hậu quả thiếu sắt ở bà bầu

Hậu quả thiếu sắt ở bà bầu – Cách bổ sung sắt đúng chuẩn!

12/07/2024 1051 lượt xem

Phụ nữ trong thai kỳ cần được bổ sung một lượng sắt lớn, nếu không sẽ để lại hậu quả thiếu sắt ở bà bầu vô cùng nghiêm trọng. Vậy thiếu sắt ảnh hưởng như nào đến mẹ và con? Làm thế nào để bổ sung sắt cho bà bầu đúng chuẩn khoa học? Hãy cùng Ferrolip tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu

Thiếu sắt khi mang thai là hiện tượng cơ thể mẹ không có đủ sắt để sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Trong giai đoạn đầu thiếu máu do thiếu sắt, các triệu chứng tương đối mờ nhạt. Vậy mẹ bầu có thể dựa vào đâu để biết mình thiếu sắt?

Dưới đây là các dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai:

  • Cảm giác mệt mỏi
  • Cơ thể yếu ớt
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Đau đầu
  • Da tái nhợt hoặc vàng
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Huyết áp thấp
  • Khó khăn trong việc tập trung

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu kể trên, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời.

dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu

Hậu quả thiếu sắt ở bà bầu

Bà bầu thiếu sắt nếu không được bổ sung sắt kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả thiếu sắt ở bà bầu nghiêm trọng [1]The impact of maternal iron deficiency and iron deficiency anemia on child’s health. Truy cập ngày 01/07/2024
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/
.

Đối với mẹ

Thiếu sắt ở bà bầu có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Khi thiếu sắt, cơ thể mẹ không sản xuất đủ hemoglobin, dẫn đến thiếu máu. Mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, khó thở, nhịp tim không đều,…
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Khi thiếu sắt, hệ miễn dịch của mẹ bầu có thể bị suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Các biến chứng nguy hiểm khác: Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến các hậu quả như sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản,… gây nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Đối với thai nhi

Mẹ bầu bị thiếu sắt ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi:

  • Thiếu máu thiếu sắt: Mẹ bầu bị thiếu máu thiếu sắt làm lượng máu và oxy cung cấp đến thai nhi không đủ, dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu máu thiếu sắt. ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các cơ quan quan trọng như xương, não, tim,…
  • Sinh non: Thiếu sắt ở bà bầu có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Sinh non có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ, bao gồm khó thở, các vấn đề về tiêu hóa, dễ mắc các bệnh tim mạch và có nguy cơ tử vong cao hơn.
  • Thai nhi nhẹ cân: Thai nhi nhẹ cân do thiếu sắt, thiếu dưỡng chất của mẹ trong thai kỳ có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn, bao gồm nguy cơ nhiễm trùng cao và khả năng phát triển chậm hơn.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ: Sắt là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh trung ương. Sự thiếu hụt sắt từ sớm có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và các vấn đề về nhận thức sau khi sinh.
  • Các vấn đề sức khỏe lâu dài: Mẹ bầu thiếu sắt thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ sơ sinh bao gồm hệ miễn dịch yếu, khả năng tập trung kém,…

Tại sao bà bầu dễ bị thiếu sắt?

nguyên nhân thiếu sắt ở bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của phụ nữ tăng 30 – 50% so với bình thường để đảm bảo sự phát triển cho thai nhi. Để đáp ứng một lượng lớn máu như vậy, mẹ bầu rất cần bổ sung sắt. Bởi sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin – huyết sắc tố trong hồng cầu có vai trò chính trong việc tái tạo máu và vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và bé [2]Red blood cell. Truy cập ngày 20/06/2024.
https://en.wikipedia.org/wiki/Red_blood_cell
.

Thực tế trong chế độ ăn uống hàng ngày, bà bầu chỉ có thể hấp thụ một lượng sắt khoảng 5 – 15% so với nhu cầu. Mặt khác, khi mẹ bầu bị ốm nghén, mẹ mất đi cảm giác thèm ăn và cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Do đó mẹ không nạp đủ lượng sắt cần thiết từ nguồn thức ăn vào cơ thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

Ngoài ra, mẹ bầu dễ bị thiếu máu thiếu sắt còn bởi một số nguyên nhân sau:

  • Khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần nhau
  • Mang đa thai (thai đôi, thai ba,…)
  • Kinh nguyệt ra nhiều máu
  • Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai

Phương pháp bổ sung sắt cho bà bầu

Để bổ sung sắt hiệu quả, mẹ bầu có thể áp dụng nhiều phương pháp.Tuy nhiên hiệu quả nhất là bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày và bằng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt.

Bổ sung đa dạng thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm là nguồn cung cấp sắt phong phú và dồi dào cho phụ nữ mang thai. Một số loại thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu có thể bổ sung là:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn
  • Các loại đậu như đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng
  • Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoong, rau mùi tây…
  • Các loại hạt như hạt hướng dương hoặc hạt vừng…
  • Các loại cá Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt
  • Các loại quả hạch như hạnh nhân, quả phỉ…

thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Kết hợp các thực phẩm giúp hấp thu sắt

Để hấp thu sắt một cách tốt nhất, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Vitamin C là chất giúp hấp thu sắt hiệu quả bởi một số lý do sau:

– Trong các viên uống, sắt thường tồn tại dưới dạng sắt (III) khó hấp thu. Khi kết hợp với vitamin C, sắt chuyển thành dạng sắt (II), giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

– Mặc dù sắt có nhiều trong thực phẩm, nhưng cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 5-15%. Nhưng khi có vitamin C, sắt sẽ tạo thành hợp chất khiến cơ thể dễ hấp thu hơn.

