Tình trạng thiếu máu khi mang thai tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo thống kê năm 2020, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai đạt 25,6%. Khoảng 3/4 trong số đó mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt. Vậy mẹ bầu thiếu sắt có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có cách nào để cải thiện tình trạng này? Mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tại sao mẹ bầu thường dễ bị thiếu máu?
Thiếu máu là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Trong đó đa phần nguyên nhân gây thiếu máu là do mẹ bầu thiếu vi chất hoặc chế độ ăn hàng ngày không đủ dinh dưỡng.
Với phụ nữ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng nói chung và sắt nói riêng sẽ cao hơn bình thường. Đó là do thể tích máu tăng lên 30 – 50% để mang đủ oxy và chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Do đó, nếu mẹ không bổ sung đủ các nguyên liệu tạo máu và có chế dinh dưỡng phù hợp sẽ dễ dẫn đến thiếu máu.
Trong y học, có đến hơn 400 loại thiếu máu. Với phụ nữ mang thai, thiếu máu chủ yếu do thiếu 3 loại dưỡng chất dưới đây: [1]Anemia in Pregnancy. Ngày truy cập: 21/12/2023.
https://www.webmd.com/baby/anemia-in-pregnancy
- Thiếu sắt: Sắt là nguyên liệu chính tạo nên hemoglobin trong hồng cầu. Đây là thành phần tạo màu đỏ cho máu, giúp máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan.
- Thiếu axit folic: Axit folic hay vitamin B9 tham gia quá trình sản sinh hồng cầu mới. Nếu thiếu chất này, số lượng hồng cầu không đủ, gây các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, hụt hơi, chóng mặt,…
- Thiếu vitamin B12: Đây là nguyên liệu cần thiết để tạo tế bào mới, bao gồm cả hồng cầu và duy trì hoạt động của tủy xương – nhà máy sản xuất tế bào máu. Việc thiếu vitamin B12 khiến hoạt động sản xuất hồng cầu, hemoglobin bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển dinh dưỡng.
Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ thiếu máu ở thai phụ như: [2]Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Ngày truy cập: … Continue reading
- Mang đa thai.
- Khoảng cách giữa 2 lần mang thai gần nhau. Do đó người mẹ chưa kịp phục hồi sức khỏe và bù đắp lại lượng máu đã mất trong lần sinh trước.
- Có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai.
- Mang thai khi đang trong tuổi dậy thì.
Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Thiếu máu thai kỳ được coi là mối đe dọa sản khoa bởi những ảnh hưởng sức khỏe lên cả mẹ bầu và thai nhi.
Thai nhi chậm phát triển
Vì thiếu máu nên em bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các cơ quan như xương, não, tim,… Đồng thời em bé có mẹ bị thiếu máu trong quá trình mang thai dễ có vấn đề về trí não, suy giảm khả năng học tập. Ngoài ra, thiếu máu còn làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Nguy cơ kém phát triển sau này
Những đứa trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu máu thai kỳ thường còi cọc, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trí tuệ suy giảm. Sức đề kháng của trẻ nhóm này cũng yếu ớt hơn các bé có mẹ bình thường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý sơ sinh, bệnh tim mạch khi trưởng thành. .
Ảnh hưởng khác
Tùy vào tình trạng thiếu máu mà mẹ bầu có triệu chứng và ảnh hưởng khác nhau. Với trường hợp thiếu máu nhẹ, mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ. Ở mức độ này, chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của mẹ cũng đã bị ảnh hưởng nhiều [3]Anemia During Pregnancy. Ngày truy cập: 21/12/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23112-anemia-during-pregnancy.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các biến chứng thai kỳ như sảy thai, nhau bong non, huyết áp cao, sản giật, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh tăng lên. Thậm chí, tính mạng mẹ bầu cũng bị đe dọa nghiêm trọng.
Cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu hiệu quả
Mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng thiếu máu bằng cách thay đổi dinh dưỡng và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dưới đây là những điều quan trọng mẹ nên chú ý:
Thăm khám bác sĩ, xác định nguyên nhân
Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Bởi có hàng tá nguyên nhân có thể gây thiếu máu trong thai kỳ. Vì vậy, để đảm bảo cải thiện thiếu máu nhanh chóng và không ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp.
Bổ sung các dưỡng chất giúp tạo máu
Các dưỡng chất tạo máu ở đây là sắt, vitamin B12 và axit folic. Mẹ có thể bổ sung bằng thuốc, viên uống bổ sung hoặc thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian sử dụng là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về cách bổ sung phù hợp để không bị thiếu hoặc dư thừa trong quá trình sử dụng.
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng
Thiếu máu là một dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng của mẹ đang mất cân bằng. Vì vậy mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày, đảm bảo đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Mẹ cũng nên hạn chế tối đa chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ dầu mỡ, cay nóng,… Nhóm thực phẩm này có khả năng cản trở hấp thu dinh dưỡng, làm tăng lượng chất độc tích lũy trong gan, nặng gánh các cơ quan và gây nhiều bệnh lý khác.
Sắt sinh học Ferrolip – Hấp thu cao, hiệu quả cho người thiếu máu
Một trong những sản phẩm bổ sung sắt dành cho người thiếu máu được nhiều người lựa chọn hiện nay là sắt sinh học Ferrolip. Sản phẩm sử dụng công nghệ liposome hiện đại, tức là nhân sắt kích thước nano được bao quanh bởi lớp màng phospholipid. Vì vậy, sắt Ferrolip sở hữu những điểm khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm khác:
- Khả năng hấp thu tốt: Công nghệ bao màng liposome tạo thành những phân tử sắt hình cầu kích thước siêu nhỏ. Đồng thời màng bao phospholipid có cấu trúc tương tự màng tế bào. Kết hợp hai đặc điểm này giúp Ferrolip dễ dàng đi qua niêm mạc tiêu hóa, làm tăng khả năng hấp thu, thậm chí cao hơn sắt hữu cơ truyền thống đến 4,7 lần.
- Ít tác dụng phụ: Do lượng sắt dư thừa rất ít nên hầu như sắt Ferrolip không để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như nóng trong, táo bón, buồn nôn,…
- Hương chanh đặc biệt: Các sản phẩm sắt thường có vị kim loại khó uống. Tuy nhiên, với công nghệ liposome, vị tanh này được che dấu hoàn toàn. Thêm vào đó, nhà sản xuất gia giảm thêm hương chanh chua ngọt nên ngay cả mẹ ốm nghén cũng sử dụng được.
- Dạng bào chế tiện lợi: Sắt sinh học Ferrolip được bào chế dưới dạng buccal tiện lợi. Mẹ bầu chỉ cần uống trực tiếp gói bột mà không cần hòa hay uống thêm nước. Bột sắt buccal sẽ tự động hòa tan trong nước bọt.
Sắt sinh học Ferrolip được nhiều chuyên gia sản khoa và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng – hiệu quả – độ an toàn. Sản phẩm còn nhận được chứng nhận Hương vị cao cấp của Viện thẩm định hương vị cao cấp.
Như vậy, mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe bản thân. Mẹ cần hỏi ý kiến chuyên gia để có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp. Để được tư vấn chi tiết hơn, mẹ có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện cho hotline 1900 636 985!
References
↑1 | Anemia in Pregnancy. Ngày truy cập: 21/12/2023. https://www.webmd.com/baby/anemia-in-pregnancy |
---|---|
↑2 | Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Ngày truy cập: 21/12/2023. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455 |
↑3 | Anemia During Pregnancy. Ngày truy cập: 21/12/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23112-anemia-during-pregnancy |