ba-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lo lắng sữa đậu nành làm lệch lạc giới tính thai nhi

26/05/2023 1361 lượt xem

Từ lâu sữa đậu nành luôn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu về việc ảnh hưởng đến giới tính thai nhi. Vậy liệu thực tế bà bầu uống sữa đậu nành được không? Uống nhiều sữa đậu nành có làm thay đổi giới tính thai nhi không? Bài viết dưới đây sẽ xác thực vấn đề này giúp mẹ bầu nhé. 

Sữa đậu nành có tốt không?

Sữa đậu nành là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Chúng thường được dùng để bồi bổ khi cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng của 100g sữa đậu nành được liệt kê chi tiết trong bảng dưới đây:

Tên dưỡng chất Hàm lượng Tên dưỡng chất Hàm lượng
Vitamin E 0,1mg Canxi 26mg
Vitamin K 3mg Sắt 0,6mg
Vitamin B1 0,1mg Magie 25mg
Vitamin B2 0,1mg Photpho 52mg
Vitamin B3 0,5mg Kali 118mg
Vitamin B6 0,1mg Natri 51mg
Folate 18ug Kẽm 0,1mg
Vitamin B5 0,4mg Đồng 0,41mg
Choline 23,6mg Mangan 0,2mg
Betaine 0,8mg Selen 4,8ug

Với những thành phần dinh dưỡng trên, sữa đậu nành bổ sung đa dạng dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là thức uống yêu thích của những người ăn chay. Ngoài ra, sữa đậu nành còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

  • Bảo vệ tim mạch: Sữa đậu nành hỗ trợ giảm cholesterol máu, đồng thời ngăn ngừa nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
  • Chống oxy hóa: Đậu nành có chứa thành phần isoflavone – chất chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ giảm cân: Với lượng protein khá cao, khoảng 17g trong 100g sữa đậu nành. Vì vậy, thực phẩm này thường được sử dụng trong chế độ giảm cân lành mạnh của nhiều người.
  • Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương: Sữa đậu nành chứa lượng lớn canxi nên góp phần ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. Đọc thêm: Loại nước giải khát nào chứa sắt và canxi? Cách bổ sung hiệu quả
  • Giảm bớt triệu chứng cho phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh: Ở giai đoạn này, nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm. Lượng isoflavone trong sữa đậu nành hoạt động như estrogen nên có thể giảm những cơn “bốc hỏa” ở chị em bị mãn kinh.[1]Health Benefits of Soy Milk. Ngày truy cập: 30/5/2023.
    https://www.webmd.com/diet/health-benefits-soy-milk
sua-dau-nanh-la-thuc-uong-giau-dinh-duong
Sữa đậu nành là thức uống tự nhiên giàu chất dinh dưỡng

Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu 3 tháng đầu có uống sữa đậu nành được không? Những lợi ích mà sữa đậu nành mang lại cho bà bầu là gì? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu về loại thực phẩm này.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành. Thậm chí sản phẩm này còn rất tốt cho thai kỳ: [2]Is It Safe to Consume Soy Products While Pregnant? Ngày truy cập: 30/5/2023.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/soy-pregnancy

  • Cung cấp năng lượng cho mẹ bầu: Hàm lượng protein trong sữa đậu nành có thể sánh ngang với sữa bò. Vì vậy khi uống loại sữa này, mẹ sẽ được cung cấp năng lượng dồi dào cho các hoạt động hàng ngày và hỗ trợ việc nuôi dưỡng thai nhi.
  • Hỗ trợ sự phát triển của xương: Với lượng canxi, magie, photpho,… có trong sữa đậu nành thì đây là loại thực phẩm lý tưởng để giúp quá trình phát triển khung xương của trẻ.
  • Đảm bảo sự phát triển thần kinh của thai nhi: Acid folic trong sữa đậu nành giúp hình thành tế bào thần kinh, giảm đáng kể nguy cơ dị tật ống thần kinh.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu: Omega-3, omega-6 trong loại thực phẩm này có tác dụng ổn định huyết áp, giảm tỷ lệ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…

Sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất tự nhiên nên rất an toàn và lành tính với mẹ bầu. Sản phẩm cũng được sử dụng để ngăn ngừa táo bón hoặc thiếu máu thai kỳ.

