Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? Giải pháp khắc phục

14/12/2022 2506 lượt xem

Bệnh thiếu máu là hiện tượng người bệnh có số lượng hồng cầu thấp hơn mức tiêu chuẩn an toàn sức khỏe. Theo báo cáo, gần 1/3 dân số trên thế giới bị thiếu máu. Vậy bệnh thiếu máu có nguy hiểm không? Cách khắc phục tình trạng này là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu cơ thể bị thiếu máu

Bệnh thiếu máu không biểu hiện quá rõ ràng nếu người bệnh chỉ bị thiếu máu nhẹ. Khi lượng tế bào máu càng ít, các triệu chứng dưới đây càng rõ ràng:

  • Da nhợt nhạt, vàng vọt, thiếu sức sống.
  • Chóng mặt, váng đầu, hoa mắt và có cảm giác sắp ngất.
  • Tim loạn nhịp hoặc nhịp tim nhanh.
  • Cảm thấy khó thở, hụt hơi do oxy không được vận chuyển kịp thời.
  • Đau đầu, đau khớp, xương hay vùng ngực, bụng.
  • Tay chân giá lạnh.
  • Cơ thể chậm phát triển (ở trẻ em, thanh thiếu niên).
Triệu chứng bệnh thiếu máu
Triệu chứng bệnh thiếu máu

Ngoài ra, bệnh thiếu máu do nguyên nhân khác nhau có các biểu hiện khác nhau như:

  • Người thiếu máu bất sản: Hay chảy máu cam, máu khó đông, da hay bị bầm tím không rõ nguyên nhân, nướu răng,…
  • Thiếu máu do thiếu axit folic: Tê ngứa lòng bàn chân, bàn tay, loét miệng, suy giảm trí nhớ, hay cáu gắt,….
  • Người thiếu máu tán huyết: Hạ huyết áp, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, lách phình to, vàng da,…

Khi cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng bất ổn và nghi ngờ do thiếu máu, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định rõ tình trạng bệnh của mình để có phương pháp điều trị phù hợp [1]Anemia. Truy cập ngày 5/12/2022.
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-basics
.

Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh thiếu máu ở thể nhẹ không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ở bệnh nhân thiếu máu do thiếu huyết sắc tố hoặc tế bào hồng cầu, các triệu chứng hầu như không rõ ràng. Chúng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, cơ thể phục hồi hoàn toàn khi thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thiếu máu, bệnh sẽ ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị kịp thời. Thiếu máu gây ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan trong cơ thể như:

  • Rối loạn nhịp tim, có thể gây suy tim.
  • Đau đầu, chóng mặt, có thể ngất xỉu đột ngột gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
  • Phụ nữ mang thai thiếu máu tăng nguy cơ sinh non.
  • Chảy máu kéo dài khiến cơ thể mất lượng máu lớn, có thể gây tử vong nếu không được cung cấp kịp thời.
Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không
Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

Theo các nhà khoa học, có đến hơn 400 loại thiếu máu. Nó có thể là bệnh bẩm sinh hoặc bạn mắc phải trong quá trình phát triển. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu gồm 4 nhóm chính, bao gồm:

Mất máu

Thiếu máu do chảy máu khiến lượng lớn tế bào hồng cầu bị mất đi. Thiếu máu do mất máu thường gặp ở các đối tượng:

  • Bệnh nhân viêm loét dạ dày, trĩ hay các bệnh đường tiêu hóa khác.
  • Người viêm, loét dạ dày do thường xuyên sử dụng thuốc NSAIDs như Aspirin, Ibuprofen,….
  • Phụ nữ có thời kỳ kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều máu, thường thấy ở phụ nữ bị u xơ cổ tử cung.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc chấn thương.

