Thiếu máu khi mang thai là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu máu khi mang thai, giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ.
Thiếu máu khi mang thai và 8 triệu chứng thường gặp
Thiếu máu là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các tế bào và mô, cơ quan trong cơ thể. Khi các mô không nhận được đủ lượng oxy, nhiều cơ quan và chức năng bị ảnh hưởng. Thiếu máu khi mang thai đặc biệt đáng lo ngại vì nó không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mẹ mà còn có thể gây ra các biến chứng thai kỳ như sinh non, thai lưu, trẻ sơ sinh kém phát triển…
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao hơn do cơ thể cần nhiều máu để cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé. Sau đây là 8 triệu chứng cho thấy mẹ bầu có thể bị thiếu máu như:
- Cơ thể mệt mỏi, yêu.
- Chóng mặt, đau đầu.
- Hụt hơi.
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
- Đau ngực.
- Da, môi và móng tay nhợt nhạt.
- Tay chân lạnh.
- Khó tập trung. [1]Anemia in Pregnancy. Truy cập ngày 14/07/2024.
https://www.webmd.com/baby/anemia-in-pregnancy.
Phương pháp chẩn đoán thiếu máu khi mang thai
Các mẹ bầu nếu thấy có dấu hiệu của thiếu máu khi mang thai cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để gặp bác sĩ và thực hiện một số các xét nghiệm máu như:
- Xét nghiệm hemoglobin: Đo lượng hemoglobin – một loại protein giàu sắt trong tế bào hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể.
- Xét nghiệm hematocrit: Đo tỷ lệ phần trăm hồng cầu trong một thể tích máu nhất định.
Nếu mẹ bầu có mức hemoglobin hoặc hematocrit thấp hơn bình thường chứng tỏ mẹ bầu khả năng cao bị thiếu máu do thiếu sắt.
>>> Xem thêm: Chỉ số thiếu máu ở bà bầu – Hướng dẫn cách xem chỉ số
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị thiếu máu. Điều này được giải thích do trong quá trình mang thai, người mẹ cần lượng sắt và axit folic cao hơn bình thường để cung cấp cho thai nhi, nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau cũng có thể làm gia tăng nguy cơ thiếu máu khi mang thai, đó là:
- Mẹ bầu mang mang thai đôi, thai ba… (nhiều hơn một thai nhi trong bụng mẹ).
- Thời gian mang thai giữa hai lần liên tiếp gần nhau.
- Nôn nhiều vì ốm nghén dẫn tới cơ thể mệt mỏi, ăn kém.
- Thanh thiếu niên mang thai sớm.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, không ăn đủ thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin B12…
- Người mẹ bị thiếu máu trước khi mang thai.
- Mẹ bầu ốm nghén nhiều làm cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng thiếu máu khi mang thai
Thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?
Thiếu máu trong thai kỳ có thể là tình trạng bệnh lý nhẹ và dễ điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Ảnh hưởng đến mẹ bầu
Nếu tình trạng thiếu máu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu như:
- Làm gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng thai sản như sảy thai, sinh non, tiền sản giật, vỡ ối sớm.
- Có thể xảy ra tình trạng hạ huyết áp đột ngột rất nguy hiểm.
- Gặp một số vấn đề sau khi sinh như trầm cảm, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, đe dọa tới tính mạng người mẹ.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng hoặc không được điều trị trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ thai nhi mắc phải:
- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
- Trẻ bị thiếu máu sau khi sinh ra.
- Trẻ chậm phát triển.
- Trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở cột sống hoặc não (khuyết tật ống thần kinh).
>>> Xem thêm: Hậu quả thiếu sắt ở bà bầu – Cách bổ sung sắt đúng chuẩn
Cách phòng ngừa và điều trị thiếu máu khi mang thai
Để phòng ngừa và điều trị thiếu máu khi mang thai, chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên dùng viên bổ sung sắt và/hoặc viên bổ sung axit folic cùng các vitamin, đồng thời bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu sắt và axit folic vào chế độ ăn uống, cụ thể như sau:
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung sắt, axit folic, vitamin B12 đủ để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Một số thực phẩm tốt cho người thiếu máu như:
- Thịt đỏ, thịt gia cầm và cá.
- Trứng.
- Rau lá xanh đậm (như rau bina, bông cải xanh và cải xoăn).
- Ngũ cốc và hạt (các loại hạt đậu, hạt điều, hạt diêm mạch…).
- Đậu, đậu lăng và đậu phụ
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu sắt cùng thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hiệu quả hấp thu sắt vào trong cơ thể, bao gồm:
- Trái cây họ cam quýt và nước ép từ các loại quả này.
- Dâu tây, kiwi, cà chua, ớt chuông.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Trong thai kỳ, chế độ nghỉ ngơi là một yếu tố quan trọng giúp cân bằng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu và cải thiện sức khỏe chung trong thai kỳ. Mẹ bầu hãy đảm bảo ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, chỉ nên làm việc nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe khi mang thai.
Bổ sung sắt Ferrolip cho phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai nên bổ sung 30mg sắt mỗi ngày [2]Anemia in Pregnancy. Truy cập ngày 14/07/2024.
https://www.webmd.com/baby/anemia-in-pregnancy.
– Ferrolip là sản phẩm sắt sinh học có hàm lượng sắt trong mỗi gói là 30mg, đáp ứng được nhu cầu dùng sắt của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Với đặc tính an toàn và hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ như nóng trong, táo bón.
– Ferrolip được tin dùng rộng rãi trên hơn 20 quốc gia có nền y học hiện đại như Anh, Nhật, Úc… Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Italia và công nghệ Liposome giúp tối ưu khả năng hấp thu sắt vào cơ thể, hiệu quả hấp thu gấp 5 lần so với sắt hữu cơ truyền thống.
– Bên cạnh đó, hương vị chanh thơm mát cùng dạng bào chế bucal tan ngay trong miệng rất tiện lợi khi dùng giúp Ferrolip được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.
Điều trị thiếu máu nặng ở bà bầu
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu nhập viện để điều trị thiếu máu bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch, đảm bảo cung cấp đủ máu để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên những trường hợp này thường ít xảy ra, khi thiếu máu ở giai đoạn nặng, kéo dài lâu ngày mới cần sử dụng đến phương pháp điều trị này.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng “thiếu máu khi mang thai”. Để có cơ thể khỏe mạnh, mẹ bầu cầu thăm khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị tình trạng này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 636 985 hoặc website Ferrolip.vn để được tư vấn cụ thể nhất.
References
↑1, ↑2 | Anemia in Pregnancy. Truy cập ngày 14/07/2024. https://www.webmd.com/baby/anemia-in-pregnancy |
---|