Trong khoảng thời gian diễn ra kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ mất đi một lượng máu lớn. Vậy có nên uống viên sắt khi hành kinh để bù lại lượng máu này không? Hãy để Ferrolip trả lời câu hỏi này và tư vấn giúp các bạn cách bổ sung sắt một cách hiệu quả nhất nhé!
Có nên uống viên sắt khi hành kinh?
Mỗi tháng các chị em đều phải trải qua chu kỳ kinh nguyệt từ 4-7 ngày. Việc mất máu liên tục dài ngày có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu với các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chán ăn, hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung,… Vậy nên việc bổ sung sắt để bù lại lượng máu đã mất là rất cần thiết bởi các lý do sau:
Nữ giới mất 60-80ml máu trong mỗi kỳ
Theo thống kê, tổng lượng máu bị mất trong một chu kỳ thường khoảng 60-80ml. Nếu bạn mất trên 80 ml máu mỗi kỳ kinh thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn đang gặp tình trạng kinh nguyệt ra máu nhiều [1]Heavy periods: Overview. Truy cập ngày 28/04/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279294/#:~:text=Although%20it%20can%20feel%20like,pad%20to%20become%20fully%20soaked.
Thiếu sắt có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Sắt nắm vai trò quan trọng trong việc hình thành hemoglobin và myoglobin. Đây là 2 thành phần có tác dụng vận chuyển và dự trữ oxy đến các tế bào trong cơ thể. Tình trạng mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt hoa mắt,… trong kỳ hành kinh chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Các chị em đừng nên chủ quan nhé!
Thông thường sắt được cơ thể hấp thu từ các loại thực phẩm. Tuy nhiên không phải chế độ ăn nào cũng có thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết hàng ngày và chúng ta chỉ có thể ăn được một lượng thực phẩm có hạn. Hơn thế nữa cơ thể chỉ có thể hấp thụ khoảng 10-15% lượng sắt có trong chế độ ăn hàng ngày. Vậy nên luôn tiềm tàng nguy cơ thiếu máu nếu chị em chỉ bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm thông thường.
Bổ sung sắt định kỳ, đặc biệt là trong những ngày kinh nguyệt còn có tác dụng làm giảm những triệu chứng khó chịu của hành kinh.
Ngăn ngừa mệt mỏi, suy nhược cơ thể khi đến kỳ kinh nguyệt
Đến kỳ kinh đã mệt, thiếu máu khiến cơ thể yếu ớt và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt bình thường. Những triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt ban đầu chỉ nhẹ và khó nhận biết. Tuy nhiên dần dần những triệu chứng mệt mỏi, khó thở, chán ăn, đau đầu chóng mặt ngày càng xuất hiện với tần suất dày hơn và nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe chung.
Hướng dẫn bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Vậy bổ sung bao nhiêu sắt một ngày là đủ? Theo WHO, lượng sắt khuyến cáo bổ sung hằng ngày cho phụ nữ trưởng thành và trẻ em gái vị thành niên 30-60mg mỗi ngày (3 tháng liên tiếp trong năm)
[2]Guideline: DAILY IRON SUPPLEMENTATION IN ADULT WOMEN AND ADOLESCENT GIRLS. Truy cập 28/04/2023.
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/204761/9789241510196_eng.pdf
Sau khi biết được lượng sắt khuyến cáo bổ sung hàng ngày thì chúng ta cần biết cách sử dụng những thực phẩm bổ sung sắt như thế nào cho hiệu quả. Các bác sĩ chuyên khoa gợi ý thời điểm tốt nhất bạn có thể bổ sung sắt là buổi sáng vì đây là thời điểm cơ thể mới được tái khởi động sau một giấc ngủ dài. Đồng thời nồng độ sắt trong cơ thể thấp nhất vào buổi sáng nên bổ sung viên sắt tại thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả nhất.
Ngoài ra khi uống sắt các bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý hết sức quan trọng như sau:
- Nên chọn những sản phẩm bổ sung sắt dạng sinh học vì chúng có hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, ít gây táo bón so với các loại sắt vô cơ khác.
- Không uống sắt cùng canxi vì canxi sẽ cản trở việc hấp thu sắt.
- Uống sắt kèm vitamin C có thể giúp tăng cường hấp thu sắt.
- Nên xây dựng thực đơn với đầy đủ các loại protein được lấy từ các loại thịt và cá vì trong các loại protein này có những chất giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn.
