Sắt nên uống lúc nào tốt nhất? Nhưng lưu ý quan trọng khi dùng sắt

14/08/2024 957 lượt xem

Sắt là khoáng chất quan trọng giúp cơ thể sản xuất hồng cầu và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, để tối đa hiệu quả bổ sung sắt, bạn cần uống sắt vào thời điểm thích hợp trong ngày. Vậy sắt nên uống lúc nào tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu các thời điểm lý tưởng và lưu ý quan trọng khi dùng sắt nhé!

Sắt nên uống lúc nào tốt nhất?

Bổ sung sắt hàng ngày có thể ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng và điều hòa thân nhiệt. Dưới đây là thời điểm lý tưởng để sử dụng khoáng chất này:

Uống sắt trước bữa ăn

Sắt hấp thu tốt nhất khi bụng còn rỗng vì chất này dễ bị cạnh tranh hấp thu bởi thức ăn hoặc các chất dinh dưỡng khác. Nhờ vậy khả năng hấp thu của sắt trước bữa ăn có thể cao hơn 30%. Điều này đặc biệt quan trọng với những người có nhu cầu sắt cao như phụ nữ có thai, người thiếu máu hoặc người có chế độ ăn thiếu sắt [1]Taking iron supplements. Ngày truy cập: 20/7/2024.
https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm
. Ngoài ra, cũng có nhiều người thắc mắc uống sắt trước khi ăn sáng được không thì câu trả lời là có thể uống trước ăn sáng.

Uống sắt sau bữa ăn

Mặc dù uống sắt mỗi ngày trước bữa ăn được coi là lý tưởng, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được cách này. Bởi nhiều người có dạ dày nhạy cảm hoặc đang mắc các bệnh đường tiêu hóa nên khi uống sắt có thể gặp tình trạng buồn nôn hoặc khó chịu dạ dày.

Do đó dù uống sắt sau bữa ăn có thể làm giảm khả năng hấp thu, đặc biệt khi bữa ăn chứa nhiều canxi hoặc chất dinh dưỡng khác nhưng vẫn phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Nguyên nhân chủ yếu là để giảm tác dụng phụ có thể xảy ra trên đường tiêu hóa.

Giải pháp tối ưu khắc phục nhược điểm này của sắt là lựa chọn các dòng sắt không ảnh hưởng đến hấp thu như sắt liposome. Màng bao liposome giúp bảo vệ nhân sắt khỏi tương tác với chất khác cũng như giảm thiểu ảnh hưởng của axit dạ dày.

Không uống sắt vào buổi chiều tối

Nhiều người có thói quen uống vitamin và khoáng chất vào buổi tối. Tuy nhiên, với chất sắt, đây không phải là lựa chọn tốt. Lý do là cơ thể giảm hấp thu sắt vào thời gian này, làm tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ như khó ngủ, kích thích dạ dày và thậm chí là táo bón.

Sắt nên uống lúc nào?
Sắt nên uống lúc nào?

Bí kíp uống sắt hấp thụ tốt nhất

Để đảm bảo việc hấp thu sắt được hiệu quả nhất, ngoài việc chọn đúng thời điểm uống, bạn còn cần lưu ý một số điều sau:

  • Uống sắt cùng vitamin C: Vitamin C có khả năng tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy khi uống sắt, bạn hãy dùng cùng nước cam hoặc ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin C như kiwi, dâu tây, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng sắt.
  • Tránh uống canxi cùng với sắt: Canxi và sắt được cơ thể hấp thu tại cùng một thụ thể. Vì vậy khi dùng cùng lúc sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa sắt, làm tăng tỷ lệ dư thừa lắng đọng trên đường tiêu hóa. Do đó bạn không nên uống sắt gần thời gian dùng sữa, phô mai hoặc thực phẩm giàu canxi khác.
  • Tránh uống sắt với trà, cà phê, thuốc kháng sinh hoặc thuốc dạ dày: Trà, cafe chứa nhiều tanin và polyphenol. Đây là những chất có thể tạo phức hợp với sắt mà cơ thể không thể hấp thu. Thuốc kháng sinh, thuốc dạ dày khi sử dụng với sắt có thể bị giảm hiệu quả.
  • Lựa chọn dòng sắt phù hợp với cơ thể: Và tùy vào nhu cầu, cơ địa và tình trạng sức khỏe, hãy chọn lựa dòng sắt phù hợp. Tốt nhất bạn nên chọn sản phẩm sắt dễ hấp thu, ít để lại tác dụng phụ, hương vị dễ uống và giá cả hợp lý.

Các thực phẩm chứa nhiều sắt

Ngoài việc bổ sung sắt bằng viên uống, các chuyên gia cũng khuyến khích kết hợp đa dạng nguồn hấp thu khoáng chất với thức ăn hàng ngày. Trong đó nhiều loại thực phẩm có hàm lượng sắt cùng các dưỡng chất vô cùng dồi dào bạn có thể tham khảo: [2]12 Healthy Foods That Are High in Iron. Ngày truy cập: 30/7/2024.
https://www.healthline.com/nutrition/healthy-iron-rich-foods
.

