Da vàng có thể là dấu hiệu của tình trạng cơ thể bị thiếu vitamin, sinh hoạt không điều độ, cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy thiếu máu có bị vàng da không? Hãy cũng theo dõi bài viết sau đây của Ferrolip để có được lời giải đáp.
Thiếu máu có bị vàng da không?
Sắc tố vàng trên da do thành phần Bilirubin tạo ra màu vàng do da. Bilirubin là 1 thành phần có trong tế bào hồng cầu và thường được gan chuyển hoá, vàng da xảy ra khi bilirubin tăng cao trong máu.
Vàng da do thiếu máu ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan trong cơ thể
Thiếu máu là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng gan. Khi các tế bào gan đang tổn thương khiến gan hoạt động kém làm giá đoạn quá trình chuyển hóa bilirubin. Việc này dẫn đến ứ đọng bilirubin ở máu gây vàng da.
Vàng da do mắc bệnh gây thiếu máu
Vàng da nguyên nhân bởi mắc một số bệnh liên quan tới hồng cầu như bệnh tan máu bẩm sinh hoặc hồng cầu hình liềm. Khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá nhanh khiến lượng bilirubin ở máu được sinh ra quá nhiều. Tế bào gan không thể kịp thời chuyển hóa hết lượng bilirubin này gây ra hiện tượng bilirubin ứ đọng trong máu và dẫn đến vàng da.
Vì vậy, vàng da là một trong số những triệu chứng của bệnh thiếu máu.
Dấu hiệu khác của thiếu máu cần chú ý
Thiếu máu là bệnh lý gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của người bị thiếu máu cần lưu ý:
Đau đầu, chóng mặt
Triệu chứng thiếu máu có thể khiến đau đầu, đặc biệt là trên phụ nữ, có mức độ từ nhẹ tới dữ dội. Đau đầu do thiếu máu này thường có kèm theo chóng mặt, hoa mắt, nhất là lúc ngồi xuống rồi đứng lên nhanh hoặc sau khi tập thể dục.
Một số dấu hiệu khác của bệnh thiếu máu
Ở các trường hợp nghiêm trọng, thiếu máu còn có thể gây ra ngất xỉu. Tất cả các biểu hiện của thiếu máu này xuất hiện đều bởi thiếu oxy lên não, làm các mạch máu của não sưng lên, gây nên nhiều áp lực và khiến đau đầu.
Chân tay lạnh
Khi bị thiếu máu cơ thể gặp nhiều vấn đề khi lưu thông máu. Não bộ có khả năng tự nhận biết bộ phận nào của cơ thể cần máu nhất và gắng sức đưa nhiều máu giàu oxy tới những cơ quan chính giúp bảo vệ chúng. Vì vậy, những phần ngoại vi chẳng hạn tay và chân có thể sẽ nhận được lượng máu ít hơn.
Quá trình lưu thông máu kém tới tứ chi là nguyên nhân tay chân cảm giác bị lạnh. Vì thế, lạnh tay lạnh chân cũng có thể là triệu chứng cảnh báo thiếu máu mà bạn nên chú ý. Ở nhiều trường hợp, việc chữa trị thiếu máu sẽ hỗ trợ giảm bớt hiện tượng này.
Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
Triệu chứng điển hình khi thiếu máu là da xanh xao và niêm mạc nhợt nhạt. Đây là triệu chứng xuất hiện khá phổ biến bởi cơ thể phải cố gắng phân bố lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng nhất là tim và não.
Việc này khiến da được bổ sung ít máu hơn khiến da xanh xao nhợt nhạt. Khi bị thiếu máu nghiêm trọng, da sẽ trở nên tái nhợt hay chuyển sang màu xám và phải được điều trị thiếu máu kịp thời [1]Experiences of pregnant women exposed to Hurricanes Irma and Maria in the US Virgin Islands: a qualitative study. Ngày truy cập 30/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36528572/.
Thiếu máu bị vàng da nên làm gì? Tư vấn của dược sĩ
Thiếu máu gây vàng da được phát hiện sớm sẽ có thể được chữa trị hiệu quả. Nếu người bệnh phát hiện bệnh muộn đến giai đoạn bệnh đã tiến triển nghiêm trọng thì quá trình điều trị bệnh sẽ rất khó khăn. Sau đây là tổng hợp tư vấn của dược sĩ cho bệnh nhân thiếu máu gây vàng da.
Chẩn đoán tại bệnh viện
Khi bị vàng da kèm theo các biểu hiện bất thường, bạn không được chủ quan mà phải nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Đối với những bệnh nhân có tiền sử uống nhi rượu bia, viêm gan virus có sử dụng thuốc hoặc có dấu hiệu nghi ngờ sỏi mật, phải thông báo với bác sĩ. Cụ thể các xét nghiệm thường được tiến hành là:
– Siêu âm ổ bụng giúp quan sát gan và một số bộ phận ở ổ bụng. Siêu âm có thể xác định các bất thường ở gan hay sỏi mật.
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm xác định nồng độ bilirubin ở máu, cũng như xác định tình trạng men gan. Một số xét nghiệm khác bao gồm tổng phân tích máu kiểm tra các thành phần máu, sắt huyết thanh, ferritin, đánh giá chức năng thận, test HBsag, HCV,…
– Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định tiến hành chụp CT Scanner để xác định chuyên sâu về gan, tụy và đường mật,… khi có chẩn đoán nghi ngờ.
Điều trị bệnh
Để điều trị chứng vàng da mang lại hiệu quả cao, cần phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào mỗi trường hợp, người bệnh có thể được điều trị bằng nội khoa hoặc tiến hành phẫu thuật loại sỏi để cải thiện triệu chứng vàng da.
Thực phẩm bổ sung cho người vàng da thiếu máu
Bệnh nhân bị thiếu máu gây vàng da cần được sử dụng các thuốc điều trị thiếu máu. Một số thuốc thường sử dụng cho bệnh nhân thiếu máu bao gồm thuốc sắt, vitamin B12, acid folic. Nếu vàng da có viêm gan thì cần sử dụng thêm thuốc chống virus, thuốc chống viêm steroid, thuốc kháng sinh để giảm tình trạng viêm nhiễm [2]Midwives’ interventions for reducing fear of childbirth in pregnant women: a scoping review. Ngày truy cập 30/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35976033/.
Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn nhiều rau quả, thức ăn ít chất béo và carbohydrat và uống nhiều nước. Tránh ăn nội tạng động vật, món ăn nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia. Nước ép cam, chanh, quýt, củ cải, nước mía là những đồ uống rất có lợi trong điều trị vàng da.
Bài viết trên đây Ferrolip đã giải đáp đầy đủ cho bạn thắc mắc thiếu máu có bị vàng da không. Nếu bạn đọc còn có câu hỏi về vấn đề sức khỏe muốn được tu vấn hãy liên hệ đến số 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập vào website https://ferrolip.vn/ để được giải đáp chi tiết nhất.
References
↑1 | Experiences of pregnant women exposed to Hurricanes Irma and Maria in the US Virgin Islands: a qualitative study. Ngày truy cập 30/06/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36528572/ |
---|---|
↑2 | Midwives’ interventions for reducing fear of childbirth in pregnant women: a scoping review. Ngày truy cập 30/06/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35976033/ |