Máu là thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống. Việc biết chính xác lượng máu của mình giúp bạn theo dõi sức khỏe tốt hơn đồng thời phát hiện sớm các vấn đề về máu. Vậy cách tính lượng máu trong cơ thể như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về lượng máu trong cơ thể nhé!
Vì sao cần tính lượng máu trong cơ thể?
Cơ thể luôn cần một lượng máu tối thiểu để duy trì sức khỏe và các chức năng của hệ cơ quan. Việc tính toán lượng máu trong cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong nhiều tình huống y tế và chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là một số lý do chính:
- Đánh giá tình trạng sức khỏe: Việc biết được lượng máu trong cơ thể giúp bác sĩ và người bệnh đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng quát, nhất là trong các trường hợp mất máu do chấn thương, phẫu thuật hoặc các bệnh lý liên quan đến máu.
- Điều chỉnh liều lượng thuốc: Một số loại thuốc cần được điều chỉnh liều lượng dựa trên thể tích máu, đặc biệt thuốc hóa trị, điều trị bệnh lý về tim mạch hoặc các thuốc cần theo dõi nồng độ trong máu.
- Quản lý phẫu thuật và truyền máu: Trước khi tiến hành các ca phẫu thuật lớn, việc tính toán lượng máu có thể mất đi và lượng máu cần truyền lại rất quan trọng. Điều này giúp bác sĩ chuẩn bị tốt hơn và giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân.
- Theo dõi sức khỏe phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai thường có sự thay đổi lớn về lượng máu trong cơ thể. Việc theo dõi và tính toán lượng máu giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
- Phát hiện các vấn đề về máu: Tính toán lượng máu có thể giúp phát hiện các vấn đề như thiếu máu, đa hồng cầu hoặc các bệnh lý khác liên quan đến máu.
Cách tính lượng máu trong cơ thể
Hiện nay, nhiều phương pháp để tính toán lượng máu trong cơ thể đã được đưa ra. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất.
Cách tính thể tích máu bằng trọng lượng cơ thể
Đây là phương pháp đơn giản nhất và thường được sử dụng để ước lượng thể tích máu dựa trên trọng lượng cơ thể. Công thức tính như sau:
Đối tượng | Công thức |
Người lớn | Thể tích máu (ml) = 70 ml × trọng lượng cơ thể (kg) |
Trẻ em | Thể tích máu (ml) = 80 ml × trọng lượng cơ thể (kg) |
Phụ nữ mang thai | Thể tích máu (ml) = 75 ml × trọng lượng cơ thể (kg) |
Người già | Thể tích máu (ml) = 65 ml × trọng lượng cơ thể (kg) |
Ví dụ: Một người lớn nặng 70kg sẽ có thể tích máu khoảng 70ml/kg x 70 kg = 4900ml.
Đo lượng máu bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ
Phương pháp đo lượng máu này sẽ phức tạp hơn và thường được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Khi thực hiện, bạn sẽ được tiêm một nhỏ đồng vị phóng xạ vào cơ thể và sau đó đo lượng phóng xạ trong máu. Thể tích máu được tính toán dựa trên sự phân bố của đồng vị phóng xạ trong cơ thể.
Mặc dù phương pháp này rất chính xác, nhưng nó đòi hỏi thiết bị chuyên dụng và quy trình phức tạp.
Đo lượng máu dựa trên thể tích hồng cầu
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các xét nghiệm lâm sàng. Bằng cách đo thể tích của hồng cầu (hematocrit) trong máu, người ta có thể ước lượng thể tích máu tổng cộng. Công thức như sau:
Thể tích máu (ml) = Thể tích hồng cầu (ml) / Tỷ lệ hồng cầu (Hematocrit).Phương pháp này yêu cầu xét nghiệm máu để đo chính xác tỷ lệ hồng cầu nhưng lại là phương pháp nhanh chóng và ít xâm lấn.
Lượng máu cơ thể theo tiêu chuẩn và những yếu tố ảnh hưởng
Lượng máu trong cơ thể không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
Tuổi tác: Người trẻ thường có lượng máu cao hơn so với người già do sự sụt giảm khối lượng cơ thể và quá trình sản xuất hồng cầu [1]Blood Volume. Ngày truy cập: 8/8/2024. https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/blood-volume.