  • Động vật có vỏ như ốc, sò, trai,…: Không chỉ được biết đến với hương vị thơm ngon mà nhóm thực phẩm này cũng chứa lượng sắt dồi dào, cùng lượng lớn vitamin C, canxi, vitamin B12,…
  • Rau bina: Với nguồn dinh dưỡng cực kỳ đa dạng, rau bina cũng là thực phẩm giàu sắt không thể bỏ qua. Mỗi 100g rau bina có thể cung cấp 2,7mg sắt. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
  • Gan hoặc nội tạng: Gan, thận, não, tim,… đều chứa hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, khi sử dụng nội tạng, cơ thể còn có thể hấp thu vitamin B, đồng, vitamin A,…
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu lăng, đậu nành,… là nguồn sắt lý tưởng cho người ăn chay. Điển hình 198g đậu lăng chín có thể chứa 6,6mg sắt. Ngoài ra đậu còn chứa nhiều folate, magie, kali,… và là thực phẩm tốt cho người tiểu đường, tim mạch hoặc béo phì.
  • Thịt đỏ: Thịt dê, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,… là các loại thịt với hàm lượng sắt cao. Trong đó mỗi 100g thịt bò có khoảng 2,7mm sắt.
  • Hạt bí ngô: Quả bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít ai biết hạt bí ngô cũng rất giàu sắt. Trong 100g hạt bí ngô có thể chứa đến 10,1mg sắt. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin K, kẽm, mangan và magie rất tốt để điều hòa đường huyết.
  • Diêm mạch: Mặc dù không phổ biến ở Việt Nam nhưng nhiều gia đình sử dụng diêm mạch như một nguồn sắt tự nhiên. Thực phẩm này cũng chứa lượng folate, magie,… cao hơn nhiều so với các loại ngũ cốc khác.
  • Bông cải xanh: Được mệnh danh là ‘bà hoàng’ dinh dưỡng, bông cải xanh không chỉ chứa lượng lớn sắt mà còn giàu vitamin C, K, chất xơ,… mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Sô cô la đen: Là loại đồ ngọt được nhiều người yêu thích, mỗi 100g sô cô la đen còn chứa khoảng 13,6mg sắt. Trong sô cô la cũng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa đồng thời hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Cá: Cá là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Đặc biệt cá ngừ, cá hồi chứa hàm lượng sắt lớn. Mỗi 100g cá ngừ có thể cung cấp đến 1,64mg sắt. Ngoài sắt, cá cũng chứa nhiều omega-3, là acid béo mang đến nhiều lợi ích cho tim mạch và hệ thần kinh.
Sắt nên uống lúc nào
Có nhiều nguồn bổ sung sắt cho cơ thể

Bổ sung sắt bao lâu thì ngưng?

Tùy từng đối tượng và tình trạng sức khỏe mà thời gian sử dụng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Trẻ em: Sắt ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, do đó chuyên gia khuyến khích nên bổ sung hàng ngày. Đặc biệt trẻ em đang trong độ tuổi phát triển thì có nhu cầu sắt cao, 12 – 20mg sắt/ngày.
  • Bà bầu: Do thể tích máu trong thai kỳ tăng gấp đôi khiến nhu cầu sắt của mẹ bầu cũng tăng cao. Chị em nên bổ sung sắt ngay khi có ý định mang thai. Đồng thời trong suốt 9 tháng mang thai và 3 – 6 tháng cho con bú sắt vẫn cần được chị em bổ sung hàng ngày [3]Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements? Ngày truy cập: 30/7/2024.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/
    .
  • Người lớn khỏe mạnh: Tùy thuộc vào nhu cầu, tuổi tác, giới tính, thậm chí kinh tế mà thời gian sử dụng sắt của mỗi người lại khác nhau. Thông thường chuyên gia khuyến khích người lớn bổ sung sắt liên tục trong 3 tháng, sau đó ngưng dùng sắt khoảng 1 – 2 tháng rồi tiếp tục sử dụng lại.
  • Người bị bệnh lý gây thiếu sắt: Đây là đối tượng cần bổ sung lượng sắt lớn, vì vậy thời gian tối thiểu khuyến cáo là 3 tháng và tối đa là 6 tháng.

Bạn cần chú ý liều lượng sử dụng để không gây thiếu hoặc thừa sắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sắt nên uống lúc nào
Thời gian sử dụng sắt tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe,…

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp những câu hỏi liên quan đến chủ đề “sắt nên uống lúc nào”. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) nhé!

References

References
1 Taking iron supplements. Ngày truy cập: 20/7/2024.
https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm
2 12 Healthy Foods That Are High in Iron. Ngày truy cập: 30/7/2024.
https://www.healthline.com/nutrition/healthy-iron-rich-foods
3 Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements? Ngày truy cập: 30/7/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