công nghệ đột phá sắt liposome và những điều chưa ai nói với mẹ

Livestream cùng bác sĩ: Công nghệ đột phá Sắt Liposome và những điều chưa ai nói với mẹ

22/11/2022 1834 lượt xem

Sắt có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể mẹ bầu. Sắt đóng vai trò như chìa khóa mở ra sự phát triển của tất cả tế bào cho cơ thể. Chính vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung sắt từ sớm trước khi mang thai.

Vai trò của sắt

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có những thay đổi về sinh lý, giải phẫu, chuyển hóa trong cơ thể sao cho các cơ quan thay đổi phù hợp với sự phát triển của em bé. Sau 9 tháng 10 ngày, từ 1 tế bào rất nhỏ nhân lên thành cả tỷ tế bào để tạo ra một hình hài và cất tiếng khóc chào đời. 

Chính vì vậy, cơ thể mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng cho sự thay đổi đó và cho em bé. Mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cả trước, trong và sau khi mang thai. 

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai bao gồm năng lượng, protein, canxi, sắt, muối khoáng, vitamin,… Trong đó, sắt đóng vai trò tạo máu, tham gia vào tuần hoàn của cơ thể và quá trình phát triển của bào thai. Đồng thời, sắt dự phòng nhiễm khuẩn cho cơ thể. 

Sắt rất quan trọng với phụ nữ mang thai
Sắt rất quan trọng với phụ nữ mang thai

Sắt đóng vai trò như chìa khóa mở ra sự phát triển của tất cả tế bào cho cơ thể. Khi mang thai, thể tích tuần hoàn tăng lên khoảng 50% để nuôi dưỡng thai nhi. Người phụ nữ mang thai sẽ cần 1000mg sắt để tăng thể tích máu, cung cấp cho thai nhi và bù đắp lại lượng máu đã mất. Sắt còn là nguồn nguyên liệu để tổng hợp lên hemoglobin để hồng cầu có màu đỏ và nuôi dưỡng cơ thể. Sắt có chức năng dự trữ oxy cho hoạt động của các mô cơ bằng cách kết hợp các chất dinh dưỡng khác giải phóng năng lượng cho sự co cơ. Trong thời gian hình thành và phát triển, thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng chuyển từ mẹ theo máu theo 3 nguồn:

  • Từ khẩu phần ăn của mẹ.
  • Từ kho dự trữ chất dinh dưỡng như xương, mỡ
  • Từ quá trình tổng hợp dinh dưỡng ở nhau thai.

Tác hại của việc thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở cả mẹ và thai nhi. Ở mẹ bầu xuất hiện tình trạng:

  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da nhợt nhạt.
  • Sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng hậu sản, tử vong do băng huyết sau sinh.

Trẻ em: 

  • Nguy cơ suy dinh dưỡng ngay từ trong bào thai, gây giảm phát triển về chiều cao, cân nặng, thể lực,…
  • Ảnh hưởng đến khả năng nhận thức từ nhỏ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2008, có hơn 1,6 tỷ người trên thế giới thiếu máu. Trong đó có hơn 50% người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Khi có các dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt trên, mẹ bầu hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng xử trí kịp thời. Chẩn đoán thiếu máu dựa vào chỉ số hemoglobin, hemoglobin dưới 110g/l và ferritin dưới 30mcg/l.

Phòng tránh thiếu máu, thiếu sắt

Bổ sung thông qua chế độ ăn

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hằng ngày như gan lợn, gà, bò, trâu, cam, quýt, bưởi,…
  • Yếu tố quan trọng trong việc hấp thu sắt là vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Tránh uống sắt cùng chè bởi vì tanin trong chè ức chế sự hấp thu sắt.
Vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn
Vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn

Bổ sung thực phẩm chức năng

Tuy nhiên cần cân bằng lượng sắt trong cơ thể. Nếu bổ sung quá nhiều gây đến những hậu quả xấu với cơ thể: ứ đọng sắt, gây hại tim, gan, nội tiết,…

Các bé ở tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung sắt theo phác đồ. Việc bổ sung sắt khi mang thai cực kỳ quan trọng. Mẹ cần dự trữ sắt trước khi mang thai khoảng 300mg.

Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm bổ sung sắt dưới các dạng và thành phần khác nhau. Ví dụ sắt II, sắt III, sắt vô cơ, sắt hữu cơ,… Sắt liposome là dạng bào chế mới.

Liposome di chuyển trong máu giống như hồng cầu, bạch cầu. Các phospholipid bao quanh sắt giúp phân tử đi qua hàng rào tốt hơn. Sau khi liposome đi sâu vào trong các tế bào và giải phóng sắt tại đó. Chính vì vậy, sự hấp thu sắt vào trong cơ thể tăng lên. Đồng thời, các tác dụng phụ do sắt gây ra giảm rõ rệt. Màng phospholipid kép bao quanh lõi sắt, giúp bảo toàn sắt ở bên trong.

