Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Giải pháp điều trị

04/02/2023 114 lượt xem

Thiếu máu là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng rất phổ biến hiện nay. Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong. Vậy rối loạn nhịp tim do thiếu máu diễn ra như thế nào và giải pháp khắc phục là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết của Ferrolip sau đây để được giải đáp.

Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim như thế nào?

Rối loạn nhịp tim là triệu chứng bất thường ở mặt điện học của tim. Có thể là khác thường ở việc tạo nhịp hay bất thường về dẫn truyền điện học ở buồng tim. Biểu hiện lâm sàng là: Nhịp quá nhanh (tần số trên 100 lần/ phút) hay quá chậm (tần số bé hơn 60 lần/phút), không đều hay lúc nhanh lúc chậm.

Người bị thiếu máu có thể thấy tim đập mạnh hoặc đập nhanh bất thường. Nguyên nhân là khi bị thiếu máu, các tế bào hồng cầu có vai trò bổ sung oxy trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Cơ thể không đủ oxy sẽ gây nên nhiều rối loạn đặc biệt là bị rối loạn nhịp tim [1]Does atrial fibrillation ablation worsen preexisting anemia? Another anemia paradox in DOAC era. Ngày truy cập 1/2/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34256966/.

Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim
Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim

Bệnh nhân bị rối loạn nhịp sẽ có khả năng gặp một hoặc nhiều các biểu hiện bệnh sau:

  • Thường xuyên bị khó thở tại nhiều thời điểm và hoàn cảnh: lúc leo cầu thang, làm việc nặng, lúc nghỉ ngơi.
  • Thở ngắn, thở dốc, tức ngực, vùng ngực có cảm giác bị đè nén.
  • Hoa mắt, chóng mặt, tối mặt mày, cảm giác mất thăng bằng, bệnh nhân dễ té ngã, ngất xỉu.
  • Đánh trống ngực, tim đập mạnh ở lồng ngực kèm theo sự hụt hẫng.
  • Hồi hộp, bất an, lo lắng, cảm thấy tim đang đập đột ngột ngừng đập sau đó lại đập mạnh trở lại.
  • Cảm giác mệt mỏi, yếu ớt, không còn sức vì hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả, các bộ phận trong cơ thể không được nuôi dưỡng đầy đủ.

Rối loạn nhịp tim do thiếu máu nguy hiểm không?

Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim cho thấy bệnh nhân đang bị thiếu máu nặng. Rối loạn nhịp tim gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số biến chứng thường gặp của rối loạn nhịp tim:

  • Đột quỵ: Nhịp tim rối loạn có thể tạo thành nên cục máu đông ở mạch máu. Khi cục máu đông đi lên não, đi vào những mạch máu nhỏ ở não sẽ gây hẹp và tắc nghẽn lưu thông máu. Hậu quả là tế bào não và thần kinh bị chết, khó hồi phục, có nguy cơ gặp chứng đột quỵ ở lâm sàng.
  • Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim là do cục máu đông làm bít tắc lòng mạch. Vùng cơ tim ở sau không được nuôi dưỡng làm hoại tử và gây tử vong.
  • Suy tim: Rối loạn nhịp tim khi xuất hiện kéo dài sẽ làm giảm khả năng bơm máu và tống máu của cơ tim. Mạch máu trong tim giúp nuôi dưỡng tim cũng sẽ kém, dẫn tới tình trạng suy tim.
  • Ngừng tim đột ngột: Có thể xuất hiện nếu có tình trạng rung tâm thất, hoạt động điện trong tim bị rối loạn và cơ tim run rẩy. Ngừng tim là biến chứng nghiêm trọng của rối loạn nhịp rung thất hay thể nặng của nhịp nhanh thất. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Nguy hiểm khi bị rối loạn nhịp tim gây thiếu máu
Nguy hiểm khi bị rối loạn nhịp tim gây thiếu máu

Ngoài ra, thiếu máu còn gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe:

  • Cơ thể bị thiếu máu kéo dài sẽ không còn chút sức lực để làm bất kỳ việc gì, thậm chí thường xuyên bị ngất xỉu đột ngột.
  • Mẹ bầu bị thiếu máu có thể phải sinh non.
  • Nguy cơ tử vong cũng được nhiều chuyên gia cảnh báo ở nhiều trường hợp thiếu máu.