- Khi đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolon; các loại thuốc kháng acid; thuốc hormone tuyến giáp thì không uống sắt.
Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất góp phần rất lớn trong việc ngăn ngừa thiếu sắt trong kỳ kinh. Các chị em có thể chú ý bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, rau bó xôi, nội tạng động vật, các loại rau lá xanh, các loại hạt như hạt bí đỏ,…
Mẹo giúp ngày đèn đỏ qua nhẹ nhàng
Chế độ sinh hoạt khoa học và điều độ là một trong những bí quyết giúp chị em có chu kỳ kinh đều đặn và nhẹ nhàng [3]How to get rid of cramps: 14 Remedies to try.
www.healthline.com/health/womens-health/how-to-get-rid-of-cramps#.
- Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, chạy bộ, đi bộ nhanh được cho là giúp kinh nguyệt trở nên nhẹ nhàng và ngắn ngày hơn. Nên luyện tập ít nhất 30 phút một ngày và duy trì 5-6 ngày một tuần. Tập thể dục cũng là phương pháp duy trì cân nặng, giúp các chị em có một vóc dáng mơ ước.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của con người. Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố, từ đó khiến cho kinh nguyệt của các chị em bị rối loạn đồng thời những triệu chứng của kỳ kinh trở nên trầm trọng hơn.
- Giảm bớt khối lượng công việc: Thời điểm diễn ra hành kinh, tình trạng cơ thể của chị em trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Vậy nên các chị em nên giảm bớt khối lượng công việc để tránh tạo áp lực và cho cơ thể thời gian để thư giãn nhé.
Ngoài việc có một chế độ sinh hoạt điều độ thì việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể cũng rất quan trọng. Một vài mẹo dưới đây có thể giúp chị em trải qua kỳ kinh nguyệt một cách thoải mái nhẹ nhàng nhất:
- Tránh sử dụng những thức ăn làm từ bột mì, đồ ăn nhiều đường và đồ ăn chế biến sẵn.
- Thử áp dụng chế độ ăn Địa trung hải với nhiều hoa quả, nhiều hạt dinh dưỡng, cá, thịt nạc.
- Ăn nhiều thực phẩm kali như chuối, khoai lang, sữa chua, cá hồi.
- Tăng cường bổ sung các acid béo thiết yếu, canxi, magiê, các loại vitamin B, C, D, E.
Sắt sinh học Ferrolip – Sắt sinh học hấp thu cao
Ngoài việc bổ sung sắt từ chế độ ăn uống, các chị em nên uống thêm sắt để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Một trong những sản phẩm bổ sung sắt nổi tiếng và được nhiều người tin dùng là Ferrolip – Sắt sinh học hấp thu nhanh, phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở phụ nữ trưởng thành. Sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng vì nhiều ưu điểm vượt trội:
- Công nghệ bào chế hiện đại: Công nghệ liposome giúp bảo vệ sắt khỏi những tác nhân tạo phức tại dạ dày, giúp sắt được hấp thu dễ dàng vào cơ thể.
- Sắt sinh học giảm kích ứng đường tiêu hóa, giảm các tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón.
- Hàm lượng tối ưu: Ferrolip có chứa tới 30 mg sắt nguyên tố, đảm bảo nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày cho các bạn.
- Hương vị dễ uống: Vị chanh thanh mát, không có vị tanh kim loại, thơm ngon dễ uống.
- Sắt dạng bột buccal tan ngay trong miệng, thuận tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Vậy là bài viết trên đã giải đáp câu hỏi có nên uống viên sắt khi hành kinh và gợi ý cho các bạn một số mẹo để trải qua kỳ kinh một cách dễ dàng hơn. Nếu còn bất kì thắc mắc nào về sản phẩm, vui lòng gọi tới số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập đến https://ferrolip.vn/ để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.
Đọc thêm: Tư vấn thiếu sắt có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
References
↑1 | Heavy periods: Overview. Truy cập ngày 28/04/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279294/#:~:text=Although%20it%20can%20feel%20like,pad%20to%20become%20fully%20soaked |
---|---|
↑2 | Guideline: DAILY IRON SUPPLEMENTATION IN ADULT WOMEN AND ADOLESCENT GIRLS. Truy cập 28/04/2023. https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/204761/9789241510196_eng.pdf |
↑3 | How to get rid of cramps: 14 Remedies to try. www.healthline.com/health/womens-health/how-to-get-rid-of-cramps# |