Người thiếu máu không nên ăn gì? 7 nhóm thực phẩm cần hạn chế

21/06/2023 2453 lượt xem

Một trong số những nguyên nhân gây thiếu máu là chế độ dinh dưỡng không đủ. Ngoài việc bổ sung đủ đầy đủ những yếu tố tạo máu thì các bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm có thể cản trở quá trình cơ thể hấp thu những chất tạo nên hồng cầu. Vậy người thiếu máu không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Người thiếu máu không nên ăn gì?

Một số thực phẩm có thể gâycản trở quá trình hấp thu nguyên liệu và ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. Vậy nên đối với những người bị bệnh thiếu máu cần hạn chế sử dụng những thực phẩm như sau[1]Diet plan for anemia: Best meals and foods for boosting iron. Truy cập ngày 19.06.2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322336
:

Thực phẩm có chứa tanin

Tannin là một chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Các nguồn chất này bao gồm trà xanh, trà đen, cà phê, nho, rượu vang, và ngô. Tannin có khả năng hạn chế quá trình hấp thụ sắt từ các loại thực phẩm thực vật như đậu, rau đậu, và các loại rau lá xanh đậm. Vì vậy, trong trường hợp bị thiếu máu do thiếu sắt, nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa tanin.

Người thiếu máu không nên ăn gì?
Người thiếu máu không nên ăn gì?

Thực phẩm giàu canxi

Canxi và sắt sẽ có sự cạnh tranh hấp thu khi vào trong cơ thể, vậy nên các thực phẩm có chứa một lượng lớn canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa có thể ức chế quá trình hấp thụ sắt. Vì vậy, khi ăn các thực phẩm giàu canxi, đặc biệt là trong khi tiêu thụ thực phẩm giàu sắt, có thể giảm lượng canxi để tăng khả năng hấp thụ sắt hoặc phải sử dụng 2 loại thực phẩm này cách xa nhau để không bị cạnh tranh hấp thu.

Hạn chế thực phẩm chứa gluten

Ở bệnh nhân mắc bệnh celiac, tức là bị bất dung nạp gluten, việc tiêu thụ các thực phẩm chứa gluten sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột non. Từ đó cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng như folate và sắt. Gluten là một chất có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và các nguồn thực phẩm từ ngũ cốc.

Hạn chế thực phẩm giàu phytates

Phytates hoặc axit phytic thường có mặt trong các loại thực phẩm giàu chất xơ như lúa mì nguyên hạt, đậu, và gạo lứt. Khi các loại thực phẩm này được chế biến thành sản phẩm tinh chế như gạo hoặc bột gạo, mặc dù lớp cám bên ngoài đã được loại bỏ nhưng vẫn còn một lượng nhỏ axit phytic. Phytates và axit phytic có khả năng kết hợp với sắt, từ đó làm giảm quá trình hấp thu sắt. Vì vậy, người thiếu máu nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa phytates và axit phytic.

Những thực phẩm người thiếu máu không nên ăn

Bia rượu hoặc đồ uống kích thích

Thiếu máu không nên uống rượu bia hoặc đồ uống kích thích vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ sắt và axit folic. Cụ thể rượu bia có thể gây ra viêm loét niêm mạc ruột non và tác động tiêu cực đến quá trình hấp thụ sắt và acid folic từ chế độ ăn. Ngoài ra, rượu và bia cũng có thể gây ra việc giảm bớt việc hình thành hồng cầu mới trong tủy xương, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tạo máu.

Đồ ăn cay, nóng

Đồ ăn cay nóng, chẳng hạn như các loại gia vị cay hoặc các món ăn cay như ớt, có thể gây kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày và ruột non. Điều này có thể khiến người bị thiếu máu cảm thấy khó chịu, có triệu chứng khó tiêu hoặc tăng cảm giác đau đớn, từ đó cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu của các chất tạo máu như sắt và acid folic hay vitamin B12. Ngoài ra ăn đồ cay nóng có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều hơn và làm cho cơ thể mất nước nhanh chóng. Mất nước có thể ảnh hưởng đến lượng máu cơ thể và làm tăng tình trạng thiếu máu.

