Cơ thể đều cần máu để vận chuyển các chất. Thành phần chính cấu tạo nên máu là sắt, từ đó tạo ra hồng cầu và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Chính vì vậy, sắt rất quan trọng.
Phân biệt sắt sinh học và sắt hữu cơ
Trên thị trường có rất nhiều loại sắt. Nhưng không phải sắt nào bổ sung vào cơ thể cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Loại nào cũng đều có 2 mặt: được và chưa được. Những loại sắt được tạo ra sau nhằm mục đích cải tiến những mặt chưa được để làm cho sắt hấp thu vào cơ thể trở nên hoàn thiện hơn.
Sắt gồm có 2 loại thông dụng là sắt hữu cơ và sắt vô cơ. Trong đó, sắt hữu cơ được sử dụng rất phổ biến vì đem lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với sắt vô cơ. Sắt hữu cơ hấp thu cao hơn, giảm sự lắng đọng trong cơ thể, giảm tác dụng phụ táo bón, nóng trong. Nhưng nhược điểm sắt hữu cơ là có giá thành cao, hàm lượng thấp hơn so với sắt vô cơ.
Sắt được vận chuyển qua dạ dày và đến ruột non thông qua màng tế bào. Chính cửa tế bào, màng tế bào là hàng rào ngăn cản sự hấp thu các chất. Vậy có cách nào “đánh lừa” màng tế bảo để sắt có thể đi qua mà không bị đào thải không?
Các nhà khoa học đã tìm ra một cơ chế tương tự như cơ chế của các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể mình. Chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bởi một hàng rào bảo vệ để đánh lừa cơ thể, đưa vật chất di truyền ở bên trong màng đó đi vào cơ thể. Chính vì vậy, công nghệ liposome đã được phát triển.
Màng liposome gồm một hoặc nhiều lớp màng phospholipid kép bao quanh lõi chứa hoạt chất. Phospholipid là một loại lipid và là thành phần chính của tất cả các màng tế bào.
Câu hỏi được đặt ra là nên đưa sắt nào vào trong màng liposome đó? Nếu đưa được sắt hữu cơ thì có khi khả năng hiệu quả hấp thu cao hơn nhưng hàm lượng thấp, sắt vô cơ thì gây tác dụng phụ và hấp thu kém. Nhưng màng liposome lại khắc phục triệt để các nhược điểm của sắt vô cơ. Cũng chỉ có sắt pyrophosphat là phù hợp để được bọc trong màng liposome. Sắt này được gọi là sắt sinh học.
Sắt sinh học mang nhiều điểm vượt trội hơn so với sắt hữu cơ:
- Sinh khả dụng cao vượt trội so với muối khác, hấp thu cao hơn 4,7 lần so với sắt fumarat – là sắt hữu cơ.
- Hạn chế gây nóng trong, táo bón và kích ứng dạ dày, rất thân thiện với hệ tiêu hóa.
- Không có mùi tanh của sắt, không có dư vị kim loại trong miệng.
Có các nghiên cứu về so sánh sắt Ferrolip với muối sắt thông thường như sau:
- Muối sắt thông thường ảnh hưởng bởi các chất trong thực phẩm. Trong sắt sinh học, màng liposome bảo vệ chống phân hủy sắt.
- Tại ruột non, màng ngoài liposome của sắt tương tự thành phần màng tế bào nên được hấp thu một cách tối đa vào cơ thế.
Trên thị trường không có nhiều sắt sinh học. Ferrolip là một trong những loại sắt sinh học mới có trên thị trường. Ferrolip có vị chanh, không tanh, không có dư vị kim loại. Mẹ bầu có thể tham khảo sắt Ferrolip.
Hỏi – đáp
1. Sắt uống trước khi ăn sáng hay sau khi ăn sáng, em đọc hướng dẫn sử dụng là sau khi ăn sáng nhưng thấy một số mẹ uống trước khi ăn sáng?
Tùy thuộc vào sắt của các mẹ sử dụng. Có những sắt bị phân hủy bởi dịch dạ dày, có sắt thì bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Và sắt sinh học không bị ảnh hưởng bởi những điều đó. Tốt nhất mẹ nên sử dụng sắt liposome.
2. Thai 23 tuần uống thuốc sắt của bệnh viện nhưng đi ngoài bị phân đen, em uống sắt nào được ạ?
Phân đen cho thấy sắt mẹ sử dụng không được hấp thu hết và tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa. Mẹ nên đổi sang loại thuốc sắt sinh học dễ hấp thu hơn.
3. Bầu tuần thứ 38 mà 2 tuần nay bị đau bụng dưới nhiều, ra nhiều dịch nước có phải gần sinh không? Đi khám bác sĩ bảo quay đầu rồi, em cảm nhận bé đã tụt xuống.
Thai 38 tuần đủ tuần sinh rồi. Càng để lâu, em bé càng tụt xuống nhiều hơn. Khi mẹ bị ra dịch nâu nên đi khám cẩn thận để xem dịch nước chảy ra có phải rỉ ối hay không. Tại vì nếu để rỉ ối xảy ra tình trạng cạn ối rất nguy hiểm cho em bé. Hoặc có thể bị nhiễm khuẩn ối và gây sốt cho mẹ, thậm chí mất tim thai, ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, mẹ nên đi khám cẩn thận.
4. Đi mua sắt để uống làm sao mà biết được đây là sắt sinh học hay không?
Rất khó để nhận biết được đâu là sắt sinh học, sắt vô cơ hay hữu cơ. Thay vì mẹ đi xem đó là loại sắt gì thì mẹ nên tìm sản phẩm biết chắc là sắt sinh học để mua luôn.
5. Không bổ sung sắt có sao không vì mình cứ uống sắt là buồn nôn, dừng uống thì không sao?
Tình trạng này cho thấy mẹ đang bị dị ứng với mùi vị của sắt. Có thể mẹ không bổ sung sắt em bé vẫn phát triển được nhưng để lại nhiều hậu quả phía sau. Em bé bị chậm phát triển, mẹ thường xuyên mệt mỏi. Mẹ có thể sử dụng sang sắt sinh học có màng liposome hạn chế tối đa dư vị kim loại.