Sắt là khoáng chất cần thiết, tham gia nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, do cơ thể không thể tự sản xuất sắt nên cần sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung. Vậy bổ sung sắt như thế nào là đủ? Uống sắt bao lâu thì ngưng? Các thông tin trả lời cho vấn đề này được cập nhật ngay trong bài dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Bổ sung sắt bao nhiêu là đủ?
Sắt tham gia tạo hồng cầu, góp phần vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Vì vậy, con người cần bổ sung sắt hàng ngày. Đặc biệt người bị thiếu sắt do các tình trạng bệnh lý khác thì nhu cầu sắt cao hơn. Dưới đây là lượng sắt cần thiết mỗi ngày theo từng độ tuổi:
- Trẻ em 0 – 13 tuổi: 1mg – 10mg.
- Trẻ đang trong độ tuổi phát triển: 15mg.
- Người trưởng thành: 10 – 30mg.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 30 – 60mg.
Có thể thấy nhu cầu sắt tăng dần theo độ tuổi và rất cao ở phụ nữ có thai và cho con bú. Lượng sắt cần bổ sung này thậm chí cao gấp nhiều lần khi cơ thể gặp phải bệnh lý thiếu sắt như thiếu máu, rối loạn hấp thu, ung thư hoặc đang sử dụng một số thuốc điều trị làm cản trở sự hấp thu sắt.
Để biết chính xác nhu cầu sắt của cơ thể là bao nhiêu, bạn nên hỏi ý kiến của dược sĩ bác sĩ để có giải pháp bổ sung sắt một cách đúng đắn [1]How Much Iron Do You Need per Day? Ngày truy cập: 31/12/2022.
https://www.healthline.com/nutrition/how-much-iron-per-day#recommendations.
Uống sắt bao lâu thì ngưng?
Các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý dùng hoặc ngưng sử dụng sắt. Việc uống sắt bao lâu thì ngưng nên hỏi ý kiến của chuyên gia:
Trẻ uống sắt bao lâu thì ngưng?
Trẻ em cần đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày để phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Do đó, các bé nên được bổ sung sắt mỗi ngày, trong hàm lượng sắt cho phép theo từng độ tuổi:
- Với trẻ sinh non: Khả năng dự trữ sắt của trẻ bị suy giảm nên cơ thể khó có thể dự trữ đủ lượng sắt khi mới sinh. Mẹ có thể bổ sung sắt cho bé ngay và nên bổ sung liên tục từ 1 – 12 tháng tuổi.
- Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Các bé nên được bổ sung từ 4 tháng tuổi cho đến khi đảm bảo được chế độ ăn giàu sắt. Ngoài ra, trẻ nên bổ sung liều dự phòng mỗi năm 1-3 lần và mỗi lần duy trì 2-3 tháng.
- Với trẻ thiếu sắt: Trẻ cần được bổ sung mỗi năm 1-2 đợt và mỗi đợt kéo dài 3-6 tháng hoặc cho đến khi chỉ số sắt ổn định.
Bà bầu uống sắt bao lâu thì ngưng?
Đây là đối tượng cần bổ sung sắt liên tục do nhu cầu sắt rất cao. Chị em nên bắt đầu bổ sung sắt khoảng 1 – 3 tháng khi có ý định mang thai. Đồng thời, giai đoạn mang thai và sau khi sinh 3 tháng cũng cần dùng sắt hàng ngày [2]Antenatal iron supplementation. Ngày truy cập: 31/12/2022.
https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung sắt liên tục cho đến khi cơ thể được hồi phục hoàn toàn, không có các dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt như hoa mắt, chóng mặt,…
Người lớn uống sắt bao lâu thì ngưng?
Thời gian sử dụng sắt ở mỗi người lại khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng hấp thu, tuổi tác, giới tính, thậm chí kinh tế của người đó. Thông thường, người lớn được khuyến nghị bổ sung sắt liên tục trong vòng 3 tháng. Sau đó, bạn nên ngưng dùng sắt khoảng 1 -2 tháng rồi mới tiếp tục sử dụng lại.
Ngoài ra, với người mắc bệnh lý gây thiếu sắt, thời gian bổ sung sắt được khuyến cáo tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 6 tháng. Người không bị thiếu sắt thì việc sử dụng sắt cần hết sức chú ý để tránh thừa/thiếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bổ sung sắt không đúng cách có sao không?
Bổ sung sắt không đúng cách, không theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ có thể gây thừa/thiếu sắt và để lại nhiều hệ lụy sức khỏe nguy hiểm.
Với trường hợp thiếu sắt, cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng như căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, nhịp tim nhanh, da dẻ xanh xao,… Ngoài ra, khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt có thể khiến sức đề kháng và chức năng sinh sản bị suy giảm. Đặc biệt mẹ bầu thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sảy thai,… [3]Iron deficiency anemia. Ngày truy cập: 31/12/2022.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034
Khi thừa sắt, người bệnh cảm thấy buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, huyết áp tụt, luôn trong trạng thái lơ mơ, khó thở. Lượng sắt trong cơ thể cao cũng cản trở quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đồng thời, lượng sắt dư thừa sẽ tạo áp lực lên cơ quan nội tạng gây suy gan, suy lách cùng bệnh lý tim mạch, đột quỵ nguy hiểm.
