Máu kinh và máu sảy thai có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy chị em đang mang thai thường cảm thấy hoang mang và nhầm lẫn giữa hai loại này. Bài viết dưới đây sẽ cho biết những đặc điểm máu kinh khác máu sảy thai như thế nào? Mời chị em cùng theo dõi!
Đặc điểm về máu kinh nguyệt và máu sảy thai
Nữ giới bắt đầu xuất hiện máu kinh nguyệt khi bước vào giai đoạn dậy thì. Mỗi tháng một lần, trứng rụng để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Trong quá trình này, hormone buồng trứng tăng tiết và phần niêm mạc tử cung dày lên. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc này bị bong ra và trôi ra ngoài theo đường âm đạo, tạo thành máu kinh [1]Menstrual Cycle. Ngày truy cập: … Continue reading.
Máu kinh nguyệt chính là phần máu lẫn nội mạc tử cung. Thông thường chị em sẽ rụng trứng mỗi tháng một lần, mỗi lần cách nhau 29 – 35 ngày tùy cơ địa. Nhiều trường hợp chu kỳ kinh nguyệt thất thường dẫn đến thời gian xuất hiện máu kinh khác nhau.
Máu sảy thai thường xuất hiện khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi bị chết lưu. Các triệu chứng phổ biến nhất là xuất huyết âm đạo kèm theo các cục máu đông. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố và phôi thai ảnh hưởng nên bị đẩy ra khỏi cơ thể người mẹ. Đây là trường hợp khá nguy hiểm nên cần hết sức chú ý.
Máu kinh nguyệt và máu sảy thai có những đặc điểm khá giống nhau. Chính vì vậy nếu không phân biệt được sức khỏe của chị em có thể bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn là các trường hợp chị em chưa biết mình mang thai nên không chủ động phòng tránh và xử trí kịp thời.
Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào?
Chị em có thể dựa vào các yếu tố dưới đây để phân biệt thế nào là máu kinh, thế nào là máu sảy thai.
Màu sắc
Máu kinh thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, đôi khi có thể màu nâu đen hoặc hơi nâu. Trong khi đó máu sảy thai chuyển từ màu hồng rồi sang màu đỏ tươi, cuối cùng biến thành màu nâu [2]Black, Brown, Bright Red, and More: What Does Each Period Blood Color Mean? Ngày truy cập: 23/8/2023.
https://www.healthline.com/health/womens-health/period-blood.
Mức độ ra máu
Thông thường mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt, chị em mất khoảng 50 – 80ml máu và khá đồng đều giữa các chu kỳ. Thời gian kỳ “đèn đỏ” thường chỉ kéo dài khoảng 3 – 7 ngày, tùy cơ địa.
Với máu sảy thai, ban đầu mẹ bầu chỉ thấy một vài giọt nhỏ nhưng số lượng máu chảy ra tăng ồ ạt trong 1 – 2 giờ đầu và hết hẳn. Tuy nhiên máu sảy thai có thể chảy ở nhiều thời điểm khác nhau do nhau thai bong ra không cùng lúc [3]Periods. Ngày truy cập: 23/8/2023.
https://www.nhs.uk/conditions/periods/.
Tính chất
Thực tế, trong máu kinh nguyệt, trên 60% là các chất nhầy, niêm mạc tử cung hoặc dịch âm đạo và 40% còn lại là máu kinh. Đôi khi trong máu kinh có thể xuất hiện cục máu đông. Máu này có mùi hơi tanh, gần giống mùi máu tươi.
Với máu sảy thai, bà bầu sẽ thấy các cục máu đông kèm mùi hôi. Lẫn trong các vết máu đó là dịch màu đen hoặc nâu đậm. Thành phần chính của máu sảy thai là các phần phôi thai hoặc cục thịt.
Thời điểm xuất hiện
Máu kinh nguyệt là dấu hiệu bé gái bắt đầu tuổi dậy thì. Hầu hết là các bé trong độ tuổi 12 – 14 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ kinh nguyệt xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn.
Máu sảy thai diễn ra khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi. Tức là thai nhi khoảng 5 tháng tuổi, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Máu sảy thai xuất hiện bất chợt và không hề có tính chu kỳ.
Thời gian kéo dài
Thời gian kinh nguyệt không diễn ra quá lâu, thưởng chỉ kéo dài 3 – 7 ngày. Trong khi đó, khi bị sảy thai, tình trạng chảy máu có thể diễn ra đến 1 – 2 tuần, không quá 15 ngày. Nếu quá 15 ngày, người mẹ cần đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra để tránh rủi ro nhiễm trùng âm đạo.
Dấu hiệu đi kèm
Trong thời gian kinh nguyệt hàng tháng, ngoài chảy máu âm đạo, chị em có thể kèm theo triệu chứng như uể oải, hoa mắt, đau đầu. Ngoài ra, các cơn đau lưng, đau bụng dữ dội, tâm trạng biến đổi thất thường cũng là dấu hiệu kỳ hành kinh sắp diễn ra.
