Mang thai đôi là trải nghiệm vô cùng đặc biệt và thú vị với nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, việc nhận biết và theo dõi thai kỳ đôi khi đòi hỏi sự chú ý đặc biệt ngay từ những tuần đầu tiên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần cùng các dấu hiệu mang thai sớm, những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ.
Hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần
Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, phôi thai bắt đầu quá trình làm tổ trong niêm mạc tử cung. Đối với thai đôi, có thể có 2 phôi thai cùng phát triển song song. Tuy nhiên, kích thước của chúng còn rất nhỏ, chỉ khoảng 1 – 2mm, chưa có hình dạng cụ thể, khiến việc quan sát qua siêu âm gặp phải nhiều khó khăn [1]Week 4. Ngày truy cập: … Continue reading.
Ở giai đoạn 4 tuần tuổi, việc xác định thai đôi qua siêu âm là rất khó khăn do kích thước phôi thai còn quá nhỏ. Thông thường, từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, bác sĩ có thể nghi ngờ sự hiện diện của thai đôi dựa trên hình ảnh siêu âm. Phải đến tuần thứ 10 -12, việc xác định thai đôi mới trở nên chính xác hơn.
Do ở tuần thứ 4, hình ảnh siêu âm chưa thể hiện rõ ràng, mẹ bầu nên chờ đến ít nhất tuần thứ 6 – 8 để thực hiện siêu âm lần đầu. Lúc này bác sĩ có thể xác định chính xác hơn về số lượng phôi thai, cũng như đánh giá chính xác tình trạng phát triển ban đầu của thai nhi.
Dấu hiệu mang thai đôi sớm
Để xác định mẹ bầu có mang thai đôi hay không, thông thường có thể dựa trên một vài dấu hiệu điển hình như [2]Twin Pregnancy. Ngày 29/12/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/23158-twin-pregnancy:
- Nồng độ hCG cao: hormone hCG được sản xuất trong thai kỳ và có thể được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của phụ nữ mang thai. Ở những phụ nữ mang thai đôi, nồng độ hCG thường cao hơn so với thai đơn. Tuy nhiên, việc đo nồng độ hCG chỉ mang tính chất tham khảo và không thể khẳng định chắc chắn liệu mẹ có thực sự có thai đôi hay không.
- Ốm nghén nặng ở tuần đầu: Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ nhưng ở những bà mẹ mang thai đôi, triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn. Cảm giác buồn nôn, nôn mửa có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Cảm giác mệt mỏi cực độ: Mang thai đôi đòi hỏi cơ thể mẹ phải cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho hai thai nhi, dẫn đến tình trạng mệt mỏi hơn so với thai đơn. Mẹ bầu có thể cảm thấy kiệt sức, cần nghỉ ngơi nhiều hơn trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Do đó, nếu có những dấu hiệu này, mẹ bầu có thể nghi ngờ liệu có mang thai đôi không. Để chắc chắn nhất, mẹ nên đến gặp bác sĩ để siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Thai 4 tuần – 5 tuần có tim thai chưa?
Ở giai đoạn 4 – 5 tuần, tim thai bắt đầu hình thành nhưng thực tế còn rất sơ khai. Thông thường, bác sĩ chỉ phát hiện tim thai qua siêu âm khi đến tuần thứ 6 – 7. Do đó, nếu siêu âm ở tuần thứ 4 – 5, tỷ lệ phát hiện được tim thai là rất thấp. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó hãy kiên nhẫn đợi thêm vài tuần để kiểm tra lại [3]When does a fetus have a heartbeat? Ngày truy cập: 29/12/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/when-does-a-fetus-have-a-heartbeat.
Từ tuần thứ 4 trở đi, em bé bắt đầu phát triển cực kỳ mạnh mẽ, giúp việc siêu âm trở nên dễ dàng và rõ rệt hơn. Lúc này, đa phần phôi thai sẽ có 3 lớp ngoại bì, trung bì và nội bì. Mỗi lớp có chức năng và sẽ phát triển thành các cơ quan riêng biệt trong tương lai:
- Lớp ngoại bì: Đây chính là lớp ngoài cùng của phôi thai, cũng là phần hình thành nên hệ thống thần kinh, não, tủy sống, các tuyến mồ hôi, vú, da, tóc, móng hoặc men răng của trẻ.
- Lớp trung bì: Lớp này nằm giữa, là nơi hình thành khung xương, hệ thống mạch máu, tim, thận, cơ bắp hoặc bộ phận sinh dục. Ở tuần thứ 4, tim cũng đang bắt đầu được hình thành để thực hiện chức năng bơm máu và thể hiện nhịp tim trong những tuần thai tiếp tới.
