Sinh mổ là phẫu thuật can thiệp lớn, đòi hỏi mẹ sau sinh phải chăm sóc đặc biệt để hồi phục sức khỏe và giúp vết mổ nhanh chóng lành. Đặc biệt, một số loại thực phẩm không nên đưa vào chế độ ăn để tránh nguy cơ nhiễm trùng, tránh sẹo lồi,… Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc “Sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi?” cùng những thông tin vô cùng hữu ích cho hành trình hồi phục của mẹ sau sinh.
Vì sao cần kiêng cữ sau sinh mổ?
Sau khi sinh mổ, việc chăm sóc cơ thể, đặc biệt là vết mổ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc kiêng cữ không chỉ giúp vết thương nhanh lành mà còn hạn chế nhiều biến chứng, đặc biệt là sẹo lồi:
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Phẫu thuật mổ lấy thai tạo ra một vết cắt lớn trên bụng và tử cung. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng. Trong đó một số thực phẩm hàng ngày có khả năng gây viêm và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế ăn uống đúng cách sẽ giúp bảo vệ cơ thể mẹ tốt hơn trong giai đoạn hồi phục.
- Tránh sẹo lồi: Sẹo lồi là vấn đề thẩm mỹ phổ biến sau phẫu thuật, đặc biệt ở những mẹ có cơ địa dễ tạo sẹo lồi. Một số thực phẩm có thể kích thích quá trình tăng sinh collagen không kiểm soát, dẫn đến hình thành sẹo lồi ở vết mổ. Kiêng những loại thực phẩm này sẽ giúp mẹ tránh được các vấn đề về sẹo.
- Giúp vết thương nhanh lành: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái tạo mô. Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó vết thương của mẹ mau lành và mẹ cũng sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
- Đảm bảo sức khỏe, tránh biến chứng hậu sản: Giai đoạn sau sinh là thời điểm cơ thể mẹ cần được chăm sóc và hồi phục kỹ càng để tránh các biến chứng hậu sản. Điển hình như suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch. Kiêng cữ và bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp mẹ tăng cường đề kháng, chăm sóc em bé tốt hơn đồng thời hạn chế ảnh hưởng lâu dài về sau [1]Postpartum. Ngày truy cập: 10/11/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/postpartum.
Sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi?
Để giảm nguy cơ sẹo lồi, mẹ sinh mổ nên chú ý tránh xa một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng, tăng sinh mô sẹo hoặc làm chậm quá trình lành vết mổ. Những thực phẩm đó là:
- Đồ nếp: Xôi, bánh chưng có tính nóng và dễ gây viêm nhiễm, làm vết thương mưng mủ, khó lành. Các sản phẩm từ nếp còn dễ gây ngứa ngáy, khó chịu ở vết mổ, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
- Trứng: Mặc dù là nguồn dinh dưỡng dồi dào, những sau sinh mổ, trứng có thể khiến vết thương khi lành có màu sắc sáng hơn vùng xung quanh. Vì thế mẹ bầu có thể bị sẹo lồi hoặc vùng da quanh vết mổ loang lổ.
- Thịt bò: Thịt bò vốn được biết đến với nguồn protein phong phú nhưng cũng dễ làm cho sẹo sẫm màu, không đều màu da. Nếu muốn tránh sẹo thâm hoặc sẹo lồi, mẹ nên hạn chế ăn thịt bò trong những tuần đầu sau sinh.
- Thịt gà: Tuy giàu dinh dưỡng nhưng thịt gà cũng có tính nóng, dễ gây ngứa và làm vết thương mưng mủ.
- Hải sản: Những loại có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò có thể gây dị ứng hoặc làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt với mẹ sau sinh có cơ địa dễ bị dị ứng, việc ăn hải sản có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, kéo dài quá trình lành thương.
- Rau muống: Đây là một trong những loại rau nổi bật với khả năng kích thích tăng sinh mô, tạo sẹo lồi. Các thành phần trong rau muống sẽ kích thích tế bào phát triển quá mức ở vùng vết thương, khiến sẹo dày và nổi hơn.
- Rượu, bia, cà phê: Những thức uống này có tính kích thích cao, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm chậm quá trình hồi phục. Ngoài ra, chúng còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh.
