Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở nhiều người, thường được nhận biết qua những triệu chứng ban đầu như người mệt mỏi, da xanh xao, thường xuyên chóng mặt… Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây thiếu máu, các yếu tố nguy cơ dẫn tới thiếu máu, từ đó đưa ra các giải pháp điều trị thiếu máu.
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là một rối loạn của hồng cầu, trong đó có sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ hemoglobin hoặc giảm cả hai yếu tố trên. Đây là tình trạng có thể gặp trong nhiều loại bệnh lý khác nhau.
Nguyên nhân gây thiếu máu
Nguyên nhân gây thiếu máu rất đa dạng. Có thể kể tới những nguyên nhân chính sau:
Thiếu nguyên liệu tạo máu
Các nguyên liệu quan trọng để tạo máu bao gồm: sắt, các acid amin và các vitamin nhóm B. Trong đó, các nguyên liệu thường hay bị thiếu hụt nhất là sắt, vitamin B12, vitamin B9 (hay acid folic).
Thiếu sắt
Sắt là một trong các thành phần để tổng hợp nhân hem của hồng cầu, từ đó tổng hợp nên hemoglobin. Thiếu sắt sẽ gây thiếu hemoglobin (hay huyết sắc tố) gây tình trạng thiếu máu nhược sắc.
Người bị thiếu sắt có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, nguyên nhân thường gặp là:
- Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ sắt.
- Cơ thể kém hấp thu sắt.
- Nhu cầu sử dụng sắt tạo máu tăng ở bà bầu, vận động viên, bé gái tuổi dậy thì,…
Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 được dự trữ ở gan, có vai trò là chất xúc tác trong quá trình tổng hợp acid nucleic để phân chia tạo tế bào hồng cầu mới. Thiếu vitamin B12 tăng nguy cơ gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ, ảnh hưởng đến thần kinh ngoại vi…
Thiếu vitamin B12 thường gặp ở những người bị viêm teo dạ dày, suy gan nặng hoặc do tế bào bẩm sinh không sử dụng được vitamin B12.
Thiếu vitamin B9 (acid folic)
Acid folic cũng là một chất xúc tác quan trọng cho quá trình tổng hợp tế bào hồng cầu mới. Tương tự vitamin B12, thiếu vitamin B9 sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Thiếu máu do mất máu
Thiếu máu do mất máu có thể là tình trạng cấp tính (mất máu nhanh và nhiều) hoặc mạn tính (mất máu từ từ và kéo dài). Các trường hợp mất máu phổ biến nhất là:
- Chấn thương: Đây là tình trạng mất máu cấp tính. Khi lượng máu mất quá lớn, cơ thể có nguy cơ bị sốc hoặc trụy tim mạch.
- Chảy máu tiêu hóa, rong kinh: Đây là tình trạng mất máu mạn tính. Cơ thể tự thích nghi bằng cách tăng sản xuất hồng cầu. Tuy nhiên, đến một thời điểm, lượng hồng cầu sẽ không đủ bù đắp lượng máu mất đi.
Bệnh thalassemia
Thalassemia là bệnh lý bất thường hemoglobin do đột biến di truyền. Hồng cầu có sự giảm cả về số lượng và tuổi thọ. Bệnh được chia thành 2 thể là ∝ – Thalassemia và β – Thalassemia. Trong đó, mỗi thể lại được chia thành các cấp độ thiếu máu khác nhau: [1]Thalassemia. Truy cập ngày 31/01/2023.
https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/huy%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-ung-th%C6%B0-h%E1%BB%8Dc/thi%E1%BA%BFu-m%C3%A1u-do-tan-m%C3%A1u/thalassemia
- ∝ – Thalassemia gồm 4 mức độ: thể ẩn (không có biểu hiện lâm sàng), thể nhẹ, thể trung bình và thể nặng.
- β – Thalassemia gồm 2 mức độ: thiếu máu nhẹ (β – Thalassemia nhỏ) và thiếu máu nặng (β – Thalassemia lớn).
Thiếu máu do viêm nhiễm
Thiếu máu do viêm nhiễm thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như ung thư, HIV – AIDS… Cơ thể những bệnh nhân này sẽ sinh ra các kháng thể gắn lên bề mặt hồng cầu. Hậu quả là hồng cầu bị vỡ hoặc bị rách, gan thanh lọc khỏi hệ tuần hoàn theo cơ chế đại thực bào.