Điều trị rối loạn nhịp tim do thiếu máu

Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim cần được phát hiện và có hướng xử trí kịp thời. Một số phương pháp được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này bao gồm:

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Rối loạn nhịp tim sẽ được ưu tiên sử dụng thuốc trước tiên. Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì mới dùng những biện pháp can thiệp trên tim. Người bệnh phải dùng thuốc kéo dài mới hiệu chỉnh được rối loạn xung điện và phục hồi nhịp tim bình thường.

Nhóm các thuốc thường sử dụng bao gồm:

  • Nhóm thuốc chống loạn nhịp: Dronedaron, sotalol, amiodaron và propafenon.
  • Nhóm thuốc chẹn beta: Atenolol, metoprolol và bisopropol.
  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi: D
    Điều trị rối loạn nhịp tim do thiếu máu
    Điều trị rối loạn nhịp tim do thiếu máu

    iltiazem, verapamil.

Bổ sung sắt và các nguyên liệu tạo máu

Điều trị nguyên nhân thiếu máu gây rối loạn nhịp tim cần bổ sung thêm sắt và nguyên liệu tạo máu. Ferrolip là sản phẩm bổ sung sắt sinh học cao cấp cho người bị thiếu sắt.

Bổ sung sắt sinh học Ferrolip cải thiện tình trạng thiếu máu
Bổ sung sắt sinh học Ferrolip cải thiện tình trạng thiếu máu

Ferrolip được bào chế ở dạng buccal tan ngay ở miệng. Một gói có 30mg sắt nguyên tố giúp đáp ứng nhu cầu sắt mỗi ngày của:

  • Phụ nữ có thai và đang trong thời gian cho con bú.
  • Người trưởng thành bị thiếu sắt, có nhu cầu cung cấp thêm sắt.
  • Trẻ nhỏ đang ở độ tuổi phát triển.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bên cạnh việc dùng thuốc để trị rối loạn nhịp tim thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Người bệnh cần duy trì khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, một khẩu phần ăn lành mạnh sẽ gồm đa dạng thực phẩm.

Người bệnh nên ăn ngũ cốc, rau và hoa quả, thịt nạc, cá, những sản phẩm từ sữa ít béo hay chất béo không bão hòa. Hạn chế ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa hay cholesterol [2]Anemia in Intensive Cardiac Care Unit patients – An underestimated problem. Ngày truy cập: 1/2/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26149915/
.

Sinh hoạt hợp lý

Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của rối loạn nhịp tim. Vì vậy, hãy tập cho bản thân thói quen sinh hoạt lành mạnh bao gồm:

  • Chăm chỉ tập thể dục: Tập thể dục hàng ngày, bài tập cùng với cường độ cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Tránh uống rượu, hút thuốc, dùng các chất kích thích khác.
  • Duy trì cân nặng ở mức cho phép.
  • Duy trì lượng cholesterol cùng với huyết áp luôn ổn định.
  • Tái khám theo lịch định kỳ.

Bài viết trên đã mang đến thông tin đầy đủ nhất về vấn đề thiếu máu gây rối loạn nhịp tim. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức ích về bệnh lý này. Để được giải đáp các vấn đề sức khỏe và thông tin của sản phẩm, hãy liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).

Tham khảo:

Tay chân lạnh ngắt có phải do thiếu máu? Biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây thiếu máu là gì? Yếu tố nguy cơ và giải pháp điều trị

References

References
1 Does atrial fibrillation ablation worsen preexisting anemia? Another anemia paradox in DOAC era. Ngày truy cập 1/2/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34256966/
2 Anemia in Intensive Cardiac Care Unit patients – An underestimated problem. Ngày truy cập: 1/2/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26149915/