Công nghệ Liposome đột phá

Livestream cùng bác sĩ: Sắt sinh học – Giải pháp mới bổ sung sắt hiệu quả cho mẹ bầu

21/11/2022 1939 lượt xem

Nhu cầu sử dụng sắt khi mang thai rất lớn. Khi em bé càng ngày càng lớn, nhu cầu trao đổi chất của em bé cao hơn. Nếu sắt không được bổ sung đủ, tình trạng thiếu sắt trở nên nghiêm trọng.

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu

Khi mang thai, thể tích hồng cầu tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng huyết tương lại không cân xứng nên nồng độ hemoglobin trong máu bị giảm đi. Do đó gây ra chứng máu loãng trong thai kỳ. Lượng hematocrit giảm còn 38% đến 45%

Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia năm 2020, tỉ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu chiếm đến 25,6%. So với năm 2015 (32,8%), tỉ lệ này đã giảm đi đáng kể nhưng vẫn không đáp ứng được mục tiêu đề ra là 20%. Nhưng tỉ lệ này giảm cho thấy các mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt khi mang thai.

Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Nhu cầu sử dụng sắt của phụ nữ mang thai tăng theo cấp số nhân để đáp ứng với sự gia tăng các đơn vị tế bào thai. Ở những tháng cuối thai kỳ, cân nặng của em bé tăng lên rất nhanh. Do đó, nhu cầu sử dụng sắt của em bé rất lớn.

Hơn 80% quốc gia trên thế giới, tỷ lệ thiếu máu thai kỳ lớn hơn 20%. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường xuyên xảy ra trong thai kỳ. Bởi vì mẹ cần sắt để nuôi dưỡng cơ thể, cho bé phát triển và dự trữ sắt cho quá trình chuyển dạ. Do đó, bổ sung sắt khi mang thai rất quan trọng.

Trên thị trường có rất nhiều chế phẩm sắt cho mẹ bầu lựa chọn. Nhưng có phải loại nào cũng được hấp thu tốt? Nhiều mẹ bầu sử dụng sắt và gặp hiện tượng buồn nôn, táo bón, kích ứng dạ dày, phân đen,…

Sắt có vai trò quan trọng tạo nên hồng cầu, vận chuyển O2 và CO2 trong quá trình hô hấp, tham gia vào việc hình thành nên các enzym và các men quan trọng trong cơ thể. Cơ thể mẹ bầu cần dự trữ ít nhất 300-500mg sắt trước khi mang thai.

Dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt ở mẹ bầu

Dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt mẹ bầu thường gặp là:

  • Mệt mỏi.
  • Hoa mắt.
  • Chóng mặt.
  • Suy giảm chức năng hô hấp và tim mạch.
  • Rụng tóc.
  • Bong móng.
  • Giảm trí nhớ.
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm.
Dấu hiệu thiếu sắt ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu sắt ở mẹ bầu

Thông tin chung về sắt sinh học và màng bọc liposome

Sắt sinh học được bao bọc bởi màng bọc liposome. Liposome có khả năng bao bọc sắt, ngăn ngừa tình trạng kích ứng dạ dày. Màng liposome bao bọc và bảo vệ sắt khỏi tác động của dịch dạ dày. Nhờ có công nghệ liposome, sắt được vận chuyển và phân tán toàn diện đến đúng nơi được hấp thu.

Liposome gồm một hoặc nhiều lớp màng phospholipid kép bao quanh lõi chứa hoạt chất. 

Phospholipid là một loại lipid và là thành phần chính của tất cả các màng tế bào. Công nghệ Liposome tạo ra những tiểu phân tử hình cầu, kích thước siêu nhỏ, do đó cũng tăng tốc độ hòa tan của hoạt chất.

Liposome là một hệ vận chuyển lý tưởng với khả năng chứa, bảo vệ, vận chuyển và giải phóng những hoạt chất dinh dưỡng vào những vị trí mong muốn trong cơ thể một cách chính xác và đúng liều lượng.

