Khi mang thai, mẹ bầu thường nghe những lời khuyên như mẹ cần bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và axit folic. Tuy nhiên, nhiều mẹ băn khoăn liệu axit folic có phải là sắt không? Sự giống và khác nhau của hai dưỡng chất này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp chi tiết.
Axit folic là gì? Vai trò của axit folic với cơ thể
Axit folic hay còn biết đến là vitamin B9. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của con người ở mọi lứa tuổi. Axit folic tham gia nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể và đặc biệt cần thiết với mẹ bầu. Công dụng của axit folic như sau: [1]Folic Acid. Ngày truy cập: 20/6/2023. https://www.cdc.gov/ncbddd/folicacid/about.html)). Kích thích cơ thể sản sinh tế bào mới. Phòng ngừa dị tật bẩm sinh như nứt đốt … Continue reading.
- Cấu tạo hemoglobin, giúp cơ thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Từ đó, bổ sung sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Bổ sung sắt giúp cải thiện mệt mỏi ở người thiếu máu, phụ nữ đang giai đoạn kinh nguyệt.
- Cải thiện nhận thức và tâm trạng: Sử dụng sắt hàng ngày giúp tăng khả năng tập trung của não bộ, đồng thời kích thích sản sinh hormone hạnh phúc. Nhờ đó người dùng có cảm giác thoải mái, vui vẻ.
- Tăng cường sức đề kháng: Khi thiếu sắt, cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập, gây ốm vặt, đau yếu.
- Điều hòa thân nhiệt: Với chất sắt, hệ thống tuần hoàn được đảm bảo lưu thông nên thân nhiệt dễ dàng điều chỉnh thích hợp với nhiệt độ môi trường.
- Ngăn ngừa biến chứng thai kỳ: Lượng sắt thấp khiến mẹ bầu dễ bị sinh non, nhẹ cân. Người thiếu sắt có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người bổ sung đầy đủ sắt.
Không chỉ khác nhau về công dụng, axit folic và sắt còn một vài điểm khác biệt khác như:
Đặc điểm | Sắt | Axit folic |
Bản chất | Là khoáng chất | Là vitamin tan trong nước |
Hậu quả khi thiếu chất |
|
|
Sắt và axit folic có trong thực phẩm nào?
Sắt và axit folic có nhiều trong thức ăn hàng ngày và thực phẩm chức năng. Nếu người mẹ cung cấp đủ liều lượng hai khoáng chất này sẽ đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh.
Mẹ bầu có thể tìm thấy sắt ở những thực phẩm như:
- Gan và nội tạng: Sắt có nhiều trong tim, gan, não, thận và các loại nội tạng khác.
- Cây họ đậu: Mẹ có thể tìm thấy sắt trong đậu nành, đậu lăng, đậu đỏ. Chẳng hạn trong 198g đậu lăng chứa khoảng 6,5mg sắt [2] 15 Healthy Foods That Are High in Folate (Folic Acid). Ngày truy cập: 20/6/2023.
https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid#1.-Legumes. - Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu không chỉ giàu sắt mà còn nhiều protein, kẽm và vitamin B.
- Các loại cá: Cá ngừ, cá trích,… chứa lượng sắt rất cao. Chỉ với 100mg cá ngừ, lượng sắt thu được khoảng 0,7mg.
Với axit folic, trong các thực phẩm tự nhiên, nó tồn tại dưới dạng folate và có rất nhiều trong:
- Măng tây: Măng tây không chỉ giàu vitamin A, K, C mà còn chứa lượng axit folic dồi dào.
- Bông cải xanh: Mỗi 100g thực phẩm chữa khoảng 104ug axit folic. Ngoài ra, bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, đồng thời giúp mẹ dễ tiêu hóa hơn hoặc phòng ngừa bệnh ung thư.
- Cây họ đậu: Không chỉ giàu sắt, cây họ đậu còn chứa lượng axit folic dồi dào, giúp đáp ứng nhu cầu của mẹ trong thai kỳ.
- Nấm: Có rất nhiều chất dinh dưỡng được tìm thấy trong nấm như vitamin D, canxi, selen, đồng và axit folic.
Với những thực phẩm này, mẹ bầu dễ dàng xây dựng thực đơn đa dạng dinh dưỡng, màu sắc và phù hợp với khẩu vị.
Khi nào cần bổ sung sắt và axit folic?
Tình trạng thiếu sắt ở mỗi người là khác nhau. Trong đó, những đối tượng dưới đây cần bổ sung sắt hàng ngày để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình:
- Bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Chị em trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Người bị rối loạn chuyển hóa sắt hoặc các bệnh lý gây thiếu máu.
