Rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể làm trẻ thiếu tự tin và gây không ít lo lắng cho các bậc làm cha mẹ. Nguyên nhân có thể do nội tiết tố thay đổi, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng… Vậy cách khắc phục như thể nào? Hãy xem ngay bài viết của Ferrolip.
Rụng tóc ở tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu?
Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thường có những thay đổi về cả tâm sinh lý và ngoại hình. Rụng tóc là một trong những vấn đề khiến nhiều trẻ cảm thấy tự ti. Nguyên nhân chủ yếu do nội tiết tố thay đổi, thiếu dinh dưỡng, học hành căng thẳng. Ngoài ra, rụng tóc cũng có thể do lạm dụng thuốc tây, sử dụng hóa chất lên tóc hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó đang diễn ra trong cơ thể. Rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Nội tiết tố cơ thể thay đổi
Sự thay đổi của các hormon trong cơ thể là một trong số những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì. Ở độ tuổi dậy thì, nồng độ hormon androgen trong huyết thanh tăng lên đáng kể gây ức chế các nang tóc ở vùng da đầu. Điều này, có thể dẫn tới tình trạng rụng tóc [1]Hormonal Effects on Hair Follicles. Truy cập ngày 28/05/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7432488/.
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển ở tuổi dậy thì. Đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ cần bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể hơn. Trong trường hợp bổ sung không đủ, trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường bị rụng tóc. Vậy tóc rụng thiếu chất gì? Một số chất rất cần thiết cho sự phát triển của tóc đó là sắt, kẽm và vitamin D. Ngoài ra còn có protein, các vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin B, silica, selen, sulfur, canxi.
- Sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất huyết sắc tố và cung cấp dưỡng chất cho nang tóc. Do vậy nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn tới tình trạng tóc dễ bị khô xơ và gãy rụng, đặc biệt ở những đối tượng cần nhu cầu sắt lớn như phụ nữ mang thai, trẻ đang trong độ tuổi dậy thì…
- Vitamin D: Đây là một vitamin cần thiết cho sự phát triển của tóc. Một nghiên cứu năm 2020 đã chứng minh rằng những người bị rụng tóc có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn đáng kể so với người bình thường.
- Kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, giúp nuôi dưỡng nang tóc khỏe mạnh. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp phục hồi những tổn thương ở các tế bào nang tóc, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào trong cơ thể nói chung, từ đó thúc đẩy quá trình mọc tóc.
>>> Xem thêm: Rụng tóc nên uống sắt hay kẽm? Chuyên gia tư vấn
Tình trạng căng thẳng
Căng thẳng kéo dài có thể gây ra chứng rụng tóc. Trẻ ở độ tuổi dậy thì có thể rơi vào trạng thái căng thẳng trước những thay đổi về tâm sinh lý. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các chất độc gây hại cho nang tóc, làm nang tóc chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi chờ gãy rụng [2]Can stress cause hair loss? Truy cập ngày … Continue reading.
Do bệnh lý
Tình trạng rụng tóc có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đáo đang diễn ra trong cơ thể như [3]What Causes Hair Loss in Teenagers, and How to Treat It. Truy cập ngày 29/05/2023.
https://www.healthline.com/health/teenage-hair-loss:
- Bệnh về tuyến giáp làm sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormon tuyến giáp.
- Bệnh lupus ban đỏ: Ngoài rụng tóc còn có một số biểu hiện khác đi kèm như đau khớp, mệt mỏi, phát ban dạng cánh bướm…
- Nấm da đầu: Tóc rụng thường đi kèm với mảng trắng, vảy trên da đầu.
- Rụng tóc từng vùng: Do sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
- Hội chứng buồng trứng đa nang làm sản xuất quá nhiều hormone testosterone, mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Do việc sử dụng các loại thuốc
Một số loại thuốc khi vào trong cơ thể gây ra tình trạng rụng tóc như:
- Thuốc trị mụn.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc chống đông máu.
- Thuốc chống co giật.
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc hạ huyết áp.
- Thuốc hạ cholesterol.
- Thuốc trị bệnh gout.
- Thuốc ức chế miễn dịch.
- Hóa trị.
