cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà – Các bước test chuẩn nhất!

26/08/2024 687 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp ở chị em đang mang thai. Bệnh lý này để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy với mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ, việc đo đường huyết hàng ngày không chỉ giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe sát sao mà còn hỗ trợ điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Bài viết này sẽ hướng dẫn các mẹ cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà chuẩn xác nhất kèm theo những lưu ý quan trọng để kiểm soát kịp thời.

Lợi ích khi thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mức đường huyết của mẹ tăng cao trong thời gian mang thai, thường gặp nhất ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu không kiểm soát lượng đường huyết có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đối với mẹ: Tăng huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau sinh,…
  • Đối với em bé: Sinh non, nhẹ cân, vàng da, khó thở, tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2 khi lớn lên,… [1]What long-term effects may gestational diabetes have on a baby? Ngày truy cập: 24/8/2024.
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/gestational-diabetes-long-term-effects-on-baby
    .

Do đó, việc test tiểu đường tại nhà hàng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu như:

  • Kiểm soát đường huyết hiệu quả: Kiểm tra hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu theo dõi sát sao chỉ số đường huyết, phát hiện những bất thường sớm.
  • Kiểm tra nhanh chóng và chính xác: Việc đến bệnh viện để đo đường huyết hàng ngày là điều không thể. Do đó bác sĩ khuyến khích mẹ đo đường huyết tại nhà để đánh giá tình trạng sức khỏe đồng thời tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiện lợi và tính chính xác.
  • Đánh giá yếu tố tác động: Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, trạng thái tâm lý, bệnh lý, thuốc đang dùng,… đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó kiểm tra thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu xác định nguyên nhân làm thay đổi đường huyết và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà đúng nhất

Để có kết quả test tiểu đường chính xác, mẹ bầu cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây:

Có cần thử tiểu đường thai kỳ hằng ngày không?

Tần suất thử tiểu đường thai kỳ tại nhà còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và chỉ định của bác sĩ. Thông thường, tần suất để kiểm tra đường huyết có thể từ 4 – 6 lần/ngày, bao gồm:

  • Trước bữa sáng: Đây là thời điểm đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể mẹ sau khi nhịn ăn 7 – 8 tiếng qua đêm [2]Gestational diabetes. Ngày truy cập: 24/8/2024. https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/.
  • Trước các bữa chính: Đây là thời điểm để kiểm tra khả năng kiểm soát đường huyết sau 1 buổi.
  • Sau các bữa chính: Mẹ nên kiểm tra đường máu sau ăn 1 – 2 giờ để đánh giá chế độ ăn uống hiện tại ảnh hưởng đến đường máu như thế nào.
  • Trước khi đi ngủ: Lúc này mẹ bầu sẽ kiểm tra khả năng kiểm soát đường huyết một ngày như thế nào.

Cần chuẩn bị gì trước khi thử tiểu đường thai kỳ tại nhà?

Trước khi thử tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chuẩn bị tốt những điều sau:

  • Dụng cụ thử đường huyết: Máy đo đường huyết, kim lấy máu, que thử và bông băng y tế. Đây là những dụng cụ cần thiết để mẹ tiến hành test đường máu tại nhà. Vì thế mẹ cần đảm bảo tất cả các dụng cụ phải sạch sẽ và luôn trong tình trạng tốt nhất.
  • Thời gian test: Có nhiều khoảng thời gian để test đường huyết. Trong đó mẹ bầu nên thử vào buổi sáng trước khi ăn (đường huyết lúc đói) và sau các bữa ăn chính khoảng 1 – 2 giờ, trước khi ngủ.
  • Cơ thể và tinh thần: Trước khi test đường huyết, mẹ hãy để tinh thần và cơ thể được thư giãn, tránh lo lắng quá mức để không ảnh hưởng đến kết quả.