Bên cạnh đó, axit folic không chỉ nên dùng cho người thiếu axit folic do chế độ ăn uống mà còn cần cho:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người đang điều trị bệnh tan máu, động kinh và đang dùng thuốc kháng axit folic.
- Người bị lao, sốt rét.
Những đối tượng trên cần bổ sung sắt và axit folic hàng ngày, theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, mẹ bầu cần uống sắt và axit folic trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và thiếu máu giai đoạn sớm. Sau đó mẹ tiếp tục bổ sung trong suốt 9 tháng mang thai. Với sắt, chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tiếp tục dùng đến ít nhất 6 tháng sau sinh.
Sắt và axit folic nên uống lúc nào?
Nhiều câu hỏi đặt ra là uống sắt và axit folic cùng lúc được không? Do hai dưỡng chất này không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của nhau nên hoàn toàn có thể dùng cùng lúc.
Sắt hấp thu tốt nhất khi đói nên mẹ có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, do đa phần mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm nên được khuyến khích dùng sau khi ăn để không bị khó chịu, đầy bụng, buồn nôn,…
Axit folic có thể uống được bất kỳ lúc nào trong ngày. Nhưng các nghiên cứu cho thấy axit folic hấp thu tốt nhất khi đói. Đối với phụ nữ mang thai, nếu dạ dày nhạy cảm, mẹ nên dùng sau ăn khoảng 30 phút.
Kết hợp đặc điểm của 2 loại dưỡng chất này, mẹ bầu nên uống axit folic và sắt cùng lúc sau bữa ăn. Mẹ không nên dùng vào bữa tối để tránh khó tiêu hóa, đầy bụng, mất ngủ,…
Loại sắt và axit folic tốt nhất hiện nay
Thị trường sắt và axit folic hiện nay đa dạng cả thành phần, mẫu mã, giá tiền,… khiến mẹ bầu khó khăn trong việc lựa chọn. Tuy nhiên, giờ đây mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm bổ sung sắt và axit folic dưới đây:
- Sắt sinh học Ferrolip: Sản phẩm bổ sung sắt sinh học với công nghệ liposome giúp cơ thể hấp thu tốt hơn 4,7 lần so với sắt hữu cơ truyền thống. Đồng thời sắt Ferrolip hạn chế tối đa tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như nôn, nóng trong, táo bón,… Khi dùng, mẹ bầu không thấy vị tanh kim loại, thay vào đó là vị chanh dễ uống. Chỉ 1 – 2 gói/ngày, mẹ bầu có thể ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
- Axit folic – vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma: Sản phẩm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Trong đó axit folic được cung cấp dưới dạng Quatrefolic axit folic thế hệ 4. Với thành phần này, cơ thể dễ dàng hấp thu trực tiếp axit folic mà không cần qua nhiều bước chuyển hóa. Ngoài ra, Aplicaps Befoma còn chứa sắt và 16 loại dưỡng chất khác, góp phần bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.
Sắt Ferrolip và vitamin tổng hợp Aplicaps Befoma đều được nhập khẩu chính ngạch châu Âu, kèm các giấy chứng nhận chất lượng uy tín. Với Ferrolip và Befoma, sức khỏe của mẹ và bé luôn được đảm bảo tốt nhất.
Bộ đôi bổ sung axit folic và sắt cho mẹ bầu
Như vậy, bài viết này đã giúp mẹ trả lời câu hỏi “Axit folic có phải là sắt không?”. Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm vấn đề nào khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện cho hotline 1900 636 985 để được tư vấn nhé!
References
↑1 | Folic Acid. Ngày truy cập: 20/6/2023. https://www.cdc.gov/ncbddd/folicacid/about.html)).
Axit folic có phải là sắt không?Khi nhắc đến công dụng ngăn ngừa thiếu máu, tăng sức đề kháng, rất nhiều người nhầm tưởng axit folic là sắt. Vậy thực tế sắt và axit folic có giống nhau không? Axit folic và sắt là 2 dưỡng chất hoàn toàn khác nhau, cũng không phải dạng chuyển hóa của nhau. Sắt là khoáng chất được cơ thể dự trữ tại nhiều cơ quan như gan, lách, tủy xương,… Nguyên tố vi lượng này khi cần sẽ được cơ thể mang ra để sử dụng. Sắt có những chức năng khác so với axit folic: ((Are You Getting Enough Iron? Ngày truy cập: 20/62023. |
---|---|
↑2 | 15 Healthy Foods That Are High in Folate (Folic Acid). Ngày truy cập: 20/6/2023. https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid#1.-Legumes |