nhung-ai-khong-nen-uong-sat

Những ai không nên uống sắt? Tác dụng phụ thường gặp khi uống sắt

23/09/2023 1539 lượt xem

Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Tuy nhiên nhu cầu sắt của mỗi người, trong mỗi giai đoạn lại khác nhau. Nếu bổ sung sắt không đúng cách, không đúng liều lượng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khó chịu. Những ai không nên uống sắt, bổ sung sắt thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Ferrolip tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vai trò của sắt trong cơ thể?

Sắt là thành phần chính cấu tạo nên hồng cầu và liên quan đến hoạt động của rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, sắt có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe:

  • Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh lý huyết học khác.
  • Duy trì cơ thể khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt chóng mặt,…
  • Tăng cường sức bền và sức khỏe cơ bắp nhờ tăng cường vận chuyển dưỡng chất và tăng trao đổi oxy trong máu.
  • Tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ. [1]Health Benefits of Iron. Truy cập 19/09/2023.
    https://www.verywellhealth.com/iron-supplements-benefits-4178814

Đối với phụ nữ mang thai, sắt còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ bổ sung đủ sắt trong giai đoạn này sẽ đảm bảo bé phát triển đạt chuẩn và giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, hậu sản hiệu quả.

Vai-tro-cua-sat-trong-co-the
Vai trò của sắt trong cơ thể

Đối tượng nên và không nên uống sắt

Sắt rất cần thiết cho cơ thể ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhu cầu sắt ở từng giai đoạn lại thay đổi khác nhau. Do đó, không phải ai cũng cần uống thêm sắt và liều lượng bổ sung cho từng đối tượng cũng khác nhau.

Ai nên uống sắt?

Bạn cần uống thêm sắt trong trường hợp nhu cầu sắt của cơ thể tăng quá cao, không đáp ứng được thông qua chế độ ăn hoặc mắc các bệnh lý làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể:

  • Phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Người mắc các bệnh lý rối loạn về máu: Thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu do thiếu sắt,…
  • Người mắc các bệnh lý làm giảm hấp thu sắt qua hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Crohn,… [2]Who Should Take Iron Supplements?. Truy cập 19/09/2023.
    https://www.healthline.com/nutrition/iron-supplements-who-should-take

Tuy nhiên, nhu cầu sắt của mỗi người trong mỗi giai đoạn lại khác nhau. Do đó trước khi uống sắt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung với liệu trình và liều lượng phù hợp.

phu-nu-mang-thai-va-sau-sinh
Phụ nữ đang mang thai và sau sinh rất cần bổ sung sắt hàng ngày

Những ai không nên uống sắt?

Mặc dù sắt chỉ là một loại khoáng chất, không mang tác dụng điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bạn không nên uống sắt tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:

  • Người mắc bệnh lý Hemochromatosis di truyền, do cơ thể rất dễ bị thừa sắt và nhiễm độc sắt. Nếu tiếp tục bổ sung thêm sắt ngoài có thể dẫn đến tổn thương gan, thận và hệ tiêu hóa.
  • Người mắc các bệnh lý huyết học: Bệnh huyết sắc tố, hồng cầu tròn di truyền, rối loạn sinh tủy, tan máu bẩm sinh, thalesemia,… Người mắc các bệnh lý này thường thiếu máu nhưng lại thừa sắt trong cơ thể. Do đó nên hạn chế bổ sung sắt và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Người mắc một số bệnh đường tiêu hóa: Viêm ruột, ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa,… Mặc dù sắt khi hấp thu vào trong cơ thể thường không gây kích ứng đường tiêu hóa tuy nhiên nó có thể làm tăng nguy cơ gây đầy hơi, ợ chua, buồn nôn cho người bệnh.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh (nhóm quinolon, tetracyclin, kháng sinh đường tiết niệu), hormone tuyến giáp, thuốc kháng acid (calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat). Sắt có thể làm giảm hấp thu các loại thuốc này, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh.