Các bước test tiểu đường thai kỳ tại nhà

Mẹ bầu hoàn toàn có thể dễ dàng tự test tiểu đường thai kỳ tại nhà với những bước đơn giản như sau: [3]How to test for diabetes at home. Ngày truy cập: 24/8/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/317224

  • Rửa tay sạch sẽ: Trước khi tiến hành lấy mẫu máu, mẹ hãy rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch, sau đó lau khô.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Lấy que thử vào máy đo đường huyết. Nếu kim lấy máu là loại dùng nhiều lần thì mẹ cần đảm bảo kim đã được khử trùng trước đó.
  • Lấy mẫu máu: Mẹ dùng kim lấy máu chích nhẹ vào đầu ngón tay (thường là ngón trỏ hoặc ngón giữa), bóp nhẹ để lấy một giọt máu.
  • Đặt giọt máu lên que thử: Đưa giọt máu lên que thử theo hướng dẫn của máy đo. Chờ máy phân tích và hiển thị kết quả. Thời gian chờ máy phân tích thường khoảng 5 – 45 giây.
  • Ghi lại kết quả: Ghi chép lại kết quả vào sổ tay hoặc ứng dụng trên điện thoại để theo dõi sự thay đổi của mức đường huyết theo thời gian

các bước đo đường huyết tại nhà

Cách đọc kết quả thử tiểu đường thai kỳ

Kết quả thử đường huyết sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình máy đo. Dưới đây là các mức đường huyết tiêu chuẩn để mẹ tham khảo:

  • Đường huyết lúc đói: 70 – 95mg/dL.
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 140 mg/dL.
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ: ≤ 120 mg/dL.

Nếu kết quả của mẹ vượt quá các ngưỡng này thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và có điều chỉnh phù hợp.

Lưu ý khi thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đường huyết. Do đó mẹ cần chú ý:

  • Kiểm tra hạn sử dụng của que thử: Que thử quá hạn sẽ cho kết quả không chính xác.
  • Thay kim lấy máu thường xuyên: Hiện nay, đa phần các máy đo đường huyết sử dụng kim lấy máu 1 lần hoặc nhiều lần. Nếu máy của mẹ sử dụng kim lấy máu nhiều lần, hãy đảm bảo thay kim mới thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
  • Không bóp tay quá mạnh: Việc này có thể làm loãng máu với dịch cơ thể, dẫn đến kết quả sai lệch.
  • Đo đường huyết đúng thời điểm: Thử đường huyết vào các thời điểm được khuyến cáo mới cho kết quả chính xác nhất.

Thử tiểu đường thai kỳ tại nhà có chính xác không?

đo đường huyết tại nhà liệu có chính xác

Thử tiểu đường thai kỳ tại nhà nhằm mục đích chính là theo dõi lượng đường trong máu. Việc này không thể thay thế cho khám thai định kỳ hoặc các xét nghiệm bắt buộc của bác sĩ tại bệnh viện.

Nếu kết quả đo tại nhà bất thường, mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra lại bằng các xét nghiệm khác. Bởi đôi khi, test đường huyết tại nhà có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Que thử và máy đo đường huyết bị hết hạn hoặc không đạt tiêu chuẩn.
  • Mẹ bầu đo đường huyết không đúng cách.
  • Các bệnh lý mắc kèm ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu như bệnh tuyến giáp, bệnh gan, thận,…
  • Trường hợp mẹ bầu thử tiểu đường tại nhà đã theo đúng những hướng dẫn phía trên thì vẫn đảm bảo kết quả đo có độ chính xác cao.

Như vậy, với những thông tin phía trên, chắc hẳn mẹ bầu đã nắm được cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà. Nếu mẹ có thông tin chưa rõ hoặc cần hỗ trợ thêm, vui lòng truy cập website https://ferrolip.vn/ hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) nhé!

References

References
1 What long-term effects may gestational diabetes have on a baby? Ngày truy cập: 24/8/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/gestational-diabetes-long-term-effects-on-baby
2 Gestational diabetes. Ngày truy cập: 24/8/2024. https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/
3 How to test for diabetes at home. Ngày truy cập: 24/8/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/317224

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