Tiểu cầu là tế bào không thể thiếu của cơ thể, có vai trò quan trọng trong cầm máu. Giảm tiểu cầu được xem là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện kết hợp chữa trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy tiểu cầu giảm bao nhiêu thì nguy hiểm? Mọi thông tin đã được cập nhật ở bài viết sau.
Tiểu cầu là gì? Người bình thường có bao nhiêu tiểu cầu?
Tiểu cầu là một trong các thành phần có vai trò quan trọng của quá trình đông máu và cầm máu. Khi có chảy máu, tiểu cầu sẽ giúp máu dừng chảy và bịt lấp vị trí này lại.
Người bình thường có khoảng từ 140.000-440.000 tiếu cầu/mcL. Ở nữ giới lượng tiểu cầu có thể thay đổi do chu kỳ kinh nguyệt cũng như giảm khi mang thai.
Tiểu cầu giảm bao nhiêu thì nguy hiểm cho sức khỏe?
Lượng tiểu cầu giảm bao nhiêu thì nguy hiểm đến sức khỏe?
- Giảm tiểu cầu được chẩn đoán mắc khi lượng tiểu cầu ở mức dưới 150.000/mcL.
- Khi lượng tiểu cầu < 100.000/mcL thì triệu chứng xuất huyết tăng lên và nguy cơ đến sức khỏe cho con người.
- Giảm tiểu cầu ở mức dưới 20.000/mcL máu thì được coi là giảm tiểu cầu nặng [1]American Society of Hematology 2019 guidelines for immune thrombocytopenia.Ngày truy cập 5/2/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31794604/.

Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu
Bệnh nhân giảm tiểu cầu thường rất lo lắng tiểu cầu giảm bao nhiêu thì nguy hiểm? Nguyên nhân khiến tiểu cầu bị giảm có thể kể đến bao gồm:
- Bệnh lý bẩm sinh: Khi hệ thống miễn dịch rối loạn, kháng thể gây phá hủy tiểu cầu có thể được hình thành, được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Bệnh lý mắc trong cuộc sống: Bệnh lý ác tính có khả năng khiến tình trạng tiểu cầu tụt giảm đột ngột. Khi mắc bệnh bạch cầu, các tế bào ung thư sản sinh nhanh chóng, chiếm lượng lớn vị trí ở tủy xương. Việc này làm ngăn cản sản sinh tiểu cầu dẫn đến lượng tiểu cầu giảm. Tế bào ung thư ở cơ quan khác cũng có khả năng đi vào tủy xương, ảnh hưởng đến sự sản sinh tiểu cầu mới.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể ngăn chặn khả năng sinh tiểu cầu hoặc sinh ra kháng thể làm phá hủy tiểu cầu. Các thuốc gây giảm tiểu cầu như: Heparin, Quinine, Carbamazepine, Rifampin,…
- Thiếu máu bất sản: Cơ thể do nhiễm virus, dùng thuốc, chất phóng xạ khiến tủy xương bị tổn thương không thể sản xuất tế bào máu bình thường, khiến tiểu cầu giảm.
- Mang thai: Tiểu cầu giảm trên phụ nữ mang thai vì một số thay đổi của cơ thể. Có 75% giảm tiểu cầu liên quan tới thai kỳ, 20% vì mắc bệnh rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ, 5% vì rối loạn miễn dịch ở thai kỳ.
- Nguyên nhân khác: Thường xuyên uống rượu, thiếu vitamin B12 với acid folic, mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, ghép tạng, nhiễm trùng nghiêm trọng,…

Bà bầu giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Bao nhiêu tiểu cầu là bình thường
Bà bầu thường sẽ bị giảm tiểu cầu trong suốt thai kỳ và tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên theo dõi thường xuyên lượng tiểu cầu. Bên cạnh đó cũng có phương pháp chăm sóc sức khỏe thích hợp, ngăn chặn diễn biến xấu xảy ra.
Tiểu cầu của mẹ bầu ở khoảng:
- Từ 100.000 – 150.000/mcL máu là giảm tiểu cầu nhẹ.
- Nếu tiểu cầu nằm trong khoảng 50.000 – 100.000/mcL máu là tiểu cầu trung bình.
- Mẹ bầu có lượng tiểu cầu dưới 50.000/mcL máu thì mới đánh giá là nguy hiểm đến sức khỏe [2]Evidence-based management of immune thrombocytopenia: ASH guideline update. Truy cập ngày 5/2/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30504359/
Biện pháp giúp hạn chế nguy cơ giảm tiểu cầu xuống mức nguy hiểm
Tiểu cầu giảm bao nhiêu thì nguy hiểm và các biện pháp giúp giúp hạn chế nguy cơ giảm tiểu cầu xuống mức nguy hiểm:
Nâng cao chất lượng máu
Nâng cao chất lượng máu là việc làm cần thiết hàng đầu giúp hạn chế giảm tiểu cầu. Bệnh nhân cần bổ sung thực phẩm giàu sắt, vitamin nhóm B, vitamin C.
- Sắt: Thực phẩm giàu sắt được kể đến như thịt bò, hải sản, gan động vật.
- Vitamin nhóm B: Thường có nhiều ở rau xanh, trứng, cá ngừ.
- Vitamin C: Trái cây như ổi, nho, xoài, cà chua chứa hàm lượng lớn vitamin C.
Hạn chế sử dụng thuốc bất lợi
Việc hạn chế sử dụng thuốc có tác dụng giảm tiểu cầu cũng là một biện pháp hữu hiệu. Bệnh nhân nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc chống đông máu như heparin, thuốc giảm chất lượng tạo máu như quinin, NSAIDs,…Cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử giảm tiểu cầu để có được đơn thuốc phù hợp nhất.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng cho bệnh nhân được chẩn đoán thiếu tiểu cầu và có chỉ định của bác sĩ cần sử dụng thuốc. Những loại thuốc phổ biến sử dụng điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu là: Corticosteroid, Rituximab, Globulin miễn dịch, Anti D imunolgobulin,..
Việc bổ sung thêm sắt từ đường uống là rất cần thiết cho mẹ bầu bị giảm tiểu cầu. Sắt Ferrolip có hàm lượng sắt cao vượt trội, đảm bảo bổ sung sắt hiệu quả cho mẹ. Sắt Ferrolip là sản phẩm được Ths. BS Vũ Thanh Bình – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội dành nhiều lời khen.
- Ferrolip có hương vị thơm ngon, dễ chịu.
- Không gây vị kim loại.
- Không gây tác dụng ngoại ý như nóng trong người, táo bón.

Ferrolip sản phẩm bổ sung sắt hiệu quả cho bệnh nhân giảm tiều cầu
Toàn bộ thông tin về vấn đề giảm tiểu cầu trên bài viết chắc chắn đã giúp bạn giải đáp tiểu cầu giảm bao nhiêu thì nguy hiểm. Bạn hãy thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của cơ thể trong cuộc sống hàng ngày. Nếu còn bất cứ thắc mắc về vấn đề giảm tiểu cầu hay những bệnh lý khác, hãy nhanh tay liên hệ tới số hotline hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).
References
↑1 | American Society of Hematology 2019 guidelines for immune thrombocytopenia.Ngày truy cập 5/2/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31794604/ |
---|---|
↑2 | Evidence-based management of immune thrombocytopenia: ASH guideline update. Truy cập ngày 5/2/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30504359/ |