Ưu điểm của Liposome:

  • Hòa tan hiệu quả các khoáng chất khó tan như sắt, magie, kẽm… 
  • Tăng khả năng hấp thu của màng tế bào với hoạt chất, dưỡng chất 
  • Giảm thiểu tác dụng phụ của của các loại thuốc điều trị với cơ thể.
Công nghệ Liposome đột phá
Công nghệ Liposome đột phá

Màng liposome bao bọc xung quanh sắt giúp cho:

  • Khả năng tiếp cận sinh học, sinh khả dụng của sắt cao hơn.
  • Không có vị tanh đặc trưng.
  • Gần như không tương tác với các thực phẩm khác.
  • Cải thiện độ ổn định.
  • Hấp thu qua đường tiêu hóa cao: Thẩm thấu vào thành ruột non  Cơ thể hấp thu nhanh.
  • Hạn chế tối đa kích ứng đường tiêu hóa. Giảm tác dụng phụ: ợ nóng, buồn nôn, táo bón,…

So sánh sắt sinh học Ferrolip với muối sắt thông thường

Sắt sinh học Ferrolip - Hương vị thơm ngon, sức khỏe vẹn tròn
Sắt sinh học- giải pháp mới bổ sung sắt hiệu quả cho mẹ bầu
Đặc tính Sắt sinh học Sắt thông thường
Ảnh hưởng của độ acid dạ dày Không
Oxy hóa sắt Không
Hấp thụ sắt Tăng Thông

thường

Hấp thu qua tế bào M ở ruột Không
Tương tác với thực phẩm Không
Quá trình oxy hóa làm tổn thương biểu mô ruột Không
Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa Không có/Rất ít
Vi kim loại Không
Chelation các kim loại khác Không

Hỏi – đáp

1. Sinh thường hay sinh mổ đau hơn? Phương pháp nào tốt hơn cho con?

Mỗi phương pháp sinh có kiểu đau khác nhau:

  • Sinh mổ: Mặc dù lúc sinh không đau nhưng sẽ đau nhiều hơn sau khi sinh.
  • Sinh thường: Mẹ sẽ bị đau trước và trong khi sinh. Sau đó, mức độ đau sẽ giảm.

Đẻ thường sẽ tốt hơn cho em bé hơn.

2. Có trường hợp nào sinh thường phải chuyển sang sinh mổ?

Các trường hợp khi đang sinh thường phải chuyển sinh mổ như:

  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Buồng tử cung không tiến triển.
  • Đầu em bé cao, không ra được nhưng đã vỡ ối lâu.

3. Từng đốt viêm lộ tuyến sinh con bình thường được không?

Bạn hoàn toàn có thể sinh con bình thường được. Tuy nhiên, có 1 tỉ lệ khi bạn đốt lộ tuyến không cẩn thận hoặc có cơ địa sẹo xấu sẽ có tình trạng co kéo cổ tử cung. Điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng có thai.

Thực tế có đến 80% phụ nữ sau khi mang thai bị viêm lộ tuyến do sự thay đổi nội tiết trong thời gian mang thai.

4. Gây tê màng cứng khi sinh có ảnh hưởng đến em bé không?

Gây tê ngoài màng cứng không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi.

5. Bé đầu sinh non, bé thứ 2 có sinh bình thường được không?

Bé thứ 2 có thể sinh bình thường được. Tuy nhiên, nguy cơ sinh non ở lần sau cũng cao hơn bình thường.

6. 36 tuần bác sĩ kết luận thiếu máu nên sinh mổ hay sinh thường?

Mẹ có thể lựa chọn bất kỳ phương pháp nào miễn sao em bé khỏe mạnh bình thường. Bà bầu thiếu máu khi mang thai chiếm tỷ lệ lớn và dễ gặp phải. Bạn nên bổ sung thêm sắt Ferrolip để tăng hấp thu sắt và tái tạo hồng cầu.

7. Mình sử dụng Ferrolip rồi, không thấy tanh có phải do ít sắt không?

Điều này hoàn toàn không phải. Màng lyposome đã bao bọc bên ngoài, hơn nữa vị chanh giúp cho sắt Ferrolip rất dễ uống và không thấy vị tanh của sắt.

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