Trong siêu âm thai, mỗi chỉ số đều mang ý nghĩa riêng và đều quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe và sự phát triển của em bé. Chỉ số BPV cũng là một trong những yếu tố quan trọng Vậy chỉ số BPV trong siêu âm thai là gì và ý nghĩa của các mức độ. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số BPV trong siêu âm thai là gì? Ý nghĩa chỉ số BPV
Chỉ số BPV (bách phân vị) là chỉ số thường được sử dụng trong siêu âm để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi. BPV được xác định thông qua các chỉ số phát triển, cân nặng, chiều dài của thai để xác nhận em bé chậm phát triển, phát triển bình thường hay vượt mức so với các tiêu chuẩn chung.
Thông qua BPV, mẹ sẽ biết thai nhi đang phát triển trong phạm vi bách phân vị nào trên thang đo các bé cùng tuổi thai. Ví dụ, BPV ở mức 50% nghĩa là thai nhi phát triển tương đương với 50% số trẻ cùng tuần tuổi.
Có thể nói BPV là chỉ số quan trọng trong việc theo dõi sự tăng trưởng của thai nhi. Từ đó các bác sĩ sẽ phát hiện sớm bất thường về sức khỏe và đưa ra can thiệp kịp thời.
>>> Xem thêm: 21 chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng
Chỉ số BPV – Bách phân vị như nào là bình thường, bất thường?
Trong thực tế, các mức độ BPV giúp nhận diện ba trạng thái phát triển của thai nhi:
- BPV từ 10 – 90: Thai nhi phát triển bình thường, tức là thai nhi nằm trong khoảng bách phân vị từ 10% đến 90% so với tiêu chuẩn phát triển của thai nhi cùng tuổi.
- BPV dưới 10: Thai nhi có khả năng kém phát triển, có thể gặp vấn đề về thiếu dưỡng chất hoặc khả năng phát triển toàn diện. Đây là dấu hiệu tiền tàng cho thấy thai nhi có trạng thái suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ chậm phát triển trong tử cung.
- BPV trên 90: Thai nhi phát triển quá mức. Khi BPV vượt ngưỡng 90% đây có thể là dấu hiệu thai nhi phát triển quá nhanh, có nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở mẹ hoặc các yếu tố khác liên quan đến tăng trưởng không kiểm soát của thai.
Như vậy có thể thấy, chỉ số BPV giúp phân loại mức độ phát triển của thai nhi. Đồng thời đây là chỉ số dễ nhớ, dễ đánh giá để đưa ra kết luận tổng quan nhất.
>>> Xem thêm: Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì?
Mẹ bầu cần làm gì khi chỉ số BPV bất thường?
Khi chỉ số BPV của thai nhi không nằm trong 10 – 90, các mẹ cần thảo luận ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp thích hợp. Một số hành động cần thiết khi BPV bất thường gồm:
- Khám thai thường xuyên: Việc duy trì lịch khám thai định kỳ giúp theo dõi liên tục sự phát triển của thai nhi. Các bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp chăm sóc hoặc kiểm tra lại các chỉ số khác để xác nhận tình trạng của bé.
- Điều trị bằng corticoid: Trong một số trường đặc biệt, khi BPV giảm mạnh, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng corticosteroid để tăng cường sự phát triển của phổi và các cơ quan nội tạng của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Đây cũng là cách để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp sinh non.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Thai nhi chậm phát triển có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu hụt. Bổ sung dinh dưỡng đa dạng và cân bằng sẽ giúp tăng khả năng phát triển của thai. Bác sĩ có thể gửi ý thêm các loại thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, acid folic và vitamin cần thiết cho thai kỳ.
- Mổ lấy thai khẩn cấp: Trong một số tình huống nguy cấp, nếu chỉ số BPV quá cao hoặc quá thấp, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ để bảo vệ mẹ và thai nhi. Điều này thường xảy ra khi có dấu hiệu suy thai hoặc thai quá lớn gây nguy hiểm cho mẹ nếu sinh nở tự nhiên.
>>> Xem thêm: Chỉ số FL trong siêu âm thai là gì?
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BPV
BPV của thai nhi không chỉ phụ thuộc vào gen di truyền mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, bao gồm các yếu từ phía thai nhi và phía người mẹ.
Về phía thai nhi
Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng lớn đến mức độ phát triển của thai nhi. Thai nhi có thể có BPV thấp hoặc cao do đặc điểm di truyền về chiều cao, cân nặng hoặc tầm vóc của bố mẹ. Ngoài ra, một số bệnh lý bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền của thai nhi có thể dẫn đến BPV bất thường. Ví dụ em bé có vấn đề về tim mạch, hô hấp hoặc các cơ quan nội tạng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và phát triển của bé.
Một số rối loạn nhiễm sắc thể cũng có thể khiến em bé bị chậm phát triển. Điển hình nhất là hội chứng Down, hội chứng Turner có thể liên quan đến BPV thấp.
Về phía mẹ
Ngoài yếu tố phía em bé, một số vấn đề ở người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số BPV như:
- Sức khỏe tổng quát: Tình trạng sức khỏe của mẹ bao gồm các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp cáo và bệnh thận, đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dinh dưỡng và oxy cung cấp cho thai nhi.
- Chế độ dinh dưỡng: Thai nhi phát triển phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ bầu thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, acid folic, canxi,… có thể gây tình trạng suy dinh dưỡng ở thai nhi, dẫn đến BPV thấp.
- Thói quen sinh hoạt: Mẹ bầu có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Những thói quen này có thể làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho thai, dẫn đến trẻ phát triển chậm hoặc phát sinh những vấn đề sức khỏe lâu dài.
- Yếu tố môi trường và kinh tế: Môi trường sống và tình trạng kinh tế của gia đình cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu sống trong điều kiện căng thẳng, không tiếp cận với dịch vụ y tế và dinh dưỡng đầy đủ sẽ có nguy cơ sinh ra con có BPV không bình thường.
Có thể nói, chỉ số BPV là chỉ số quan trọng để mẹ đánh giá mức độ phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Bài viết đã giúp mẹ giải đáp những thông tin quan trọng cũng như câu hỏi “Chỉ số BPV trong siêu âm thai là gì?”. Để hiểu thêm nhiều chỉ số quan trọng khác trong siêu âm, mẹ bầu có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!