- Giới tính: Nam giới thường có lượng máu nhiều hơn nữ giới do khối lượng cơ bắp và hồng cầu cao hơn.
- Môi trường, khu vực sinh sống: Người sống ở vùng cao thường có lượng hồng cầu và thể tích máu cao hơn để thích nghi với môi trường ít oxy.
- Lối sống và dinh dưỡng: Chế độ ăn uống và lối sống có thể ảnh hưởng lớn đến lượng máu, ví dụ chế độ ăn giàu sắt và vitamin nhóm B giúp tăng cường sản xuất hồng cầu.
- Sức khỏe tổng quát: Các bệnh lý thiếu máu, bệnh tim mạch hoặc các rối loạn về máu cũng có thể làm thay đổi lượng máu trong cơ thể.
Chính vì vậy không có một con số nhất định về lượng máu cơ thể người cho từng đối tượng. Dưới đây là các thông số lượng máu trung bình bạn có thể tham khảo: [2]How Much Blood Is in Your Body and How Much You Can Lose. Ngày 8/8/2024. https://www.healthline.com/health/how-much-blood-in-human-body.
- Trẻ sơ sinh: Với trẻ cân nặng khoảng 3.6kg sẽ có khoảng 270ml máu.
- Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có cân nặng trung bình 36kg trong cơ thể có khoảng 2.65l máu.
- Người trưởng thành: Người trưởng thành nặng từ 65 – 80kg thì cơ thể có từ 4.5 – 5.7 lít máu.
- Phụ nữ mang thai: Để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu thường có thể tích máu cao hơn 30 – 50% so với người không mang thai.
Làm thế nào để xác định cơ thể bị thiếu máu?
Thiếu máu là một tình trạng bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là những cách để nhận biết và xác định tình trạng thiếu máu.
Cách đầu tiên là thông qua dấu hiệu thiếu máu thông thường bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Da xanh xao, nhợt nhạt.
- Khó thở hoặc thở dốc.
- Chóng mặt, đau đầu.
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Khó tập trung hoặc khó nhớ
Nếu bạn đang gặp phải một hoặc nhiều dấu hiệu trên, rất có thể bạn đang bị thiếu máu và cần phải thăm khám bác sĩ để kiểm tra. Ngoài ra, để chắc chắn kết luận tình trạng thiếu máu, các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm bao gồm:
Xét nghiệm huyết đồ (CBC): Đo lường số lượng hồng cầu, tỷ lệ hồng cầu (hematocrit) và nồng độ hemoglobin trong máu. Đây là xét nghiệm cơ bản nhất để chẩn đoán thiếu máu [3]Anemia. Ngày truy cập: 8/8/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/diagnosis-treatment/drc-20351366#:~:text=Tests%20might%20include%3A,of%20hemoglobin%20in%20the%20blood.
Xét nghiệm sắt và ferritin: Đo lường lượng sắt trong máu và lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Sự thiếu hụt sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu.
Xét nghiệm vitamin B12 và folate: Đánh giá lượng vitamin B12 và folate trong máu, đây là hai dưỡng chất cần thiết cho sự sản xuất hồng cầu.
Cách tính lượng máu trong cơ thể là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe và điều trị các bệnh lý liên quan. Bằng cách hiểu rõ các phương pháp tính toán và yếu tố ảnh hưởng, bạn có thể chủ động hơn trong việc quản lý sức khỏe của mình. Nếu bạn còn có các câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề này, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được tư vấn nhé!
References
↑1 | Blood Volume. Ngày truy cập: 8/8/2024. https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/blood-volume |
---|---|
↑2 | How Much Blood Is in Your Body and How Much You Can Lose. Ngày 8/8/2024. https://www.healthline.com/health/how-much-blood-in-human-body |
↑3 | Anemia. Ngày truy cập: 8/8/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/diagnosis-treatment/drc-20351366#:~:text=Tests%20might%20include%3A,of%20hemoglobin%20in%20the%20blood |