Sử dụng thuốc làm tóc
Thường xuyên nhuộm tóc hoặc sử dụng hóa chất làm tóc có thể làm gia tăng tình trạng tóc gãy rụng. Trẻ bị rụng tóc ở tuổi dậy thì cũng nên tránh xa những hồ bơi chứa nhiều nước clo vì đây chính là nguyên nhân làm tóc rụng nhiều hơn [4]What Causes Hair Loss in Teenagers, and How to Treat It. Truy cập ngày 29/05/2023.
https://www.healthline.com/health/teenage-hair-loss.
Rụng tóc ở tuổi dậy thì có phục hồi được không?
Tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể được cải thiện bằng cách ngăn chặn nguyên nhân gây rụng tóc. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ tóc từ sâu bên trong. Bố mẹ không cần quá lo lắng khi thấy các con gặp phải tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì. Tóc có thể được phục hồi và mọc lại sớm nếu trẻ được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tránh xa các tác nhân làm tóc gãy rụng.
Giải pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì
Rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể trở thành nỗi ám ảnh của nhiều trẻ và các bậc phụ huynh. Tuy nhiên nếu xác định chính xác được nguyên nhân gây rụng tóc và có giải pháp khắc phục kịp thời thì mái tóc sẽ chắc khỏe trở lại. Dưới đây là một số những giải pháp giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì mang lại hiệu quả tốt.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Trong đó, sắt là một dưỡng chất quan trọng và dễ thiếu với trẻ tuổi dậy thì nhất. Khi đến lứa tuổi này, nhu cầu sử dụng sắt nhưng cơ thể lại không thể tái tạo sắt. Khi thiếu sắt, cơ thể không sản xuất đủ máu nuôi dưỡng cơ thể. Do đó dễ gây tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì.
Do đó, trẻ tuổi dậy thì cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung sắt cho cơ thể… Có thể bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn của trẻ như rau bina, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu phụ, cá, thịt bò… Trẻ cũng có thể sử dụng các sản phẩm cung cấp sắt như sắt sinh học Ferrolip.
Ferrolip được bào chế với công nghệ liposome hiện đại tăng hiệu quả hấp thu đến 4,7 lần sắt hữu cơ truyền thống. Nhờ đó mà hạn chế tác dụng phụ cho cơ thể. Ngoài ra, Ferrolip có dạng buccal tan trực tiếp trong miệng mà không cần uống nước. Đặc biệt, sản phẩm có hương vị chanh thơm ngon, thanh mát rất thích hợp.
Bên cạnh đó hãy hạn chế các đồ ăn chứa nhiều đường hoặc chất béo, đồ chiên rán… có hại cho sức khỏe.
Dưỡng tóc bằng tự nhiên
Sử dụng các loại dầu gội và dầu dưỡng tóc từ tự nhiên với thành phần dịu nhẹ giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe từ gốc tới ngọn. Một số loại dầu dưỡng tóc an toàn từ thiên nhiên mà bố mẹ có thể sử an tâm dụng cho trẻ như dầu ô liu, dầu hạnh nhân, dầu dừa…
Hạn chế sử dụng hoá chất
Thuốc nhuộm hay hóa chất làm tóc nếu sử dụng nhiều lần có thể ảnh hưởng xấu tới nang tóc, làm tóc gãy rụng, khô xơ. Do đó để có được mái tóc chắc khỏe và giảm thiểu tình trạng rụng tóc thì trẻ nên tránh xa các loại hóa chất làm tóc.
Bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc thông tin hữu ích về tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì và giải pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn bất kì câu hỏi nào liên quan tới các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ tới Ferrolip tôi theo số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại https://ferrolip.vn/ để được các dược sĩ giàu kinh nghiệm giải đáp chi tiết nhất.
References
↑1 | Hormonal Effects on Hair Follicles. Truy cập ngày 28/05/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7432488/ |
---|---|
↑2 | Can stress cause hair loss? Truy cập ngày 29/05/2023. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/expert-answers/stress-and-hair-loss/faq-20057820#:~:text=Telogen%20effluvium.,combing%20or%20washing%20your%20hair |
↑3, ↑4 | What Causes Hair Loss in Teenagers, and How to Treat It. Truy cập ngày 29/05/2023. https://www.healthline.com/health/teenage-hair-loss |