Nước ối và huyết trắng là hai tình trạng sinh lý thường gặp ở chị em phụ nữ. Rất nhiều chị em khó lòng phân biệt được hai loại này, đặc biệt các mẹ mang thai lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn cách nhận biết nước ối và huyết trắng cũng như chỉ ra các dấu hiệu bất thường có thể gặp phải.
Cách nhận biết nước ối và huyết trắng
Trong thai kỳ, nước ối và huyết trắng được coi là hai khái niệm cực kỳ quan trọng. Nhưng việc phân biệt không phải mẹ nào cũng biết rõ và phân biệt được chúng.
Nước ối là gì?
Nước ối là chất lỏng bao quanh thai nhi trong tử cung, đóng vai trò bảo vệ và cung cấp môi trường lý tưởng cho sự phát triển của em bé. Nước ối thường có màu trắng trong hoặc hơi đục, không có mùi đặc biệt [1]Amniotic Fluid. Ngày truy cập: 27/12/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/body/23310-amniotic-fluid.
Trong một số trường hợp, nước ối có thể lẫn một ít máu hoặc chất nhầy. Khi rỉ nước ối, mẹ bầu có thể cảm nhận được quần lót bị ướt và cơ thể mẹ không thể kiểm soát được lượng dịch này.
Huyết trắng là gì?
Huyết trắng hay còn gọi là dịch âm đạo, là chất tiết ra từ âm đạo, giúp duy trì độ ẩm và cân bằng pH, ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong thai kỳ, lượng huyết trắng thường tăng lên do sự thay đổi hormone.
Huyết trắng bình thường có màu trắng trong hoặc hơi đục, không mùi hoặc mùi nhẹ đặc trưng. Tuy nhiên, nếu huyết trắng chuyển sang màu vàng, xanh, kèm mùi hôi hoặc gây ngứa rát, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo [2]What do different colors of discharge mean in pregnancy? Ngày truy cập: 27/12/2024. … Continue reading.
Cách phân biệt nước ối và huyết trắng trong thai kỳ
Để phân biệt nước ối và huyết trắng, mẹ bầu có thể dựa vào các đặc điểm sau:
Đặc điểm | Nước ối | Huyết trắng |
Màu sắc | Màu trắng trong hoặc hơi đục | Trắng đục hoặc hơi trong. Khi bị viêm nhiễm sẽ chuyển sang vàng, xanh hoặc lợn cợn bã đậu |
Mùi | Không có mùi đặc biệt | Bình thường có mùi nhẹ hoặc không mùi. Khi bị viêm nhiễm, huyết trắng thường kèm theo mùi hôi, tanh |
Lượng dịch | Rỉ nước ối thường xảy ra đột ngột và không kiểm soát được | Huyết trắng thường tiết ra với số lượng ít hơn và đôi khi có thể kiểm soát được |
Tần suất | Rỉ nước ối có thể xảy ra liên tục hoặc gián đoạn | Huyết trắng thường tiết ra đều đặn hàng ngày |
Rỉ ối và huyết trắng trong thai kỳ có đáng lo không?
Rỉ ối và huyết trắng không phải là hiện tượng quá hiếm gặp trong thời gian mang thai. Nhưng liệu chúng có đáng lo ngại không?
Rỉ ối trong thai kỳ
Rỉ ối là hiện tượng nước ối chảy ra ngoài âm đạo một cách không kiểm soát. Tình trạng này có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và mang đến những nguy cơ nhất định: [3]Leaking Amniotic Fluid During Pregnancy: What Does It Feel Like? Ngày truy cập: 27/12/2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/leaking-amniotic-fluid#risk-factors
- Trong 3 tháng đầu và giữa thai kỳ: Rỉ ối có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc thai chết lưu.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Rỉ ối kéo dài có thể gây cạn ối, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sinh mổ và các biến chứng khác.
Ngoài ra, rỉ ối còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm âm đạo và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con sau này.
Ra huyết trắng cảnh báo nhiễm trùng âm đạo
Huyết trắng bình thường không gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu huyết trắng thay đổi về màu sắc, mùi hoặc kèm theo những triệu chứng như ngứa, rát, đau khi quan hệ, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo, bao gồm:
- Nhiễm nấm Candida: Huyết trắng có màu trắng đục, vón cục như bã đậu, kèm theo ngứa rát râm ran.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Huyết trắng có màu xám hoặc vàng, mùi hôi tanh, đặc biệt sau quan hệ.
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Huyết trắng có màu xanh, vàng, kèm đau bụng dưới, đau khi tiểu tiện hoặc quan hệ.
Những tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ nên làm gì khi có những dấu hiệu bất thường?
Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu khác lạ liên quan đến nước ối hoặc huyết trắng, mẹ nên:
- Quan sát hiện tượng: Theo dõi màu sắc, lượng dịch, mùi, tần suất chảy ra. Mẹ nên ghi chép lại để có thông tin chi tiết cung cấp cho bác sĩ. Nếu mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường như rỉ nước ối kéo dài, huyết trắng thay đổi màu sắc, mùi hoặc kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau bụng, ngứa rát thì chắc chắn đang có vấn đề sức khỏe.
- Đến bệnh viện thăm khám: Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên, mẹ nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Tại bệnh viện, bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua các phương pháp như kiểm tra giấy quỳ, siêu âm hoặc xét nghiệm dịch âm đạo. Nhờ đó mẹ sẽ biết được tình trạng rỉ ối, lượng nước ối hoặc phát hiện nguyên nhân bệnh lý, viêm nhiễm. Sau đó mẹ nên:
- Vệ sinh cá nhân: Giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng là mục tiêu hàng đầu. Mẹ nên thay quần lót thường xuyên, tránh dùng chất tẩy rửa mạch, dùng dung dịch vệ sinh dành cho mẹ bầu.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày và tránh thực phẩm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Sinh hoạt lành mạnh: Mỗi ngày mẹ nên dành 15 – 20 phút để tập thể dục nhẹ nhàng. Đồng thời ngủ đủ giấc cũng góp phần giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh.
Hiểu rõ cách nhận biết nước ối và huyết trắng không chỉ giúp mẹ bầu hiểu hơn các dấu hiệu sinh lý thai kỳ mà còn đóng vai trò trong việc phát hiện và xử lý các bất thường gặp phải. Bất kỳ một thay đổi nhỏ nào cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe cần được chú ý, vì vậy mẹ bầu không nên chủ quan. Mẹ có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác tại website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được hỗ trợ nhé!
References
↑1 | Amniotic Fluid. Ngày truy cập: 27/12/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/body/23310-amniotic-fluid |
---|---|
↑2 | What do different colors of discharge mean in pregnancy? Ngày truy cập: 27/12/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323433#:~:text=It%20is%20normal%20to%20have,of%20vaginal%20and%20uterine%20infections |
↑3 | Leaking Amniotic Fluid During Pregnancy: What Does It Feel Like? Ngày truy cập: 27/12/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/leaking-amniotic-fluid#risk-factors |