Thời điểm uống sắt tốt nhất
Thời điểm bổ sung sắt trong ngày cũng quyết định lớn đến khả năng hấp thu của sắt. Vậy uống sắt khi nào tốt nhất trong ngày? Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, sắt thông thường hấp thu tốt nhất khi bụng đói. Tuy nhiên, với một số dòng sắt như sắt sinh học có thể uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ngoài ra, với tất cả các dòng sắt thì không nên uống vào buổi chiều tối vì các hoạt động của cơ thể sẽ chậm lại và quá trình chuyển hóa, hấp thu sắt trở nên kém hơn.
Giải đáp thắc mắc về bổ sung sắt
Về vấn đề bổ sung sắt, nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến liều lượng, cách dùng, cụ thể như sau:
Uống viên sắt mỗi ngày có sao không?
Hoạt động tái tạo hồng cầu diễn ra liên tục hàng ngày. Trong lượng sắt cơ thể hấp thu mỗi ngày, một phần được sử dụng để sản xuất hồng cầu, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Khi hồng cầu già và phân hủy, lượng sắt này tiếp tục được tái sử dụng để thực hiện các chức năng của chúng.
Tuy nhiên, một phần nhỏ sắt cũng sẽ bị bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua phân, nước tiểu. Vì vậy, với người bình thường, nhu cầu sắt hàng ngày không quá cao nên có thể bổ sung thông qua thức ăn. Nhưng với người thiếu máu thiếu sắt hay người có nhu cầu sử dụng sắt cao cần bổ sung sắt mỗi ngày. Điều này giúp cho việc bổ sung sắt được hiệu quả, đảm bảo đầy đủ nhu cầu sắt cho cơ thể.
Sau khi uống sắt không nên ăn gì?
Cũng như nhiều loại khoáng chất khác, một số loại thực phẩm có thể cản trở hấp thu của sắt. Vì vậy, sau khi uống sắt, bạn không nên ăn những loại thực phẩm sau:
- Rau củ quả: Rau củ quả được biết đến với lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho cơ thể, hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng chính do lượng chất xơ lớn khiến sắt khó hấp thu vào ruột hơn. Sắt khi kết hợp với chất xơ tạo thành một phức hợp không tan, lắng đọng tại ruột. Vì vậy, trong 2h sau khi uống sắt không nên ăn rau củ quả.
- Thức ăn cay nóng: Ăn đồ cay nóng sau khi uống sắt sẽ làm tăng nhu động ruột, tăng cảm giác nóng bụng, táo bón và tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ như dị ứng, ngứa ngáy, khó thở, tiêu chảy, phân màu đen hoặc lẫn máu,…
- Rượu, trà, cafe: Những thực phẩm này chứa tanin – chất có khả năng ức chế sự hấp thu của sắt mạnh mẽ. Vì vậy, sau khi uống sắt bạn nên hạn chế dùng rượu, bia, cafe để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
- Canxi và thực phẩm giàu canxi: Canxi kìm hãm sự hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng canxi hoặc thức ăn giàu canxi như sữa, tôm, cua, phô mai tối thiểu 2 tiếng sau khi dùng viên sắt.
Nên uống sắt dạng nước hay dạng viên?
Các sản phẩm bổ sung sắt hiện nay phần lớn đều ở dạng nước hoặc dạng viên. Tuy nhiên, chúng còn tồn tại một số nhược điểm như dư vị kim loại hoặc khả năng hấp thu chưa cao. Bạn đọc đang có nhu cầu dùng thực phẩm bổ sung sắt có thể tham khảo sắt dạng bột – dạng dùng khắc phục nhiều nhược điểm của dạng dùng truyền thống.
Một trong số đó phải kể đến sắt Ferrolip, sản phẩm cung cấp sắt sinh học với công nghệ Liposome hiện đại. Ferrolip được bào chế dưới dạng bột buccal tan ngay trong miệng. Người dùng không cần uống nước cũng có thể sử dụng được.
Hơn nữa, Ferrolip có vị chanh thơm mát kết hợp công nghệ Liposome nên không hề có dư vị kim loại, rất dễ uống. Ngay cả mẹ bầu đang thai nghén cũng dễ dàng sử dụng mà không cần lo lắng về vị tanh của sắt.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Uống sắt bao lâu thì ngưng” đồng thời gợi ý dạng dùng để bổ sung sắt tiện lợi – sắt Ferrolip. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm này, vui lòng truy cập ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!
References
↑1 | How Much Iron Do You Need per Day? Ngày truy cập: 31/12/2022. https://www.healthline.com/nutrition/how-much-iron-per-day#recommendations |
---|---|
↑2 | Antenatal iron supplementation. Ngày truy cập: 31/12/2022. https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation |
↑3 | Iron deficiency anemia. Ngày truy cập: 31/12/2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034 |