.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng thiếu máu lên não. Nếu có bất kì câu hỏi nào, vui lòng gọi tới số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY để được các chuyên gia hàng đầu trong nước giải đáp.
References
↑1 | Xơ vữa động mạch. Truy cập ngày 08/02/2023. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-tim-m%E1%BA%A1ch/x%C6%A1-c%E1%BB%A9ng-%C4%91%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1ch/x%C6%A1-v%E1%BB%AFa-%C4%91%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1ch |
---|---|
↑2 | Tổng quan về Đột quỵ. Truy cập ngày 08/02/2023. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-th%E1%BA%A7n-kinh/%C4%91%E1%BB%99t-qu%E1%BB%B5/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-%C4%91%E1%BB%99t-qu%E1%BB%B5 |