cục thịt sảy thai ra máu như thế nào

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Cách xử trí cho mẹ

28/12/2024 181 lượt xem

Nhiều mẹ không may bị sảy thai hoang mang khi thấy xuất hiện cục máu đông trông giống như cục thịt. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này? Hình ảnh cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ cùng với cách xử trí khi bị sảy thai.

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào?

Sảy thai là hiện tượng túi thai bị đẩy ra ngoài khi không đủ khả năng tồn tại độc lập trong cơ thể mẹ. Khi bị sảy thai, âm đạo mẹ xuất hiện các khối máu đặc, màu đỏ sẫm, những cục máu đông này chứa một mảnh hoặc toàn bộ túi thai mà mẹ thấy giống như cục thịt. Đó chính là cục thịt sảy thai.

Sảy thai thường xuất hiện ở các tuần thai trước 20 tuần, đi kèm với một số biểu hiện rõ ràng như ra máu âm đạo kèm theo chất đặc như cục thịt, đau thắt tử cung và phần bụng dưới. Dưới đây là một số hình ảnh cục thịt sảy thai mẹ có thể nhận biết:

cục thịt sảy thai ra máu
Cục thịt sảy thai ra máu
Hình ảnh cục thịt sảy thai ra máu
Hình ảnh cục thịt sảy thai ra máu

>>> Xem thêm: Hình ảnh túi thai 5 tuần bị sảy – Có thể mang thai lại sau sinh bao lâu?

Phân biệt máu sảy thai, máu báo thai và kinh nguyệt

Khi bị sảy thai, dấu hiệu ban đầu là mẹ thấy xuất hiện các cơn đau quặn bụng dưới kèm theo chảy máu bất thường ở âm đạo. Áp lực co bóp tử cung sẽ đẩy máu kèm theo túi thai ra ngoài. Tuy nhiên, do máu sảy thai có nhiều đặc điểm giống với máu báo thai hay kinh nguyệt nên nhiều mẹ, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu sẽ khó có thể phân biệt được nên sẽ dễ bị hoang mang và nhầm lẫn. Dưới đây là bảng phân biệt máu sảy thai với máu báo thai và kinh nguyệt mẹ có thể tham khảo:

Đặc điểm Máu sảy thai Máu báo thai Kinh nguyệt
Thời gian chảy máu Máu sảy thai có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ dưới 20 tuần. Thời gian chảy máu có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần Thường xuất hiện trong vòng 1 – 2 tuần sau khi quan hệ không dùng biện pháp tránh thai an toàn. Thời gian chảy máu chỉ từ 1 -2 ngày rồi hết Tùy vào cơ địa mỗi người, máu kinh xuất hiện theo chu kỳ 21 – 35 ngày, thời gian chảy máu kéo dài từ 5 – 10 ngày
Màu sắc Ban đầu có thể có màu hồng, nhưng đa số trường hợp sẽ là màu đỏ sẫm Màu hồng nhạt hoặc đỏ tươi Màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm
Mùi Mùi tanh của máu Lượng máu thường không nhiều nên không có mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ Mùi tanh của máu
Kết cấu Các cục máu đông đặc có hình dạng giống cục thịt Thường xuất hiện theo đốm nhỏ lấm tấm, không kèm cục máu đông hay dịch nhầy Đa số máu kinh nguyệt sẽ loãng, đôi khi đi kèm cục máu đông
Triệu chứng đi kèm Đau quặn bụng dưới, đau lưng, mất các dấu hiệu ốm nghén, cơ thể mệt mỏi Thường không có triệu chứng đi kèm, hoặc đôi khi chỉ đau bụng râm ran Tâm trạng thay đổi, mệt mỏi, đau tức bụng dưới, đau lưng

phân biệt máu kinh máu sảu thai máu báo thai

Mẹ cần làm gì khi sảy thai cục thịt?

Khi phát hiện máu sảy thai cục thịt, trước hết mẹ cần lấy lại bình tĩnh và đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau đó tùy vào từng trường hợp và thể trạng của mẹ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý và lời khuyên tư vấn khác nhau.

Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để kiểm tra xem mẹ có còn sót nhau thai hay không, nếu có thì bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ dùng thuốc để tử cung co bóp đẩy nhau thai còn sót ra bên ngoài. Trường hợp thai nhi đã phát triển to hoặc túi thai còn sót, bác sĩ sẽ tiến hành nạo hút thai sớm để tránh nguy cơ mẹ bị viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, mẹ nên duy trì lịch khám thai định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm những bất thường trong thời kỳ mang thai và sức khỏe sinh sản để hạn chế những rủi ro không đáng có.

Cách chăm sóc cơ thể sau sảy thai giúp nhanh hồi phục

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng cao quý. Ông bà ta thường nói “một lần sảy bằng bảy lần sinh”. Không có mẹ bầu nào mong muốn việc sảy thai đến với mình bởi nó ảnh hưởng nặng nề đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Về mặt thể chất, tử cung sau khi trải qua tổn thương phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm, cơ thể mẹ thiếu hụt các khoáng chất như sắt, canxi,… nếu không được chăm sóc đúng cách. Về mặt tinh thần, mẹ phải trải qua nỗi đau mất con. Sẽ đau xót hơn khi điều này xảy ra ở các cặp vợ chồng hiếm muộn và các mẹ mong con. Tuy nhiên, mẹ cần cố gắng vượt qua nỗi đau, chăm sóc cơ thể để chuẩn bị tốt cho lần mang thai tiếp theo. Để phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần nhanh chóng [1]Miscarriage: Causes, Symptoms, Risks, Treatment & Prevention. Truy cập ngày 27/12/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9688-miscarriage
, mẹ cần:

  • Làm sạch tử cung: Đây là điều mẹ ưu tiên làm sau sảy thai để đảm bảo tử cung được sạch sẽ, không còn sót mô thai hay nhau thai và phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Để làm sạch tử cung, mẹ cần vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng, thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 giờ, tuyệt đối không thụt rửa âm đạo. Ngoài ra, mẹ có thể dùng thêm một số loại thảo dược tự nhiên như ngải cứu, ích mẫu, rau ngót,… giúp làm sạch tử cung và phục hồi sức khỏe mẹ sau sảy thai.
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng: Sau sảy thai, cơ thể mẹ bị thiếu hụt nghiêm trọng các dưỡng chất, đặc biệt là sắt. Do đó mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn như thịt bò, thịt đỏ, cá, các loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm,… Bên cạnh đó mẹ cũng có thể bổ sung thông qua các thực phẩm chức năng bổ sung sắt, canxi, vitamin tổng hợp để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… trong khoảng thời gian sau sảy thai
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh hay làm việc nặng nhọc, quá sức
  • Không quan hệ vợ chồng tối thiểu 1 tháng sau sảy thai [2]Miscarriage: Causes, Treatment, & Recovery. Truy cập ngày 27/12/2024.
    https://www.webmd.com/baby/understanding-miscarriage-basics
  • Vận động, massage nhẹ nhàng, chườm ấm bụng dưới để tăng lưu thông khí huyết
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, suy nghĩ tiêu cực
  • Tìm đến chuyên gia tâm lý nếu có những dấu hiệu bất thường trong tâm lý mẹ
  • Trong thời gian sau sảy thai, người nhà, đặc biệt là chồng cần ở bên chăm sóc, lắng nghe, chia sẻ với vợ để giúp người vợ nhanh chóng vượt qua nỗi đau

>>> Xem thêm: Sảy thai uống gì cho sạch tử cung?

chăm sóc phụ nữ sau sảy thai cục thịt

Như vậy bài viết trên đây đã phần nào giúp các mẹ hiểu hơn về cục thịt sảy thai ra máu như thế nào và những điều nên làm khi bị sảy thai ra máu cục thịt. Hãy theo dõi https://ferrolip.vn/ để cập nhật thông tin cũng như trang bị cho mình những kiến thức về mang thai và sinh con nhé! Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

References

References
1 Miscarriage: Causes, Symptoms, Risks, Treatment & Prevention. Truy cập ngày 27/12/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9688-miscarriage
2 Miscarriage: Causes, Treatment, & Recovery. Truy cập ngày 27/12/2024.
https://www.webmd.com/baby/understanding-miscarriage-basics

Bình luận (0)

sat-sinh-hoc-ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