Hạn chế ăn đồ ngọt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu máu do thiếu sắt có thể làm tăng hàm lượng phân tử glucose bị kẹt trong tế bào huyết sắc tố A1C (HbA1c) nên nếu bạn tiếp tục tiêu thụ một lượng lớn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường trong thời gian dài, nồng độ đường trong máu của bạn sẽ duy trì ở mức cao, gây tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây tổn thương thận, viêm mạch máu và làm tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm tốt cho người thiếu máu

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là một thành phần quan trọng của hồng cầu, giúp chúng mang oxy từ phổi đến các cơ và mô trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu sắt, quá trình sản xuất hồng cầu và khả năng mang oxy của chúng sẽ bị ảnh hưởng [2]Anemia: Best Diet Plan. Truy cập ngày 19.06.2023.
https://www.healthline.com/health/best-diet-plan-for-anemia
. Bổ sung thực phẩm giàu sắt có vai trò quan trọng trong việc khắc phục thiếu sắt và cải thiện tình trạng thiếu máu. Sắt được hấp thụ tốt nhất từ thức ăn và các nguồn sắt có thể phân thành hai loại: sắt heme và sắt không heme:

  • Sắt heme được tìm thấy trong thực phẩm từ động vật như thịt, gan và hải sản. Sắt heme được hấp thụ dễ dàng hơn và có khả năng tăng cường sự hấp thụ của sắt non-heme.
  • Sắt non-heme có mặt trong các nguồn thực phẩm thực vật như đậu, hạt, rau xanh, ngũ cốc và trái cây. Đối với sắt non-heme, việc kết hợp với các nguồn vitamin C như cam, chanh, dứa hoặc rau cải xanh có thể giúp tăng sự hấp thụ sắt.
Thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu
Thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 là yếu tố cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu và làm giảm khả năng sản xuất hồng cầu. Ngoài ra Vitamin B12 còn cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Thiếu B12 có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, suy giảm tinh thần, và rối loạn thần kinh.

Các thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm:

  • Thịt động vật: Chẳng hạn như thịt bò, thịt gà, thịt heo và các loại hải sản như cá, tôm, và hàu.
  • Sản phẩm sữa: Bao gồm sữa, phô mai, và sữa chua.
  • Trứng: Đặc biệt là lòng đỏ trứng.
  • Các loại gan: Gan bò và gan gà là nguồn giàu vitamin B12.
  • Thực phẩm chế biến từ đậu nành: Như tempeh và miso.

Đối với những người có rối loạn hấp thụ vitamin B12, như bệnh tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc cận thận, việc sử dụng thuốc bổ sung hoặc tiêm vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ có thể được xem xét để đảm bảo cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể.

Thực phẩm giàu folate

Acid folic, còn được gọi là vitamin B9, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu mới và sự phát triển của các tế bào trong cơ thể. Acid folic là yếu tố quan trọng trong quá trình tái tạo và phát triển các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào máu.

Các thực phẩm giàu acid folic bao gồm:

  • Rau xanh lá: Chẳng hạn như rau bina, rau cải xanh, rau mùi, rau rong biển, và rau bắp cải.
  • Đậu: Như đậu phộng, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, và đậu xanh.
  • Các loại quả có múi: Chẳng hạn như cam, chanh, bưởi, và quýt.
  • Bột mì có cải thiện: Bột mì được làm giàu acid folic có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm từ bột mì như bánh mỳ, bánh quy, và mì ống.
  • Gan: Gan gia cầm và gan bò cũng là nguồn giàu acid folic.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, có vai trò cải thiện quá trình hấp thụ sắt non-heme từ thực phẩm trong hệ tiêu hóa, vitamin C tạo ra một môi trường có lợi trong dạ dày và tăng cường khả năng hấp thụ sắt, giúp cải thiện lượng sắt trong cơ thể.

Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Cam và chanh: Cam và chanh là nguồn giàu vitamin C. Bạn có thể tiêu thụ các loại trái cây tươi, nước cam tươi, hoặc sử dụng nước chanh trong các món ăn và nước uống.
  • Quả kiwi: Kiwi là một loại trái cây giàu vitamin C, cung cấp một lượng lớn vitamin C trong mỗi khẩu phần.
  • Dứa: Dứa là một loại trái cây giàu vitamin C và cung cấp nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
  • Gừng và ớt đỏ: Gừng và ớt đỏ cũng là nguồn vitamin C có thể được sử dụng để gia vị và làm tăng hương vị của các món ăn.
  • Rau xanh lá: Rau xanh lá như cải xoong, cải bó xôi, rau mùi, và rau cải cung cấp một lượng nhất định vitamin C.

Sắt sinh học Ferrolip – Bổ sung sắt cho người thiếu máu

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt từ chế độ ăn hàng ngày thì việc sử dụng viên uống bổ sung sắt là lựa chọn phù hợp nhất. Chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm sắt bột sinh học Ferrolip – sắt bột ngon, hấp thu cao. Đây là sản phẩm sắt sinh học được nhiều bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyên dùng với những ưu điểm nổi trội.

  • Sử dụng công nghệ bào chế Liposome, Ferrolip tối ưu hóa quá trình hấp thu sắt và bảo vệ sắt khỏi các tác nhân trên đường tiêu hóa.
  • Dạng bột buccal dễ uống, hương chanh thơm ngon và không gây mùi vị khó chịu.
  • Sắt sinh học của Ferrolip giảm tác dụng phụ như táo bón hay kích thích đường tiêu hóa.
Sắt sinh học Ferrolip hấp thu cao cho người thiếu máu
Sắt sinh học Ferrolip hấp thu cao cho người thiếu máu

Với những ưu điểm trên, Ferrolip là lựa chọn tốt để bổ sung sắt và cải thiện thiếu hồng cầu một cách hiệu quả và đơn giản nhất.

Những lưu ý cho người thiếu máu

Ngoài việc tập trung vào chế độ ăn uống thì những người mắc bệnh thiếu máu cũng cần chú ý nhiều hơn vào việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Các bạn cần tạo những thói quen tốt để cải thiện sức khỏe của cơ thể như:

  • Vận động thể dục: Hoạt động thể dục đều đặn giúp cải thiện sự lưu thông máu và tăng cường chức năng tim mạch. Tuy nhiên, người thiếu máu nên tập thể dục vừa phải và tránh tình trạng mệt mỏi quá mức.
  • Nghỉ ngơi đủ: Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đúng lúc giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức khỏe.
  • Tránh căng thẳng: Căng thẳng và áp lực có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và làm tăng mệt mỏi. Hãy tìm các phương pháp giảm stress như yoga, thiền, tập thể dục nhẹ, hoặc thực hiện các hoạt động thú vị để giải tỏa căng thẳng.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm có thể gây hại cho hệ tuần hoàn và gây tổn thương cho mô hồng cầu.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu hiệu quả và hỗ trợ quá trình tái tạo hồng cầu [3]Iron deficiency anemia – Diagnosis and treatment. Truy cập ngày … Continue reading.

Như vậy sau khi đọc hết bài viết này, chắc hẳn các bạn đọc yêu quý đã nắm được thông tin người thiếu máu không nên ăn gì. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về sản phẩm hoặc bất cứ điều gì, xin vui lòng gọi tới số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập đến https://ferrolip.vn/ để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.

References

References
1 Diet plan for anemia: Best meals and foods for boosting iron. Truy cập ngày 19.06.2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322336
2 Anemia: Best Diet Plan. Truy cập ngày 19.06.2023.
https://www.healthline.com/health/best-diet-plan-for-anemia
3 Iron deficiency anemia – Diagnosis and treatment. Truy cập ngày 19.06.2023.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/diagnosis-treatment/drc-20355040#:~:text=If%20iron%20deficiency%20anemia%20is,replace%20iron%20and%20hemoglobin%20quickly

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