Thiếu máu là tình trạng y tế phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi ngày. Việc nhận biết và điều trị sớm có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng thiếu máu, nguyên nhân gây ra bệnh cũng như các biện pháp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.
4 nguyên nhân gây thiếu máu
Cho đến nay, ước tính có đến ¼ dân số toàn cầu đang mắc bệnh thiếu máu, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, sau sinh, chị em trong thời kỳ kinh nguyệt. Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên:
- Thiếu các nguyên liệu tạo máu: Sắt, vitamin B12, axit folic đều là những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động sản xuất hồng cầu. Thiếu chúng khiến cơ thể khó duy trì hoạt động tạo máu bình thường. Trong đó phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt, xuất phát từ chế độ ăn kém dinh dưỡng hoặc cơ thể không hấp thu đủ chất sắt.
- Mất máu: Thông thường khi bị chảy máu kéo dài, cơ thể có nguy cơ bị thiếu máu. Đó là trường hợp phẫu thuật, mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư, trĩ, sử dụng các thuốc NSAID trong thời gian dài hoặc chảy máu quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt,…
- Tan máu: Tan máu là bệnh lý hồng cầu bị phá hủy sớm và rút ngắn vòng đời chỉ còn dưới 120 ngày. Nguyên nhân gây nên rất đa dạng, có thể do tủy xương giảm sinh, rối loạn trong hoạt động sản xuất tạo máu hoặc thiếu các yếu tố tạo máu,…
- Bệnh lý mạn tính: Một số bệnh lý mạn tính khiến cơ thể không đủ nguyên liệu hoặc hormone tạo máu như bệnh về thận, ung thư, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, suy giáp [1]Anemia. Ngày truy cập: 24/6/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3929-anemia.
9 triệu chứng thiếu máu thường gặp
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng thiếu máu ở mỗi người lại khác nhau. Đôi khi các bệnh mạn tính cũng có thể khiến triệu chứng thiếu máu bị mờ đi, sau đó bác sĩ vô tình phát hiện thông qua các xét nghiệm khác. Thông thường người thiếu máu sẽ có những triệu chứng điển hình như:
- Suy nhược cơ thể: Người bệnh thiếu máu cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung, dễ mất sức làm cản trở những hoạt động thường ngày.
- Đau đầu chóng mặt: Đây là biểu hiện khi não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Ngoài ra người bệnh có thể cảm thấy cơ thể mất cân bằng hoặc choáng váng khi đứng lên đột ngột [2]Anemia. Ngày truy cập: 24/6/2024. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-basics.
- Đau tức ngực, nhịp tim bất thường: Khi thiếu máu, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Việc này có thể dẫn đến các cơn đau tức ngực đột ngột, nhịp tim không ổn định.
- Khó thở: Đây là triệu chứng thường gặp khi cơ thể không nhận đủ oxy, đặc biệt khi thực hiện hoạt động thể lực hoặc làm việc gắng sức.
- Lạnh tay chân: Do lưu thông máu bị giảm nên cơ thể ưu tiên vận chuyển máu đến các cơ quan gần tim hơn. Chân tay nằm xa tim nên cũng là bộ phận được cấp máu cuối cùng. Lượng máu đến nuôi dưỡng không đủ khiến khả năng giữ nhiệt cũng suy giảm, tạo cảm giác lạnh chi, thậm chí cả khi thời tiết nóng nực.
- Móng tay, móng chân dễ gãy: Móng tay, móng chân cũng cần oxy và chất dinh dưỡng nuôi dưỡng. Trong trường hợp thiếu máu, móng tay giòn và cong vào như một chiếc thìa, màu sắc tái nhợt, kém sắc, dễ gãy.
- Da xạnh xao: Thiếu máu đồng nghĩa cơ thể thiếu đi các sắc tố tạo màu đỏ của máu, tạo nên sự hồng hào của làn da. Vì thế người thiếu máu da trông không khỏe mạnh như bình thường, thay vào đó là màu xanh tái nhợt.
- Khó tập trung, dễ cáu gắt: Thiếu máu lên não sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của não, bao gồm sự tập trung. Ngoài ra thiếu máu còn ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và tác động vào hormone, gây ra các biến đổi về mặt cảm xúc. Người thiếu máu tính tình đôi khi ngày càng tiêu cực, dễ cáu kỉnh, gắt gỏng với người xung quanh, một số trường hợp còn bị trầm cảm và lo lắng.
- Cảm giác tê, ngứa ran lòng bàn tay và chân: Đây là hệ quả khi lưu lượng máu tuần hoàn bị suy giảm, khiến khả năng cung cấp máu cho dây thần kinh tại các chi cũng giảm theo. Do đó các triệu chứng tê ngứa tay chân, chuột rút cũng xảy ra thường xuyên hơn.
Thiếu máu có nguy hiểm không?
Thiếu máu có nhiều cấp độ, nhưng cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bị thiếu máu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu máu nhẹ không gây nguy hiểm tính mạng nhưng khiến người bệnh mệt mỏi, chất lượng cuộc sống suy giảm. Trường hợp này có thể trị khỏi bằng việc cân bằng chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng thường xuyên.
Thiếu máu vừa và nặng được đánh giá là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng lên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Vì thế nếu không điều trị sớm, thiếu máu có thể để lại nhiều hậu quả đáng quan ngại, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Thiếu máu có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:
- Suy nhược từ nhẹ đến nặng.