Những thực phẩm nên ăn để vết mổ nhanh lành
Bên cạnh việc kiêng cữ, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục cũng rất cần thiết. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ nhanh chóng lấy lại sức khỏe và giúp vết mổ nhanh lành:
- Thực phẩm giàu protein và canxi: Protein giúp tái tạo tế bào, phục hồi mô da và cơ đồng thời tăng cường sức đề kháng. Canxi là khoáng chất quan trọng cho hệ xương và thần kinh, góp phần cho quá trình hồi phục của mẹ sau sinh. Mẹ nên chọn thịt nạc, cá, sữa, đậu hũ,… trong bữa ăn hàng ngày [2]New Mom’s Guide to Nutrition After Childbirth. Ngày truy cập: 10/11/2024.
https://health.clevelandclinic.org/sex-after-birth. - Ngũ cốc: Ngũ cốc là nguồn cung cấp carbohydrate, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch và lúa mì không chỉ giúp mẹ no lâu mà còn bổ sung chất xơ, nhiều vitamin & khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại rau củ quả giàu vitamin A, C, E như cà rốt, bí đỏ, cam, dâu tây và các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, cải kale,… rất tốt cho vết mổ. Đặc biệt vitamin C có khả năng tăng cường miễn dịch và kích thích tái tạo collagen, giúp vết thương lành nhanh chóng và tránh sẹo lồi [3]Possible benefits of food supplementation or diet in scar management: A scoping review. Ngày truy cập: 10/11/2024.
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC11402062/. - Sắt: Trong quá trình sinh mổ, mẹ bầu mất rất nhiều máu nên có nguy cơ thiếu máu sau sinh. Sắt giúp cơ thể tái tạo máu, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa thiếu máu sau sinh. Những thực phẩm giàu sắt gồm thịt đỏ (thịt heo nạc), gan động vật và các loại đậu.
- Chất xơ: Chất xơ có trong rau xanh, hoa quả và ngũ cốc giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh táo bón – một vấn đề thường gặp ở mẹ sau sinh. Táo bón có thể gây áp lực lên vùng bụng, làm vết mổ đau nhức và lâu lành hơn.
Sinh mổ bao lâu thì được ăn uống bình thường?
Sau sinh mổ, hệ tiêu hóa của mẹ cần thời gian để hồi phục trước khi có thể ăn uống bình thường. Dưới đây là các giai đoạn ăn uống mẹ cần lưu ý:
- Trong 6 – 8 giờ đầu sau sinh mổ: Mẹ nên tránh ăn uống, đặc biệt thức ăn rắn. Thay vào đó, mẹ chỉ nên uống nước lọc hoặc nước ấm để cơ thể bắt đầu dần thích nghi.
- Ngày đầu tiên sau sinh: Lúc này mẹ có thể bắt đầu ăn các món nhẹ như cháo loãng, súp để hệ tiêu hóa không bị quá tải.
- Ngày thứ hai trở đi: Nếu cơ thể mẹ ổn định, có thể chuyển sang cơm mềm và các món dễ tiêu. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chú ý kiêng cữ một số thực phẩm có thể gây kích ứng vết mổ.
- Sau khoảng 1 tuần: Hầu hết mẹ sinh mổ có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên mẹ vẫn cần bổ sung thực phẩm có lợi và tránh xa các loại thức ăn, thức uống gây sẹo lồi.
Tùy vào từng thể trạng và thời gian để ăn uống bình thường trở lại của mỗi mẹ bầu cũng sẽ khác nhau. Để đảm bảo tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ. Bài viết đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc “sinh mổ kiêng ăn gì để không bị sẹo lồi” cũng như hướng dẫn những thói quen hợp lý để mẹ nhanh hồi phục và tránh được các biến chứng không mong muốn. Nếu mẹ muốn cập nhật thêm nhiều thông tin khác, hãy truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!
References
↑1 | Postpartum. Ngày truy cập: 10/11/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/postpartum |
---|---|
↑2 | New Mom’s Guide to Nutrition After Childbirth. Ngày truy cập: 10/11/2024. https://health.clevelandclinic.org/sex-after-birth |
↑3 | Possible benefits of food supplementation or diet in scar management: A scoping review. Ngày truy cập: 10/11/2024. https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC11402062/ |