Cách chữa đầy bụng cho bà bầu 3 tháng đầu nhanh – hiệu quả!

15/05/2024 1962 lượt xem

Nhiều mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu thường bị đầy bụng. Các mẹ không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường khi mang thai. Bài viết sau đây sẽ giải thích nguyên nhân và đưa ra những cách chữa đầy bụng cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn, hiệu quả.

Nguyên nhân gây tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng khá phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Một số dấu hiệu cho thấy mẹ bị đầy bụng như chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, khó chịu, cảm giác như có một quả bóng to gây căng tức ở trong bụng… Một nghiên cứu về hiện tượng đầy hơi ở phụ nữ mang thai cho thấy có tới 49% số người tham gia gặp phải tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới chứng đầy bụng khi mang thai như [1]Is bloating in pregnancy normal? Truy cập ngày 24/04/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/bloating-in-pregnancy
:

Cơ thể thay đổi

Mẹ bầu khi mang thai có nhiều thay đổi về ngoại hình và thể chất, nhất là đối với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Mẹ sẽ nhạy cảm hơn với các yếu tố ngoại cảnh, trong đó có thức ăn. Do đó nhiều mẹ bầu khi ăn một số đồ ăn có thể bị chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu; đặc biệt là các thức ăn giàu đạm và tinh bột.

Sự thay đổi của cơ thể trong 3 tháng đầu mang thai làm mẹ bầu dễ bị đầy bụng

Hormone thay đổi

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu đó là sự thay đổi của nội tiết tố (hormone) trong cơ thể. Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone làm một số cơ quan giãn ra, trong đó có cơ ruột, làm chậm hoạt động tiêu hóa thức ăn, dẫn tới các hiện tượng như đầy hơi, táo bón, khó tiêu, đầy bụng…

Mẹ bầu bị đầy bụng do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể

Thai nhi phát triển

Cùng với sự phát triển từng ngày của thai nhi, tử cung của người mẹ cũng ngày một giãn rộng ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc một số cơ quan tiêu hóa trong cơ thể có thể bị tác động làm chậm lại quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến mẹ bị đầy bụng. Theo các bác sĩ, đầy bụng không chỉ thường gặp ở 3 tháng đầu của thai kỳ mà tình trạng này có thể làm mẹ bầu khó chịu hơn ở tam cá nguyệt thứ hai (bắt đầu từ tuần thai thứ 29) khi thai nhi chiếm không gian lớn hơn trong bụng mẹ và đè lên các cơ quan tiêu hóa xung quanh. Tuy nhiên mẹ bầu sẽ dần thích nghi được với điều này và cảm giác đầy bụng sẽ biến mất.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng, đầy bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự phát triển quá mức của một số vi khuẩn trong đường tiêu hóa.

Đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không?

Đầy bụng khi mang thai thường không gây nguy hiểm tới an toàn của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nó gây ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của các mẹ bầu. Nếu đầy bụng kèm theo một số biểu hiện lạ như sốt, ho… thì mẹ bầu không được chủ quan mà cần tới ngay bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu 3 tháng đầu

Đầy bụng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Theo các chuyên gia y tế, một số biện pháp sau đây có thể cải thiện được tình trạng này, các mẹ bầu nên tham khảo:

Cách 1: Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều tới quá trình tiêu hóa thức ăn, là nguyên nhân có thể gây đầy bụng nếu mẹ bầu không có một chế độ ăn uống hợp lý. Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì cũng là một điều cần quan tâm của mẹ. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu đó là:

  • Ăn thức ăn dễ tiêu: Điều này giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giúp hạn chế và cải thiện tình trạng đầy bụng do tiêu hóa kém. Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi thấy đầy bụng như đu đủ chín (mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh), cà rốt,  nước chanh ấm, sữa chua…
  • Uống nhiều nước: Đây là thói quen tốt giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Không những thế, uống nhiều nước còn giúp đào thải độc tố ra bên ngoài, làm sạch đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy bụng, đầy hơi.
  • Bổ sung lợi khuẩn: Một số vi khuẩn có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn mạnh mẽ hơn, giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn và cải thiện tình trạng đầy bụng. Do đó, các mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua, uống men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
  • Tăng cường chất xơ: Mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, trừ một số thực phẩm dễ gây đầy bụng như các loại đậu, súp lơ, bông cải xanh, bắp cải.

 

Cách chữa đầy bụng cho bà bầu 3 tháng đầu

Cách 2: Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể ảnh hưởng nhiều tới hoạt động tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau để cải thiện tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều bữa hơn trong ngày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Hạn chế uống nước trong bữa ăn mà hãy uống xen kẽ vào giữa các bữa ăn.
  • Sau khi ăn, tránh nằm luôn. Không nên ăn trước khi đi ngủ.
  • Hoạt động thể chất nhẹ nhàng và đều đặn như tập yoga hoặc pilates.

Cải thiện tình trạng đầy bụng tức thì

Đầy bụng có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị, tuy nhiên nó lại mang đến rất nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng đầy bụng tức thì mà các mẹ nên áp dụng để giảm nhanh triệu chứng đầy bụng:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi hợp lý, nằm thư giãn, tránh xa những căng thẳng, stress có thể giúp cơ thể thoải mái hơn. Nhờ đó chứng đầy bụng do căng thẳng cũng sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.
  • Tư thế nằm phù hợp: Có thể sử dụng gối hỗ trợ để cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng khi nằm.
  • Massage bụng nhẹ nhàng: Massage nhẹ nhàng ở vùng bụng có thể giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện chứng đầy bụng.
Cách chữa đầy bụng cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu không nên ăn gì?

Ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đầy đầy bụng, khó tiêu. Sau đây là danh sách những loại thực phẩm mẹ bầu tránh nên ăn nhiều để hạn chế đầy bụng [2]Is bloating in pregnancy normal? Truy cập ngày 24/04/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/bloating-in-pregnancy
:

  • Đồ lên men.
  • Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp sẵn.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, giàu chất béo.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường, chất tạo ngọt…
  • Thức uống có caffein, cồn, nước ngọt…
  • Các loại đậu, súp lơ, bông cải xanh, bắp cải… cũng là những thực phẩm dễ gây đầy bụng, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều.

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về “cách chữa đầy bụng cho bà bầu 3 tháng đầu”. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 636 985 hoặc website Ferrolip.vn để được giải đáp chính xác và chi tiết nhất.

References

References
1, 2 Is bloating in pregnancy normal? Truy cập ngày 24/04/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/bloating-in-pregnancy

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