Thiếu máu do mắc bệnh liên quan đến tủy xương
Tủy xương là cơ quan tạo máu chính của cơ thể. Các bệnh lý liên quan tới tủy xương đều ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng này. Một số bệnh lý tủy xương thường gặp là suy tủy xương, cốt hóa tủy xương, u ác tính, thiếu erythropoietin…
Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh lý di truyền, trong đó cấu trúc hemoglobin (Hb) có sự sai lệch. Ở người bình thường, loại hemolobin chiếm tỉ lệ lớn nhất là HbA. Trong khi đó, ở bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm, HbA hầu hết bị thay thế bởi HbS. HbS dễ kết dính tạo thành các sợi xoắn hồng cầu biến dạng thành hình liềm [2]Bệnh hồng cầu liềm. Truy cập ngày … Continue reading.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu
Một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu hoặc khiến tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn [3]Anemia. Truy cập ngày 31/01/2023.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360:
Chế độ ăn thiếu sắt, vitamin
Sắt và các vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) là những nguyên liệu tạo máu quan trọng. Thiếu các dưỡng chất này khiến cơ thể không thể sinh hồng cầu. Ngoài ra, vitamin C cũng là một dưỡng chất quan trọng giúp sắt hấp thu vào máu.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa khiến việc hấp thu các nguyên liệu tạo máu bị cản trở, từ đó giảm số lượng hồng cầu được tạo ra.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai có nhu cầu về sắt và các chất dinh dưỡng cao để giúp thai nhi hình thành các tế bào hồng cầu. Sau khi sinh con, người mẹ cũng mất một lượng máu lớn. Vì vậy, đây đều là những đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao.
Độ tuổi
Cơ quan tạo máu cũng như hấp thu nguyên liệu tạo máu ở người cao tuổi đều có sự suy giảm về chức năng. Vì thế, người trên 65 tuổi có nguy cơ thiếu máu tăng.
Yếu tố di truyền
Nhiều bệnh lý thiếu máu ác tính như Thalassemia, hồng cầu hình liềm… đều có nguyên nhân là do di truyền. Để giảm thiểu yếu tố nguy cơ này, cách tốt nhất là các cặp vợ chồng nên làm xét nghiệm gen trước khi sinh con.
Yếu tố nguy cơ khác
Các yếu tố như nghiện rượu, tiếp xúc hóa chất, sử dụng thuốc, nhiễm độc chì… cũng có thể gây vỡ hồng cầu, làm tăng nguy cơ thiếu máu tan máu.
Giải pháp điều trị thiếu máu
Để cải thiện tình trạng thiếu máu, có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Thiếu máu do thiếu sắt
Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, thiếu máu do thiếu sắt hầu như không để lại hậu quả nguy hiểm nào. Người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc biệt với các loại thực phẩm giàu sắt. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung nếu thiếu máu nặng.
Thalassemia
Tùy vào thể bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Với bệnh mức độ nhẹ hoặc thể ẩn, chỉ cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý và theo dõi thường xuyên. Với bệnh mức độ trung bình hoặc nặng, cần truyền máu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Thiếu máu huyết tán
Với thiếu máu huyết tán, bệnh nhân có thể được chỉ định nhiều biện pháp khác nhau như thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, phẫu thuật cắt lách, truyền máu trong trường hợp nặng…
Thiếu máu do suy tủy
Suy tủy nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Một số phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay là thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, ghép tủy, ghép tế bào gốc…
Thiếu máu do suy thận mạn
Bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng: bổ sung sắt, bổ sung erythropoietin đường tiêm (ít dùng) kết hợp điều trị duy trì chức năng thận.
Sắt sinh học Ferrolip – Giải pháp bổ sung sắt toàn diện
Bổ sung sắt là chỉ định cho thiếu máu trong nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những cái tên được chuyên gia và người dùng đánh giá cao chính là sắt sinh học Ferrolip. Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Hàm lượng sắt lớn đáp ứng nhu cầu của người bị thiếu máu.
- Màng bao liposome giúp tăng mức độ và tốc độ hấp thu, giảm kích ứng đường tiêu hóa, tăng độ ổn định.
- Dạng bào chế buccal tan nhanh trong miệng giúp sử dụng dễ dàng, nhanh chóng.
- Vị chanh thơm mát phù hợp cho nhiều đối tượng.
- Nhập khẩu nguyên hộp từ Italy và đạt các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của châu Âu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân gây thiếu máu. Nếu cần được hỗ trợ về sức khoẻ hoặc về sản phẩm, vui lòng gọi hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại https://ferrolip.vn/ để được các chuyên gia giải đáp.
References
↑1 | Thalassemia. Truy cập ngày 31/01/2023. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/huy%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-ung-th%C6%B0-h%E1%BB%8Dc/thi%E1%BA%BFu-m%C3%A1u-do-tan-m%C3%A1u/thalassemia |
---|---|
↑2 | Bệnh hồng cầu liềm. Truy cập ngày 31/01/2023. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/huy%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-ung-th%C6%B0-h%E1%BB%8Dc/thi%E1%BA%BFu-m%C3%A1u-do-tan-m%C3%A1u/b%E1%BB%87nh-h%E1%BB%93ng-c%E1%BA%A7u-li%E1%BB%81m |
↑3 | Anemia. Truy cập ngày 31/01/2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360 |