cach-lam-tan-mau-bam

Top 10+ cách làm tan máu bầm hiệu quả, nhanh nhất tại nhà

21/02/2023 735 lượt xem

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể ngẫu nhiên thấy cơ thể xuất hiện vài vết bầm. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn thấy đau đớn, khó khăn khi vận động. Vậy máu bầm có nguy hiểm không? Có cách làm tan máu bầm hiệu quả ngay tại nhà không? Hãy đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu nhé!

Máu bầm tím là hiện tượng gì?

Máu bầm tím là hiện tượng mạch máu tại các mô, cơ quan bị vỡ khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch. Sau một thời gian, hồng cầu này thoái hóa và tạo thành các mảng màu tím hoặc xanh đậm dưới da.

Các vết máu bầm có thể dễ dàng gặp trong cuộc sống thường ngày và do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Chấn thương.
  • Lão hóa.
  • Các bệnh về máu.
  • Các thuốc đang sử dụng.
  • Ban xuất huyết.
  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Nội tiết tố bị mất cân bằng.

Vì vậy, nếu bạn chỉ nghĩ vết bầm tím là vấn đề nhỏ, không đáng quan ngại thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Bởi chúng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì vậy bạn nhất định không được chủ quan [1]Hematoma: Everything you need to know. Ngày truy cập: 28/2/2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324831
.

vet-bam-tim-co-the-la-dau-hieu-cua-nhieu-benh-ly
Vết bầm tím có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Hướng dẫn cách làm tan máu bầm

Với vết máu bầm do va chạm, chấn thương nhẹ thì bạn có thể tự xử lý tại nhà. Dưới đây là 10 cách làm tan máu bầm nhanh nhất bạn có thể tham khảo:

Chườm đá

Chườm đá là cách làm tan máu bầm, giảm sưng thường được sử dụng nhất. Ngay khi vết bầm chưa thâm tím lại thì bạn cần nhanh chóng lấy đá để chườm. Mỗi ngày, bạn có thể chườm nhiều lần, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Các lần chườm đá thường cách nhau khoảng 1 giờ.

Nếu bạn thực hiện liên tục phương pháp này thì trong vòng 3 ngày vết bầm, sưng sẽ mờ dần. Nguyên lý của chườm đá là làm co mạch máu bị tổn thương. Nhờ đó, tình trạng chảy máu dưới da, sưng, đau được cải thiện đáng kể. [2]6 Home Remedies to Stop Bleeding. Ngày truy cập: 28/2/2023.
https://www.healthline.com/health/home-remedies-to-stop-bleeding
.

Chườm ấm

Nhiều người băn khoăn rằng “Có nên chườm nóng để làm tan máu bầm không?”. Thực tế, chườm ấm chỉ có công dụng làm giảm vết sưng, bầm tím nếu chườm đúng lúc. Bởi nếu dùng nước ấm đắp vào vùng da, nơi mạch máu mới tổn thương thì sẽ làm mạch giãn nở.

Lúc này máu chảy nhanh hơn, tình trạng tụ máu dưới da trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên chườm ấm khi vết bầm tím đã xuất hiện vài ngày. Lúc này máu đã đông lại nên có thể sử dụng phương pháp này. [3]How to Get Rid of Bruises. Ngày truy cập: 28/3/2023.
https://www.webmd.com/first-aid/helping-bruise-heal
.

Nghỉ ngơi

Ngay khi bị chấn thương hoặc va đập mạnh, bạn cần để cơ thể nghỉ ngơi. Việc này giúp máu lưu thông chậm hơn, vết bầm lâu xuất hiện hơn. Đồng thời bạn hạn chế xoa bóp mạnh vị trí chấn thương để tránh vỡ nhiều mạch máu.

Nhẹ nhàng massage

Thay vì massage mạnh, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vết bầm. Bạn hãy dùng rượu hoặc dầu gió massage nhẹ nhàng theo vòng tròn để giảm vết máu tụ. Kiên trì xoa bóp 1 – 3 ngày thì vết bầm tím của bạn sẽ nhanh chóng biến mất.

Một điều cần lưu ý khi massage đó là phải thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn tránh vận động hoặc tác động mạnh đến vết thương để tránh máu bầm lan nhanh hơn.

xoa-bop-nhe-nhang-vet-thuong
Xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng tròn quanh vết thương để làm tan vết bầm

Bôi kem đánh răng

Một mẹo làm tan vết bầm khá ít người biết, đó là dùng kem đánh răng. Bạn lấy một lượng kem đánh răng, tùy vào độ lớn vết thương và thoa nhẹ lên vùng da bị bầm tím. Sau đó bạn quấn băng gạc quanh phần bị thương. Đến ngày hôm sau, bạn tháo băng gạc ra và rửa vết thương bằng nước sạch.

Nhiều người sau khi sử dụng phương pháp này thấy hiệu quả nhanh, vết bầm giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được dùng kem đánh răng lên vùng vết thương hở để tránh nhiễm trùng, hoại tử.

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu thường được dùng để massage các vùng vết thương bầm tím. Kết hợp với hoạt động xoa bóp thật nhẹ nhàng, tinh dầu giúp dịu cơn đau, tan tụ máu và đồng thời giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

Trứng gà

Cấu tạo bề mặt trứng gà là vô số lỗ nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Nếu lăn trứng lên bề mặt vết bầm có thể tạo thành áp suất hút máu bầm ra ngoài.

Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần một quả trứng gà đã luộc chín, sau đó bóc sạch vỏ. Tiếp đến bạn lấy một chiếc khăn mỏng, bọc quả trứng gà bên trong. Bạn hãy lăn quả trứng đều và liên tục trên vết bầm tím. Lăn đến khi quả trứng luộc bị nguội là được. Thực hiện phương pháp này nhiều lần sẽ thấy vết bầm mờ đi nhanh chóng.

Dầu gió

Dầu gió hay còn gọi là dầu nóng cũng thường xuyên được sử dụng để làm tan vết bầm tím. Bạn chỉ cần một lượng dầu gió vừa phải, xoa đều lên vị trí vết thương. Dầu gió có thể giúp bạn giảm sưng, giảm đau hoặc làm tan vết bầm tím hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng phương pháp này nếu vết thương hở.

Nghệ tươi

Nghệ tươi cũng được xem như một loại thuốc làm tan nhanh vết bầm tím tự nhiên. Nghệ có khả năng làm tan máu, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn và giảm cơn đau hiệu quả.

Bạn dùng củ nghệ tươi đã rửa sạch rồi đem giã nát. Sau đó, trộn đều nghệ với phèn chua. Bạn sử dụng hỗn hợp này để thoa lên vị trí bị tím. Thực hiện nhiều lần sẽ nhận thấy vết bầm được giảm bớt.

nghe-tuoi-tron-phen-chua-co-the-giam-bam-tim
Nghệ tươi trộn phèn chua có thể giảm bầm tím

Tỏi

Nhờ công dụng lưu thông khí huyết và hỗ trợ giảm vết bầm mà tỏi thường được sử dụng cho các chấn thương gây tụ máu. Bạn dùng nước ép tỏi, thoa lên vị trí bầm. Mỗi ngày bạn chỉ cần thoa 2 – 3 lần. Dần dần vết bầm tím mờ và có thể biến mất hoàn toàn.

Thuốc giảm đau

Thông thường các cơn đau do chấn thương có xu hướng giảm đi sau 3 ngày bầm tím. Nhưng nếu vết thương bị sưng, đau có thể ảnh hưởng đến việc sinh hoạt. Vì vậy một số loại thuốc giảm đau có thể được chuyên gia đề xuất sử dụng trong trường hợp này.

Tuy nhiên, với người lớn tuổi hoặc mắc chứng máu loãng cần cẩn trọng hơn. Vì thuốc giảm đau có thể làm tăng chảy máu nên có thể gây khó chịu cho người dùng.

Lưu ý khi áp dụng các các làm tan máu bầm

Ưu điểm của những phương pháp làm tan máu bầm trên đây là dễ thực hiện. Tuy nhiên, đa phần chúng chỉ có hiệu quả rõ rệt với các vết thương nhẹ, các vết bầm không nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu bạn bị thương hở, chảy máu thì tuyệt đối không được áp dụng.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý nếu thực hiện phương pháp làm tan máu bầm nhưng không hiệu quả, thậm chí cơ thể có dấu hiệu trở nặng như:

  • Cơ thể bị sốt
  • Chỗ vết bầm sưng tấy, đau nhức dữ dội, thậm chí chạm nhẹ cũng thấy đau.
  • Các vùng tím có xu hướng lan rộng hơn.
  • Chảy mủ, đặc biệt ở những vị trí nhạy cảm như mắt.

Đây là dấu hiệu của máu bị tụ đọng dưới da hoặc cơ, chèn ép lên các phần xung quanh. Lúc này bạn không nên tự ý xử lý vết thương tại nhà. Thay vào đó, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Vết máu bầm tím bao lâu thì hết?

Thông thường các vết bầm tím có thể tự lành lại sau khoảng 2 tuần, tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Màu sắc của những vết thương này biến đổi theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Màu hồng và đỏ (ngày đầu tiên).
  • Giai đoạn 2: Màu lam và tím đậm ( 1 ngày sau tổn thương).
  • Giai đoạn 3: Màu xanh lá (ngày thứ 6).
  • Giai đoạn 4: Màu vàng và nâu (ngày thứ 7 – 9).

Sau đó vết bầm mờ dần và biến mất hẳn. Thời gian hồi phục của vết bầm có thể rút ngắn lại nếu bạn kết hợp thêm các cách làm tan máu ngay tại nhà. Trong thời gian chăm sóc vết thương, bạn cần quan sát sự thay đổi màu sắc và cảm giác để kịp thời phát hiện dấu hiệu khác thường.

mau-sac-cac-giai-doan-cua-vet-bam
Màu sắc các giai đoạn của vết bầm

Trên đây là những thông tin về cách làm tan máu bầm hiệu quả đơn giản ngay tại nhà. Nếu bạn cần cung cấp thêm các thông tin về vấn đề này, bạn có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985!

References

References
1 Hematoma: Everything you need to know. Ngày truy cập: 28/2/2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324831
2 6 Home Remedies to Stop Bleeding. Ngày truy cập: 28/2/2023.
https://www.healthline.com/health/home-remedies-to-stop-bleeding
3 How to Get Rid of Bruises. Ngày truy cập: 28/3/2023.
https://www.webmd.com/first-aid/helping-bruise-heal