– Các dạng sắt thường không tan, khiến ruột khó hấp thu, làm cho mẹ dễ bị nóng táo. Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin C, acid ascorbic sẽ tạo phức chelat với sắt ở pH acid (dạ dày), và phức chất này hòa tan ở pH kiềm (tá tràng – ruột non), giúp sắt dễ dàng được hấp thu qua thành ruột.

Vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung sắt cùng thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn.

Các thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ bầu có thể kết hợp khi bổ sung sắt như: cam, chanh, dâu, ổi, kiwi, cà chua, ớt chuông,…

Bổ sung sắt đúng cách

Để sắt được hấp thu vào cơ thể một cách hiệu quả và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn, bà bầu cần phải uống sắt đúng cách bằng việc tuân thủ liều lượng và các lưu ý khi uống sắt.

  • WHO khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên bổ sung 30 – 60mg sắt nguyên tố cho cơ thể mỗi ngày [3]Antenatal iron supplementation. Truy cập ngày 20/06/2024.
    https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation
    .
  • Sắt nên được uống sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ vì đây là thời điểm tốt nhất để hấp thu sắt. Uống sau bữa ăn sẽ phù hợp với những người thường xuyên bị kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, mẹ không nên uống sắt vào buổi tối bới đây là lúc cơ thể đi dần vào trạng thái nghỉ ngơi. Mẹ uống sắt buổi tối sẽ khiến cho lượng sắt bị lắng đọng trong cơ thể gây trằn trọc, khó ngủ.
  • Mẹ không nên uống sắt cùng lúc với sữa, các thực phẩm giàu canxi, thuốc bổ sung canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thu của sắt.
  • Mẹ bầu cũng nên tránh uống trà và cà phê, đặc biệt là trong bữa ăn vì điều này có thể ngăn cản quá trình hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Không chỉ trong giai đoạn mang thai, người mẹ nên bổ sung sắt liên tục cho đến sau khi sinh 3 – 6 tháng để tránh thiếu máu do sinh đẻ cũng như tăng tốc độ hồi phục của cơ thể.

Sắt sinh học Ferrolip – Hấp thu cao, cải thiện thiếu sắt cho bà bầu

Thông thường, các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày thường không chứa đủ hàm lượng sắt cần thiết cho mẹ bầu. Do đó mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt dành cho bà bầu để đảm bảo sự phát triển cho cả mẹ và thai nhi. Hiện nay trên thị trường, sắt sinh học Ferrolip đang được các chuyên gia, bác sĩ và dược sĩ phụ sản khuyên dùng bởi hiệu quả vượt trội so với các dòng sắt thông thường khác:

  • Hàm lượng sắt cao: Trong mỗi gói sắt Ferrolip chứa đến 30mg sắt nguyên tố, phù hợp với phụ nữ mang thai và những người bị thiếu máu.
  • Khả năng hấp thu tốt: Công nghệ liposome bao bọc các phân tử sắt hình cầu với kích thước siêu nhỏ giúp gia tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, làm tăng khả năng hấp thu gấp 4,7 lần sắt hữu cơ truyền thống.
  • Giảm tối đa tác dụng phụ: Do khả năng hấp thu cao nên lượng sắt dư thừa trong cơ thể sẽ rất ít, do đó hạn chế được các tình trạng như nóng trong, táo bón ở các loại sắt thông thường.
  • Vị chanh thơm ngon, dễ uống: Công nghệ bao màng liposome giúp che giấu hoàn toàn vị kim loại thường thấy ở các loại sắt khác. Không những thế, nhà sản xuất còn gia tăng thêm hương chanh lipton chua ngọt dễ uống, khiến cho mẹ bầu không hề cảm thấy buồn nôn khi uống.
  • Dạng bột buccal tan ngay trong miệng: Mẹ chỉ cần xé gói và đổ trực tiếp vào miệng mà không cần hoà tan với nước. Sản phẩm được đóng dạng gói nhỏ gọn nên mẹ có thể dễ dàng mang theo.
  • Sản phẩm được sản xuất tại Italia, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.

Bạn có thể xem thêm thông tin về Ferrolip cũng như đặt hàng sản phẩm chính hãng tại https://ferrolip.vn/san-pham/ferrolip/.

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã biết hậu quả thiếu sắt ở bà bầu là nghiêm trọng như nào nếu mẹ không bổ sung đủ sắt trong suốt thai kỳ. Do đó, các mẹ hãy chú ý lắng nghe cơ thể mình, nhìn nhận các dấu hiệu thiếu máu để từ đó bổ sung sắt kịp thời. Hãy theo dõi Ferrolip.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức về mang thai. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

References

References
1 The impact of maternal iron deficiency and iron deficiency anemia on child’s health. Truy cập ngày 01/07/2024
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/
2 Red blood cell. Truy cập ngày 20/06/2024.
https://en.wikipedia.org/wiki/Red_blood_cell
3 Antenatal iron supplementation. Truy cập ngày 20/06/2024.
https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