Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì

Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì để nhanh lành?

29/11/2024 104 lượt xem

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật rất phổ biến trong các tình huống sinh nở của chị em. Việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là việc cực kỳ quan trọng để phòng tránh các biến chứng như nhiễm trùng. Vậy rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì và các lưu ý cần nhớ khi chăm sóc sẽ được cung cấp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì?

Thông thường, với các vết khâu tầng sinh môn, thời gian để hồi phục có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng, tùy vào cơ địa của từng mẹ. Tuy nhiên, cơn đau phần này sẽ kéo dài liên tục trong suốt 2 – 3 tuần đầu, cũng rất dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ. Vì vậy, để tránh biến chứng không mong muốn, mẹ cần vệ sinh thật sạch sẽ hàng ngày với một trong những dung dịch sau:

  • Nước muối sinh lý: Đây được coi là lựa chọn an toàn và hiệu quả bởi khả năng làm sạch nhẹ nhàng mà không gây kích ứng. Mẹ nên vệ sinh ngay bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Nước ấm đun sôi để nguội: Nếu không có nước muối sinh lý, nước ấm cũng là lựa chọn thay thế tuyệt vời. Nước ấm không chỉ giúp làm sạch vùng vết khâu mà còn làm dịu và thư giãn vùng da xung quanh.
  • Dung dịch phụ nữ dịu nhẹ: Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, độ pH cân bằng và không chứa cồn. Ví dụ các sản phẩm Lactacyd, Saforelle được nhiều bác sĩ sản khoa khuyên dùng.
  • Nước lá trầu không hoặc chè xanh: Với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, nước lá trầu không hoặc chè xanh đun sôi để nguội cũng được nhiều mẹ sau sinh lựa chọn.

Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì

Bên cạnh các loại nước rửa an toàn, lành tính, mẹ tuyệt đối không được rửa vết khâu tầng sinh môn bằng những sản phẩm dưới đây:

  • Xà phòng hoặc sữa tắm thông thường: Những sản phẩm này thường chứa hóa chất, chất tẩy rửa, hương liệu do đó dễ gây kích ứng cho làn da yếu ớt tầng sinh môn. Vì vậy mẹ nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ chuyên dụng.
  • Dung dịch sát khuẩn như oxy già hoặc cồn: Mặc dù có tác dụng kháng khuẩn nhưng các sản phẩm rất dễ làm vùng da đang hồi phục trở nên khô và dễ tổn thương hơn.
  • Nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh: Tiếp xúc với nước bẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành, để lại sẹo, trường hợp nặng có thể mưng mủ và hoại tử [1]Third and fourth degree perineal tears. Ngày truy cập: 15/11/2024.
    https://www.cuh.nhs.uk/patient-information/third-and-fourth-degree-perineal-tears/
    .

Rửa tầng sinh môn đúng cách

Nếu không rửa không đúng cách không chỉ khiến chỉ khâu bụng ra, chảy máu hoặc khiến vết thương khó lành hơn. Dưới đây là chi tiết từng bước để mẹ sau sinh vệ sinh tầng sinh môn đúng cách:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh. Ở bước này, mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó mẹ hãy chuẩn bị các dung dịch rửa như nước muối sinh lý, nước ấm hoặc các loại nước kháng khuẩn tự nhiên.
  • Bước 2: Thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng. Mẹ có thể lấy miếng gạc sạch thấm dung dịch rửa và lau nhẹ theo hướng từ trước ra sau. Cách này giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ hậu môn lên vết khâu. Mẹ cần nhớ không chà xát mạnh để tránh tạo áp lực lên vết khâu.
  • Bước 3: Thấm khô kỹ. Sau khi rửa xong, mẹ tiếp tục dùng miếng gạc mới hoặc bông sạch, khăn giấy mềm để thấm nhẹ cho đến khô vùng vết khâu và vùng da xung quanh. Việc để tầng sinh môn ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

Với những bước như này, mẹ nên vệ sinh đều đặn 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt sau khi đi vệ sinh để khu vực này luôn được sạch sẽ.

Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì
Mẹ nên rửa vết khâu đều đặn 2 – 3 lần/ngày

Hướng dẫn chăm sóc vết khâu tầng sinh môn giúp nhanh lành

Theo các chuyên gia, vết khâu nên để tiếp xúc với không khí để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà mẹ có thể tham khảo trong việc giúp vết khâu nhanh lành như: [2]Caring for your perineum after giving birth. Ngày truy cập: 15/11/2024.
https://www.therotherhamft.nhs.uk/patients-and-visitors/patient-information/caring-for-perineum-after-birth

  • Duy trì sự khô thoáng: Mỗi ngày, mẹ có thể cởi đồ lót và nằm trên khăn trải giường sạch sẽ. Mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 10 phút sẽ hỗ trợ vết thương lành nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần ưu tiên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh bí bách.
  • Tránh tạo áp lực lên vết khâu: Trong giai đoạn sau sinh, mẹ hãy hạn chế ngồi quá lâu hoặc ngồi ở tư thế tạo áp lực lên vùng vết khâu. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu, hãy sử dụng đệm lót mềm mại sạch sẽ để giảm áp lực.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Thực phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hồi phục. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên bổ sung nhiều vitamin C, kẽm, protein để thúc đẩy tái tạo mô. Đồng thời, mẹ nên tránh thực phẩm gây táo bón để giảm áp lực khi đi vệ sinh.
  • Đi lại nhẹ nhàng: Thay vì nằm yên trên giường suốt cả ngày, mẹ cũng cần vận động nhẹ nhàng để giúp máu thông tốt hơn và tránh tạo căng thẳng trên vùng vết khâu.
  • Theo dõi cẩn thận các dấu hiệu nhiễm trùng: Sưng đỏ, đau rát, chảy dịch mủ hoặc có mùi khó chịu để là dấu hiệu vết khâu bị nhiễm trùng. Mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Cách giảm đau cho vết khâu tầng sinh môn

Cảm giác đau tại vùng vết khâu tầng sinh môn là hoàn toàn bình thường, kéo dài khoảng 2 – 3 tuần và ngày càng giảm dần về mức độ [3]Vaginal tears in childbirth. Ngày truy cập: 15/11/2024.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/vaginal-tears/art-20546855
. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể làm dịu cơn đau bằng các biện pháp như:

  • Chườm lạnh hoặc nóng: Mẹ hãy dùng một túi đá nhỏ bọc trong khăn mềm và chườm lên vùng tầng sinh môn khoảng 10 – 15 phút mỗi lần. Phương pháp này không chỉ giảm đau tức thì mà còn giúp giảm sưng. Mẹ cũng có thể thay chườm lạnh bằng khăn thấm nước ấm để thư giãn vùng da vết khâu.
  • Dùng thuốc giảm đau: Trường hợp cơn đau quá mức chịu đựng, mẹ có thể đến hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau. Thông thường, với mẹ đang cho con bú, dược sĩ hoặc bác sĩ sẽ kê paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều.
  • Thoa gel làm dịu tự nhiên: Một số sản phẩm chứa thành phần làm dịu như lô hội, calendula có thể làm dịu vết thương và giảm viêm hiệu quả. Những sản phẩm này trước khi dùng mẹ cũng cần có sự tư vấn từ chuyên gia.
Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì
Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Việc rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì, chăm sóc như thế nào sẽ quyết định quá trình hồi phục và tình trạng vết khâu sau này. Vì thế mẹ hãy lưu ý theo dõi mọi dấu hiệu bất thường để kịp thời thăm khám và điều trị. Nếu cần tư vấn thêm, mẹ có thể truy cập website ferrolipp.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 nhé!

References

References
1 Third and fourth degree perineal tears. Ngày truy cập: 15/11/2024.
https://www.cuh.nhs.uk/patient-information/third-and-fourth-degree-perineal-tears/
2 Caring for your perineum after giving birth. Ngày truy cập: 15/11/2024.
https://www.therotherhamft.nhs.uk/patients-and-visitors/patient-information/caring-for-perineum-after-birth
3 Vaginal tears in childbirth. Ngày truy cập: 15/11/2024.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/vaginal-tears/art-20546855

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