Uống sữa đậu nành có làm lệch lạc giới tính thai nhi không?

Đây là một thông tin được truyền miệng rất nhiều hiện nay, khiến nhiều mẹ bầu lo ngại, mặc dù rất thích uống sữa đậu nành. Nguyên nhân dẫn đến lời đồn này là do thành phần isoflavone trong sữa đậu nành có hoạt tính giống estrogen. Đây là hormone liên quan đến giới tính nữ nên nhiều bậc cha mẹ lo sợ sẽ ảnh hưởng đến em bé, đặc biệt bé trai. [3]Early-Life Soy Exposure and Gender-Role Play Behavior in Children. Ngày truy cập: … Continue reading.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng uống sữa đậu nành có thể làm biến đổi giới tính thai nhi từ nam sang nữ. Thậm chí chúng cũng không có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản của phái nam như teo tinh hoàn hoặc vô sinh. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy isoflavone của đậu nành không hấp thụ vào thai nhi. Do đó, sữa đậu nành không có ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, sữa đậu nành an toàn không có nghĩa uống nhiều vẫn tốt. Mẹ bầu cần điều chỉnh lượng sữa đậu nành uống hàng ngày, tối đa khoảng 500ml mỗi ngày. Đồng thời mẹ nên chọn loại sữa uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để không ảnh hưởng đến thai nhi.

uong-sua-dau-nanh-khong-anh-huong-den-gioi-tinh-thai-nhi
Uống sữa đậu nành không ảnh hưởng đến giới tính thai nhi

Hướng dẫn cách uống sữa đậu nành hiệu quả

Với 500ml sữa đậu nành mỗi ngày, mẹ bầu có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày. Mẹ nên tránh uống quá nhiều cùng lúc để không bị đầy bụng, khó tiêu. Vậy bà bầu uống sữa đậu nành khi nào là tốt nhất?

Uống sữa đậu nành cùng thức ăn nhiều tinh bột sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Vì vậy mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành sau bữa ăn hoặc cùng bữa sáng với bánh mì, bánh bao,… Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý:

  • Hạn chế tối đa dùng sữa đậu nành cùng thực phẩm họ cam, quýt vì có thể gây khó tiêu.
  • Không nên uống sữa đậu nành để lâu ngày, kể cả để trong tủ lạnh.
  • Không nên dùng chung với thuốc vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Mẹ có thể uống thuốc khoảng 30 phút sau khi uống sữa đậu nành.
nhung-luy-y-khi-uong-sua-dau-nanh
Những lưu ý khi uống sữa đậu nành

Như vậy, qua bài viết trên đây, chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã có đáp án cho câu hỏi “Bà bầu uống sữa đậu nành được không?”. Để biết thêm nhiều thông tin khác liên quan đến thai kỳ, mẹ có thể truy cập ferrolip.vn hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Xem thêm: Tổng hợp 20+ thức ăn bổ sung sắt và tăng cường hấp thu sắt

References

References
1 Health Benefits of Soy Milk. Ngày truy cập: 30/5/2023.
https://www.webmd.com/diet/health-benefits-soy-milk
2 Is It Safe to Consume Soy Products While Pregnant? Ngày truy cập: 30/5/2023.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/soy-pregnancy
3 Early-Life Soy Exposure and Gender-Role Play Behavior in Children. Ngày truy cập: 30/5/2023.
https://www.researchgate.net/publication/51544261_Early-Life_Soy_Exposure_and_Gender-Role_Play_Behavior_in_Children

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