Những tác dụng phụ khi uống sắt thường gặp

Ngoài những ai không nên uống sắt thì các tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung sắt cũng được rất nhiều người quan tâm. Trong đó các tác dụng phụ thường gặp nhất là trên hệ tiêu hóa với các triệu chứng:

  • Miệng có vị kim loại, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn và nôn.
  • Răng ố vàng.
  • Đau vùng thượng vị.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, phân đen hoặc xanh, sẫm màu. [3]Iron Supplementation. Truy cập 19/09/2023.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557376/

Vì uống sắt có thể gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên nhiều người thường lo lắng “Uống sắt có gây đau dạ dày không?”. Thực tế, nếu bổ sung sắt đúng liều lượng, đúng cách sẽ không gây đau, viêm loét dạ dày. Sắt khi bổ sung vào cơ thể được hấp thu chủ yếu ở ruột non và hầu như không gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Trong trường hợp uống sắt quá liều trong thời gian dài có nguy cơ mắc viêm dạ dày và các tổn thương gan, thận, hệ tim mạch.

tac-dung-phu-khi-uong-sat
Ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khi uống sắt

Điều cần lưu ý khi uống bổ sung sắt

Sắt rất khó hấp thu và dễ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều tác nhân: Thời gian bổ sung sắt, liều lượng, sự hấp thu các dưỡng chất khác,… Do đó để bổ sung sắt hiệu quả nhất bạn cần lưu ý những điều sau.

Uống sắt mỗi ngày có sao không?

Tùy vào từng đối tượng sẽ cần bổ sung sắt với liệu trình khác nhau. Trong trường hợp bạn cần bổ sung sắt hàng ngày thì điều này hoàn toàn, không nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe. Quan trọng là uống sắt đúng cách với liều lượng phù hợp sẽ hấp thu tốt hơn và hạn chế các tác dụng phụ khó chịu.

Uống sắt bao lâu thì ngưng?

Liệu trình uống sắt kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của bạn. Với người trường thành liệu trình bổ sung sắt sẽ kéo dài 3 – 4 tháng, sau đó ngưng 1 – 2 tháng. Đối với phụ nữ đang mang thai và sau sinh, liệu trình bổ sung sắt cần kéo dài liên tục 3 tháng trước mang thai, trong thai kì và sau sinh 3 – 6 tháng.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Khả năng hấp thu sắt chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là tương tác giữa các nhóm thực phẩm. Sau khi uống sắt bạn nên tránh một số loại thức ăn:

  • Canxi và các thực phẩm giàu canxi: Sữa, phô mai, sữa chua, đậu nành, các loại hạt,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chuối, khoai tây, khoai lang, các loại rau xanh.
  • Thức uống có chứa tanin: Trà, cà phê, rượu vang,…
  • Đồ ăn cay nóng: Ớt, gừng, hạt tiêu,…
khong-bo-sung-thuc-pham-giau-canxi-sau-khi-uong-sat
Sau khi uống sắt không nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa

1 năm bổ sung sắt mấy lần?

“Ai nên bổ sung sắt?”, “1 năm bổ sung sắt mấy lần?” phụ thuộc rất nhiều vào dộ tuổi và tình trạng của bạn.

Đối với trẻ trên 1 tuổi và người lớn, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung sắt 1 – 2 lần/năm, mỗi liệu trình kéo dài 3 – 6 tháng để tăng cường bổ sung sắt và dự phòng thiếu máu do thiếu sắt.

Đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh, đây là đối tượng cần bổ sung sắt nhiều nhất. Bạn nên bắt đầu bổ sung sắt hàng ngày trước khi bắt đầu mang thai 3 tháng, trong suốt thai kỳ và 3 – 6 tháng sau sinh để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.

Những ai không nên uống sắt? Hy vọng thông qua bài viết giúp bạn xác định được đối tượng và cách bổ sung sắt hiệu quả, khoa học nhất.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng cơ thể, hãy liên hệ đến hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY để biết thêm chi tiết.

 

References

References
1 Health Benefits of Iron. Truy cập 19/09/2023.
https://www.verywellhealth.com/iron-supplements-benefits-4178814
2 Who Should Take Iron Supplements?. Truy cập 19/09/2023.
https://www.healthline.com/nutrition/iron-supplements-who-should-take
3 Iron Supplementation. Truy cập 19/09/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557376/

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