Thiếu hụt nguyên liệu tạo máu

Người mắc bệnh thiếu máu do cơ thể không đủ nguyên liệu cần thiết để tạo máu. Trong đó thường gặp nhất là thiếu sắt. Nguyên nhân thiếu sắt chủ yếu là do chế độ ăn không được bổ sung đầy đủ. Nhiều trường hợp đã bổ sung sắt đầy đủ nhưng lại không được hấp thu trọn vẹn. Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở các đối tượng:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người ăn chay trường.
  • Người bệnh từng phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Người hiến máu thường xuyên.
  • Bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc, thực phẩm, đồ uống chứa cafein.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Phụ nữ đến kỳ hành kinh hoặc người rèn luyện các bài tập về sức bền.
Chế độ ăn chay trường thường gây tình trạng thiếu sắt
Chế độ ăn chay trường thường gây tình trạng thiếu sắt

Ngoài ra, cơ thể không bổ sung đủ vitamin B12 và folate cũng mắc bệnh thiếu máu. Trong quá trình tái tạo máu, hồng cầu cần hai loại vitamin này tham gia vào quá trình sản xuất. Chế độ ăn ít hoặc không ăn thịt, rau; ăn rau quá nhừ khiến cơ thể bị thiếu hụt chúng. Việc sử dụng lượng lớn thuốc men, uống rượu hoặc mắc bệnh đường ruột cũng khiến cơ thể thiếu 2 loại vitamin này.

Rối loạn quá trình tạo máu

Rối loạn quá trình tạo máu khiến cho cơ thể không sản xuất đủ số lượng hồng cầu hoặc hồng cầu tạo ra bị bất thường. Tình trạng này thường gặp ở người có vấn đề về tủy xương, tế bào gốc; bệnh hồng cầu hình liềm hoặc do mắc phải bệnh mãn tính.

Thiếu máu do vấn đề tủy xương hoặc tế bào gốc bao gồm:

  • Thiếu máu bất sản: Do gen hoặc tủy xương bị tổn thương bởi thuốc, xạ trị, hóa trị, nhiễm trùng,…
  • Ngộ độc chì: Gây độc cho tủy xương, khiến cơ thể sản sinh ít tế bào hồng cầu hơn.
  • Bệnh Thalassemia: Các tế bào hồng cầu tạo ra nhỏ hơn nhiều so với kích thước chuẩn.

Người bị bệnh hồng cầu hình liềm khiến hồng cầu tạo ra có hình lưỡi liềm. Bệnh thiếu máu xảy ra do các tế bào hồng cầu bị vỡ. Do đó, oxy không được vận chuyển tới các cơ quan, tế bào hồng cầu vỡ tụ lại ở mạch máu nhỏ gây đau.

Người bị viêm nhiễm kéo dài, các protein gây viêm làm chậm quá trình sản xuất tế bào hồng cầu non của tủy xương gây thiếu máu. Những trường hợp thường mắc bệnh thiếu máu này như:

  • Người bị bệnh thận, suy giáp.
  • Người cao tuổi.
  • Người bị ung thư, nhiễm trùng, lupus, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp.

Do chế độ ăn uống thiếu sắt

Ở trẻ sơ sinh, không uống đủ sữa mẹ, dùng sữa công thức thiếu sắt hay ăn bột không có nguồn gốc động vật đều gây thiếu sắt. Người lớn ăn chay trường mà không bổ sung sắt từ bên ngoài cũng gây thiếu sắt.

Ai dễ bị thiếu máu?

Phụ nữ có thai là đối tượng dễ bị thiếu máu

Thiếu máu có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, thiếu máu dễ gặp ở các đối tượng sau hơn:

  • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non.
  • Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
  • Phụ nữ thời kỳ hành kinh.
  • Người có chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất, ăn ít thịt hoặc chay trường.
  • Người bị bệnh đường tiêu hóa, rối loạn chức năng đường ruột.
  • Người sử dụng nhiều thuốc, đặc biệt là thuốc tác động lên niêm mạc dạ dày.
  • Người trong gia đình bị thiếu máu di truyền: bệnh hồng cầu lưỡi liềm, tan máu bẩm sinh,…
  • Người bị bệnh mãn tính: Ung thư, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy gan, AIDS,…