Trường hợp bà bầu bị sảy thai, đau bụng dưới, mệt mỏi hoặc sốt dễ xuất hiện kèm theo. Cùng với đó mẹ không còn cảm giác ốm nghén hoặc cảm xúc thay đổi thất thường như trước nữa. Cổ tử cung có cảm giác giãn rộng thậm chí co thắt mạnh hơn để đẩy phôi thai ra khỏi cơ thể.
4 điều cần làm ngay khi xuất hiện máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo bất thường là khi chị em bị chảy máu dù không phải kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau khi quan hệ, lượng máu chảy quá nhiều và diễn ra trong thời gian dài, thường xuyên. Một số trường hợp máu còn kèm theo mùi hôi khó chịu.
Chảy máu vùng kín bất thường nếu không được xử trí kịp thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe chị em. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược do mất nhiều máu mà sức khỏe sinh sản có thể bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống suy giảm. Nếu gặp trường hợp này, chị em cần thực hiện những điều sau:
- Đến gặp bác sĩ: Chị em cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân khiến máu chảy bất thường. Từ đó bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp, tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh: Sinh hoạt khoa học, ăn uống đầy đủ là giải pháp tốt nhất để cân bằng nội tiết tố và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, cafein nên được hạn chế.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Dung dịch vệ sinh phù hợp được các chuyên gia khuyến khích để rửa vùng kín hàng ngày. Ngoài ra, chị em không nên thụt rửa quá sâu hoặc chà xát mạnh, tránh gây tổn thương vùng kín.
- Tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ: Chị em cần uống thuốc đúng liều, đúng thời gian của bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả nhất.
Giải đáp thắc mắc khi ra máu âm đạo
Xuất huyết âm đạo không phải là trường hợp hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số vấn đề khác chị em cần chú ý:
Ra máu mấy ngày thì đi khám?
Thời gian đi khám sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Nếu chị em thấy âm đạo chảy máu bất thường trên 2 ngày thì nên gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
Ra máu kéo dài có nguy hiểm không?
Máu kinh nguyệt thường chỉ kéo dài 5 – 7 ngày. Nếu kinh nguyệt bị dài ngày và lặp lại ở nhiều chu kỳ, khả năng cao chị em bị rong kinh. Ngoài ra, kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như rối loạn hormone, buồng trứng đa nang, tử cung bị tổn thương, tuyến giáp,…
Máu sảy thai cũng có thể gây nguy hiểm nếu người mẹ không phát hiện kịp thời. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của mẹ có vấn đề, gây thai chết lưu. Nếu không xử trí sớm, mẹ có thể bị nhiễm trùng tử cung thậm chí vô sinh.
Sảy thai bao lâu có lại kinh nguyệt?
Thông thường mẹ sẽ thấy âm đạo chảy máu lại sau 21 ngày. Hiện tượng này được biết đến là tiểu kinh nguyệt. Sau đó khoảng 25 ngày, kinh nguyệt của người mẹ sẽ chính thức trở lại. Thời gian này sẽ không cố định, tùy thuộc vào sức khỏe người mẹ.
Sảy thai bao lâu có thai lại?
Sau sảy thai, rất nhiều người mẹ mong ngóng để tiếp tục mang thai lần nữa. Tuy nhiên, mẹ đừng quá vội vàng kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Bởi tử cung của mẹ sau sảy thai cần 2 – 3 tuần để ra hết dịch, nhau sót và máu. Sau đó mẹ cần dành thời gian để tử cung hồi phục trở lại.
Với mẹ sảy thai lần đầu, thời gian lý tưởng để mang thai lại là 3 – 6 tháng. Với chị em đã từng có tiền sử sảy thai, điều quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân dẫn đến sảy thai. Sau khi giải quyết xong vấn đề này, chị em mới nên mang thai để đảm bảo mẹ và bé khỏe mạnh đến ngày sinh.
Sảy thai cần nghỉ ngơi bao lâu?
Cơ thể mẹ nói chung và tử cung nói riêng đều bị tổn thương sau sảy thai. Tùy thuộc vào tuổi thai thì thời gian nghỉ ngơi của người mẹ có sự khác biệt. Nếu thai nhỏ hơn 5 tuần tuổi, mẹ chỉ cần 5 – 7 ngày nghỉ ngơi. Tuổi thai càng lớn, thời gian tĩnh dưỡng càng lâu, thậm chí cần khoảng 6 tháng – 1 năm.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp chị em phân biệt được máu kinh khác máu sảy thai như thế nào? Nếu chị em cần biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
References
↑1 | Menstrual Cycle. Ngày truy cập: 23/8/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/10132-menstrual-cycle#:~:text=Menstruation%20is%20also%20known%20by,Menstruation%20is%20driven%20by%20hormones |
---|---|
↑2 | Black, Brown, Bright Red, and More: What Does Each Period Blood Color Mean? Ngày truy cập: 23/8/2023. https://www.healthline.com/health/womens-health/period-blood |
↑3 | Periods. Ngày truy cập: 23/8/2023. https://www.nhs.uk/conditions/periods/ |