Dược phẩm có lớp vỏ liposome ở Việt Nam rất ít. Sắt Ferrolip là sản phẩm được bào chế theo công nghệ liposome giúp hấp thu sắt tốt hơn, giảm thiểu tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, kích ứng dạ dày,…

Hỏi – đáp

1. Em bị bệnh lý tan máu bẩm sinh ở mẹ thì là thiếu máu ở mẹ thôi hay ở con nữa?

Tan máu bẩm sinh là tình trạng vòng đời của hồng cầu rút ngắn hơn, tình trạng thiếu máu thiếu sắt thalassemia rất nguy hiểm. Lượng sắt sẽ không đủ để phát triển cơ thể.

Nếu con vẫn đang phát triển bình thường thì bạn có thể mang gen tan máu bẩm sinh chứ không mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em bé. Nhưng nếu chồng bạn cũng có gen tan máu bẩm sinh thì khi kết hợp lại với nhau sinh ra con có khả năng bị bệnh. Khi bị bệnh thì nặng nề là sảy thai, thai lưu liên tiếp. Nhẹ nhàng hơn thì em bé vẫn có thể được sinh ra nhưng phải đi truyền máu cả đời và cũng phát triển không hề tốt. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để làm rõ hơn vấn đề này.

2. Mang bầu lần 3 được 28 tuần, uống đủ sắt và canxi nhưng lúc nào đi khám cũng thiếu sắt, canxi. Bác sĩ có thể giải thích được không ạ?

Rất nhiều người bổ sung rất nhiều nhưng vẫn thiếu. Không phải cứ bổ sung vào là hấp thu được toàn bộ. Với sắt liposome, bản thân màng tránh cho sắt bị ảnh hưởng bởi các chất trong dạ dày hoặc tương tác thức ăn. Liposome cũng có cấu tạo giống màng tế bào nên dễ dàng dung hòa và giải phóng sắt bên trong ra. Như vậy, sự hấp thu sắt gần như 100%. Với những sản phẩm thông thường vào trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi dịch dạ dày, các chất khác và làm giảm sự hấp thu. Nếu uống nhiều sắt nhưng sự hấp thu không tốt thì cơ thể vẫn thiếu sắt.

3. Đang mang thai tuần thứ 11 bị thiếu máu, bác sĩ kê thuốc bổ máu dạng viên để uống thì mấy nay bị đau đầu?

Đau đầu là 1 trong những triệu chứng của thiếu máu. Thuốc sắt đa phần là dạng viên và dạng nước. Trong giai đoạn mới mang thai, tình trạng nghén xảy ra và uống hai dạng này bị khó. Hiện có dạng bào chế mới của sắt là dạng bột tan trực tiếp trong miệng, không tanh.

Bạn có thể lựa chọn loại phù hợp với mình.

4. Sắt sinh học khác gì với sắt vô cơ và hữu cơ?

Sắt sinh học sử dụng công nghệ sinh học, bọc màng liposome bên ngoài hoạt chất và để  hoạt chất “xâm nhập” vào cơ thể tốt hơn.

5. Sắt này so với sắt hữu cơ có tốt không ạ? Em thấy có rất nhiều mẹ khuyên dùng sắt hữu cơ?

Sắt vô cơ gây ra tình trạng táo bón rất nhiều. Sắt hữu cơ ít gây tác dụng phụ hơn hẳn nhưng vẫn có. Với sắt sinh học, tác dụng phụ hầu như không còn do sắt đã được hấp thu trọn vẹn vào cơ thể và được bao bọc bởi màng liposome. Do đó nó không gây kích ứng và tác dụng phụ khác.

6. Sắt Blackmore có bọc liposome không?

Sắt của Blackmore không theo công nghệ liposome.

7. Vợ có gen thalassemia có thể có con bình thường được không?

Bạn vẫn có thể có con bình thường được.

8. Sắt bổ sung khi nào?

Bổ sung sắt ngay từ khi có ý định mang thai. Và sau đẻ xong vẫn cần tiếp tục sử dụng sắt

9. Trong thời gian mang thai, em bị táo bón?

Bị táo bón khi mang thai có thể do:

  • Thay đổi về giải phẫu: Thai to chèn ép vào hệ tiêu hóa và làm rối loạn nhu động ruột.
  • Sắt có thể không được hấp thu hết và gây táo. Bạn có thể sử dụng sắt Ferrolip để cải thiện tình trạng này.

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