Khó thở khi mang thai là triệu chứng có thể bắt gặp trên bất kỳ mẹ bầu nào. Tình trạng này kéo dài khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu. Vậy khó thở khi mang thai liệu có thực sự đáng lo, nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Tình trạng khó thở khi mang thai
Khó thở khi mang thai là triệu chứng thường gặp của mẹ bầu. Theo một nghiên cứu lâm sàng in trên thư viện trực tuyến Wiley vào năm 2015 đã cho biết có đến 60-70% phụ nữ gặp phải tình trạng này trong thời kỳ mang thai [1]Shortness of Breath During Pregnancy: Coulda Cardiac Factor Be Involved? Truy cập ngày 26/3/2023.
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1002/clc.22452. Với mỗi mẹ bầu, tình trạng này sẽ xuất hiện ở các thời điểm khác nhau, có thể là vào đầu hay cuối của chu kỳ mang thai. Khi gặp triệu chứng này các mẹ có thể cảm giác tức ngực và thiếu không khí. Điều này có thể khiến mẹ cảm giác rất khó chịu và mệt mỏi.
Nguyên nhân khó thở khi mang thai
Tình trạng khó thở tại thời điểm bầu đến từ sự thích nghi của cơ thể mẹ với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra còn đến từ một số các nguyên nhân khác. Có thể kể đến các nguyên nhân gây khó thở khi mang thai như sau:
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang bầu cơ thể mẹ cũng có sự gia tăng đáng kể nồng độ hormone, nhất là progesterone. Hormone này tác động trực tiếp tới phổi và gây kích thích trung tâm hô hấp tại não khiến mẹ bầu bị khó thở và thở gấp hơn thường ngày.
Nhu cầu oxy lớn hơn
Mẹ bầu sẽ cần nhiều oxy hơn ở thời kỳ mang thai do cần cung cấp oxy cho 2 người. Nhu cầu oxy của mẹ bầu tăng cao đáng kể trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì thế, dung tích phổi sẽ mở rộng để thu được lượng oxy nhiều hơn. Việc thay đổi này cũng góp phần làm cho mẹ bầu khó thở khi mang thai.
Tử cung lớn dần
Khi mang bầu, tử cung của mẹ to dần để phù hợp với việc lớn lên mỗi ngày của em bé. Tử cung lớn dần sẽ chèn ép lên cơ hoành làm mẹ cảm thấy khó thở.
Bệnh lý khác
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân bệnh lý khác cũng có khả năng gây hiện tượng khó thở cho mẹ bầu như:
- Hen suyễn: Nếu bị hen suyễn khi mang bầu thì các biểu hiện khó thở có thể diễn biến nghiêm trọng hơn.
- Bệnh cơ tim chu sản: Bệnh có thể xuất hiện trong khi mang bầu hoặc khi mới sinh xong. Các biểu hiện của bệnh là sưng mắt cá chân, tụt huyết áp, tim đập nhanh, mệt nhọc. Các triệu chứng này đều có thể dẫn tới tình trạng khó thở cho mẹ đang mang thai.
- Thuyên tắc phổi: Thường xuất hiện khi huyết khối bị kẹt tại động mạch phổi. Việc này có thể tác động đáng kể tới hô hấp, gây ho, tức ngực và khó thở.
- Giữ nước: Một số phụ nữ có thể bị sưng phù trong thời gian mang thai. Đây là một kiểu giữ nước nghiêm trọng tuy nhiên lại rất hay gặp trên phụ nữ mang thai. Khi mẹ bị phù nề sẽ gây tác động đến phổi và xoang, gây nên tình trạng khó thở.
- Thiếu máu: Cơ thể dùng lượng sắt dự trữ để sản sinh các tế bào hồng cầu thiết yếu và vận chuyển oxy tới cơ quan khác của cơ thể. Khi bị thiếu sắt sẽ gây thiếu máu và buộc cơ thể phải hoạt động nhiều hơn thường ngày để tạo nên oxy. Từ đó khiến cho mẹ bầu bị khó thở.
Khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?
Khó thở là triệu chứng phổ biến trên hầu hết các bà bầu, chủ yếu là do việc thay đổi của cơ thể ở thời kỳ mang thai. Việc này có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, nhưng sẽ không gây nguy hiểm. Mẹ chỉ cần được nghỉ dưỡng đầy đủ, vận động nhẹ nhàng, lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp đảm bảo sức khỏe.
Tuy nhiên, khi tình trạng khó thở gây nên do những bệnh lý khác thì mẹ không được chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ và trình bày rõ tình trạng của mình để được tư vấn cách khắc phục. Chữa trị bệnh khi cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé [2]Pregnant and Postpartum Women’s Perceptions of Barriers to and Enablers of Physical Activity During Pregnancy: A Qualitative Systematic Review. Ngày truy cập … Continue reading.
Khi bị khó thở có kèm theo các triệu chứng dưới đây thì mẹ nên đi khám bác sĩ càng nhanh càng tốt.
- Tim đập nhanh và nhịp tim tăng cao rõ rệt
- Khó thở kèm theo đau tức ngực khi thở
- Ngón tay, ngón chân, màu môi chuyển thành màu xanh
- Thở có tiếng khò khè
Các biểu hiện này có khả năng là cảnh báo việc xuất hiện của huyết khối nên mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để cho kết luận chính xác giúp điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm: Bà bầu hay bị đau đầu có nguy hiểm không? Giải pháp khắc phục
Giải pháp khắc phục tình trạng khó thở
Khó thở khi mang thai phần lớn là vì sự thay đổi hormone gây nên vì thế rất khó để thay đổi và điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các mẹ có thể làm theo những cách dưới đây để giúp giảm sự khó chịu và dễ thở hơn.
- Thay đổi tư thế: Khi cảm thấy khó thở mẹ nên thay đổi tư thế. Khi đang ngồi, mẹ hãy ngồi thẳng lưng kết hợp đẩy vai về phía sau. Còn lúc đang nằm, mẹ hãy chèn gối ra phía trên để hạ áp lực của tử cung trên cơ hoành. Ngoài ra, các mẹ nên chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp tử cung không chèn lên động mạch, giúp giảm tình trạng khó thở.
- Vận động nhẹ nhàng: Nên thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng dành riêng cho mẹ bầu như tập thể dục, đi bộ, yoga… Các bài tập này giúp ổn định và kiểm soát nhịp thở để giảm bớt triệu chứng khó thở thường gặp.
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc: Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, làm việc nặng nhọc. Nhất là khi cảm giác khó thở hãy dừng hết việc đang làm và nghỉ ngơi giúp lấy lại trạng thái bình thường.
- Vệ sinh không gian sạch sẽ: Không gian xung quanh nơi ở và nơi làm việc phải được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên. Tốt nhất hãy dùng máy lọc không khí giúp giảm bụi bẩn, ẩm mốc gây khó thở nặng hơn.
- Mặc đồ thoải mái: Mẹ nên chọn quần áo bầu rộng rãi, không bị chật phần ngực giúp việc thở được thoải mái và dễ dàng hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về tình trạng khó thở khi mang thai. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề sức khỏe nào cần được tư vấn, vui lòng truy cập webiste https://ferrolip.vn/ hoặc liên hệ tới số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được giải đáp thắc mắc.
Đọc thêm: Sắt và canxi uống cách nhau bao lâu là tốt nhất? Thời điểm uống hợp lý trong ngày
References
↑1 | Shortness of Breath During Pregnancy: Coulda Cardiac Factor Be Involved? Truy cập ngày 26/3/2023. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1002/clc.22452 |
---|---|
↑2 | Pregnant and Postpartum Women’s Perceptions of Barriers to and Enablers of Physical Activity During Pregnancy: A Qualitative Systematic Review. Ngày truy cập 26/03/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35621324/ |