- Biến chứng thai kỳ như sinh non, suy dinh dưỡng thai kỳ, băng huyết, nhiễm trùng sau sinh,…
- Các bệnh liên quan đến tim mạch như đau ngực, suy tim, suy thận, suy hô hấp,…
- Hậu quả nặng nhất là suy đa tạng và tử vong.
Cách xét nghiệm chẩn đoán bệnh thiếu máu
Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu để đo lường lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit hoặc sắt trong máu. Phổ biến nhất là:
- Công thức máu toàn phần (CBC): Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán thiếu máu. Công thức máu toàn phần sẽ đo lường số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin và hematocrit trong máu. Xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá tổng thể sức khỏe máu của bạn [3]Complete blood count (CBC). Ngày truy cập: 24/6/2024. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/complete-blood-count/about/pac-20384919.
- Xét nghiệm nồng độ sắt, vitamin B12 hoặc folate: Xét nghiệm này đo lường lượng nguyên liệu tạo máu trong cơ thể. Nếu kết quả cho thấy sự thiếu hụt của chúng trong máu thì có thể xác định nguyên nhân thiếu máu.
- Xét nghiệm transferrin: Transferrin là protein vận chuyển sắt trong máu. Xét nghiệm này giúp đo lượng transferrin và mức độ bão hòa sắt, cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sắt trong cơ thể.
- Xét nghiệm tủy xương: Đây là xét nghiệm đánh giá tình trạng sản xuất tế bào máu trong tủy xương.
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang ngực, siêu âm ổ bụng cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm nguyên nhân gây chảy máu, chẳng hạn loét dạ dày hoặc ung thư.
Không phải các trường hợp thiếu máu đều được thực hiện tất cả các xét nghiệm trên. Dựa trên tình hình thực tế và nghi vấn nguyên nhân thiếu máu mà bác sĩ sẽ chọn lựa những xét nghiệm phù hợp để giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Biện pháp cải thiện tình trạng thiếu máu
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng thiếu máu.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống tăng cường chất sắt, vitamin B12, axit folic hỗ trợ quá trình tạo máu hiệu quả. Trong đó bạn có thể bổ sung sắt từ các loại thực phẩm như thịt bò, gan, cá, hạt họ đậu, rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt,…
Ngoài ra, mẹ nên kết hợp bổ sung thêm vitamin C từ nước cam, quýt, bưởi, dâu tây, ổi,… để tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể.
Chế độ sinh hoạt
Các chuyên gia khuyến khích tập thể dục đều đặn có thể cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tổng thể. Mỗi ngày bạn nên tập thể dục 30 – 45 phút với các bài tập từ nhẹ đến nặng như tập gym, yoga, chạy, đạp xe, bơi lội,…
Thêm vào đó thói quen ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và tránh căng thẳng stress sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất hồng cầu.
Sắt sinh học Ferrolip giúp cải thiện tình trạng thiếu máu
Bên cạnh thay đổi thói quen và chế độ sinh hoạt, các loại thực phẩm cải thiện tình trạng thiếu máu nên được bổ sung hàng ngày. Trong đó Ferrolip là một trong những lựa chọn hàng đầu của hàng triệu gia đình Việt hiện nay.
Sản phẩm giúp bổ sung sắt nguyên tố hấp thu cao, ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Ưu điểm của Ferrolip là công nghệ bao màng liposome với các đặc trưng như:
- Khả năng hấp thu cao: Nhờ cấu trúc bao màng phospholipid tương tự màng tế bào đặc biệt cùng kích thước phân tử siêu nhỏ nên hạt sắt của Ferrolip dễ dàng hấp thu trên đường tiêu hóa. Theo nghiên cứu, Ferrolip hấp thu tốt hơn sắt hữu cơ truyền thống đến 4,7 lần.
- Không tác dụng phụ: Sắt của Ferrolip được giải phóng từ từ và được mang đến đúng vị trí hấp thu nên không xuất hiện tình trạng dư thừa, lắng đọng sắt. Vì vậy bạn không bị buồn nôn, táo bón, nôn hay khó chịu trong quá trình sử dụng.
- Không tanh: Thông thường các sản phẩm sắt hiện nay sẽ có vị kim loại cực kỳ khó uống. Nhưng nhờ lớp màng bao bọc quanh nhân sắt nên bạn không còn cảm thấy dư vị kim loại.
Ngoài ra, nhà sản xuất còn bổ sung thêm hương chanh thanh mát nên khi dùng, bạn sẽ cảm nhận được vị chua nhẹ như lipton, cực kỳ dễ uống. Mỗi gói Ferrolip bổ sung 30mg sắt, đáp ứng nhu cầu sắt của nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là mẹ bầu.
Ferrolip được nhập khẩu chính ngạch từ Italia, đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt hàng đầu châu u. Vì vậy cả gia đình từ trẻ nhỏ, mẹ bầu, người cao tuổi đều có thể an tâm về độ an toàn và hiệu quả mà sản phẩm mang lại.
Như vậy, bài viết đã cho bạn biết thêm về các nguyên nhân, triệu chứng thiếu máu cùng nhiều giải pháp khắc phục. Nếu bạn còn muốn được các chuyên gia tư vấn thêm, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện đến hotline 1900 636 985 nhé!
References
↑1 | Anemia. Ngày truy cập: 24/6/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3929-anemia |
---|---|
↑2 | Anemia. Ngày truy cập: 24/6/2024. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-basics |
↑3 | Complete blood count (CBC). Ngày truy cập: 24/6/2024. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/complete-blood-count/about/pac-20384919 |