Giải pháp khắc phục bệnh thiếu máu

Thiếu máu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đồng thời là căn nguyên của một số bệnh nguy hiểm như suy tim, suy gan,… Để khắc phục tình trạng thiếu máu, bạn cần thực hiện các phương pháp sau:

Chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu vitamin, khoáng chất giúp cơ thể có đầy đủ nguyên liệu để sản sinh hồng cầu như:

  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt: Thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt lợn; rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc và trái cây khô, đậu lăng,…
  • Ăn thực phẩm chứa folat và acid folic tổng hợp như: Trái cây, đậu Hà Lan, đậu phộng, ngũ cốc giàu dinh dưỡng như bánh mì, mì ống, gạo,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin B12: Thịt, sản phẩm từ sữa, đậu nành và ngũ cốc.
  • Vitamin C: Trái cây họ cam, quýt, bông cải xanh, cà chua, dâu tây, dưa. Các thực phẩm này giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt.

Bổ sung sắt sinh học Ferrolip

Bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng là phương pháp hữu hiệu điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Điều này cung cấp nguyên liệu cho cơ thể tạo máu nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng do thiếu máu gây nên.

Sắt sinh học Ferrolip - giải pháp toàn diện cho bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt
Sắt sinh học Ferrolip – giải pháp toàn diện cho bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt

Trong đó, sản phẩm Sắt sinh học Ferrolip ứng dụng công nghệ liposome đột phá giúp phòng ngừa thiếu máu an toàn, hiệu quả cho mọi đối tượng. So với các sản phẩm sắt khác, sắt sinh học Ferrolip vượt trội hơn hẳn với các ưu điểm:

  • Màng bọc liposome giúp hạn chế tình trạng kích ứng và tổn thương tế bào trong hệ tiêu hóa. Đồng thời, màng liposome bao bọc xung quanh sắt giúp sắt không bị dịch vị tác động, không bị oxy hóa. Do đó, sắt còn nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển và hấp thu tốt nhất tại ruột non. Nó giúp tăng sinh khả dụng và giảm tác dụng phụ do sắt gây nên.
  • Hương vị chanh thơm ngon, thanh mát giúp giảm vị kim loại khó uống của sắt. Nhờ đó sắt sinh học Ferrolip đặc biệt phù hợp với trẻ em và mẹ bầu trong giai đoạn nghén.
  • Sắt dạng buccal giúp bạn có thể uống sắt trực tiếp mà không cần dùng nước để hòa tan, vô cùng tiện lợi.

Lời khuyên của bác sĩ

Để có phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ xác định bạn gặp tình trạng thiếu máu do nguyên nhân gì. Nếu bạn bị thiếu máu do gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, bạn sẽ được điều trị theo phác đồ của chuyên gia về huyết học/ rối loạn máu.

Thông thường, với đa số các trường hợp thiếu máu, bác sĩ sẽ có các lời khuyên về phương pháp chăm sóc sức khỏe bệnh nhân dưới đây:

  • Thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung sắt nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu máu ác tính.
  • Nếu bạn bị thiếu máu do mắc bệnh mãn tính, bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng bệnh trước tiên. Sau đó họ sẽ kê đơn thuốc giúp cơ thể bạn tăng sản xuất hồng cầu.
  • Khi bạn bị thiếu máu do tế bào hồng cầu bất thường (thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết,…): Bác sĩ sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc truyền máu để điều trị bệnh [2]Anemia. Truy cập ngày 6/12/2022.
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3929-anemia
    .

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết xoay quanh chủ đề “Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không”. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn kỹ hơn, mời liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY.

References

References
1 Anemia. Truy cập ngày 5/12/2022.
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-basics
2 Anemia. Truy cập ngày 6/12/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3929-anemia

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