- Lớp nội bì: Từ lớp nội bì, phôi thai sẽ phát triển thành hệ tiêu hóa, tụy, ruột, phổi, tuyến giáp. Đồng thời dây rốn, nhau thai cũng được hình thành để đảm nhiệm chức năng cung cấp dinh dưỡng, oxy, giúp nuôi dưỡng em bé trong suốt 9 tháng thai kỳ.
5 dấu hiệu mang thai đôi khác
Ngoài 3 dấu hiệu khá điển hình phía trên, một số mẹ mang thai đôi thậm chí có thể trải qua những dấu hiệu khác như:
- Tăng cân nhanh chóng: Càng về những tháng sau của thai kỳ thì dấu hiệu này càng được biểu hiện rõ ràng. Vì có 2 em bé phát triển cùng lúc nên cơ thể người mẹ yêu cầu nhiều dưỡng chất hơn để nuôi dưỡng em bé. Đó cũng chính là lý do mẹ bầu tăng cân nhanh chóng.
- Kích thước tử cung lớn hơn bình thường: Khi mẹ có 2 em bé cùng lúc, tử cung sẽ phải lớn hơn so với khi mang thai đôi. Nếu nhìn bên ngoài, mẹ cũng sẽ thấy kích thước bụng có thể lớn hơn so với tuổi thai đơn tiêu chuẩn.
- Cảm giác đau nhức phần bụng dưới: Do áp lực từ việc chứa hai thai nhi, đôi khi mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhức vùng bụng dưới kéo dài và không giảm đi. Với những triệu chứng như này, mẹ cần hết sức thận trọng và nên khám bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
- Tăng lượng estrogen: Nếu mang thai đơn, nồng độ estrogen tăng lên khoảng 50%. Vì vậy trường hợp mang thai đôi, lượng estrogen sẽ tăng nhiều hơn rất nhiều khiến mẹ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi và cảm giác vô cùng khó chịu. Đồng thời với đó là các triệu chứng thai kỳ đến sớm như thai máy sớm,…
- Tim đập nhanh: Do phải bơm một lượng máu lớn cung cấp cho tử cung, tim mẹ bầu phải hoạt động hết công suất. Việc này khiến mẹ cảm thấy tim đập nhanh và mạnh hơn.
Những lưu ý quan trọng cho mẹ khi mới mang thai
4 tuần là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Thậm chí lúc này cơ thể mẹ rất yếu ớt và nhạy cảm, đặc biệt với mẹ mang thai đôi. Vì thế, mẹ cần chú ý những điều dưới đây:
- Bổ sung acid folic ngừa dị tật bẩm sinh: Acid folic là dưỡng chất cần thiết, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, khuyết não bẩm sinh, thoát vị não,… Vì vậy mẹ nên bổ sung khoảng 4000 – 800mcg acid folic mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung sắt tạo máu nuôi dưỡng thai nhi: Khi mang thai, thể tích máu của mẹ tăng gấp đôi so với lúc bình thường. Điều này đòi hỏi cơ thể sản xuất thêm một lượng lớn hồng cầu. Vì thế sắt là khoáng chất không thể thiếu, giúp mẹ và bé ngăn ngừa thiếu máu và các biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
- Tránh vận động mạnh: Mang vác nặng, làm việc quá sức hoặc chơi thể thao mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí sa tử cung. Thai phụ nên sắp xếp công việc một cách hợp lý, không nên vận động quá sức. Mẹ cũng nên tránh những trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, vòng quay vũ trụ,…
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: Thực phẩm chưa nấu chín, các đồ ăn thức uống chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng hoặc quá nhiều dầu mỡ đều không tốt với mẹ mang thai đôi. Vì vậy mẹ nên chú ý có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để cung cấp đủ chất cho em bé phát triển.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho mẹ những hình ảnh siêu âm thai đôi 4 tuần cùng những thông tin hữu ích để mẹ chăm sóc tốt hơn trong thai kỳ. Nếu mẹ cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
References
↑1 | Week 4. Ngày truy cập: 29/12/2024. https://www.nhs.uk/start-for-life/pregnancy/week-by-week-guide-to-pregnancy/1st-trimester/week-4/#:~:text=just%20like%20yours.-,What%20does%20my%20baby%20look%20like%3F,all%20the%20nourishment%20it%20needs |
---|---|
↑2 | Twin Pregnancy. Ngày 29/12/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/23158-twin-pregnancy |
↑3 | When does a fetus have a heartbeat? Ngày truy cập: 29/12/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/when-does-a-fetus-have-a-heartbeat |