Bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày tốt nhất? Uống sắt với thực phẩm gì tốt?

10/02/2024 86 lượt xem

Khi sử dụng sắt, người dùng dễ gặp các tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, đầy hơi, phân xanh. Nguyên nhân là do lựa chọn sắt không phù hợp hoặc dùng không đúng cách. Chính vì vậy nhiều người thắc mắc là nên dùng loại sắt nào? Bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày tốt nhất? Nên kết hợp với thực phẩm nào? Tất cả sẽ được thông tin trong bài viết dưới đây.

Thời điểm uống sắt trong ngày giúp cơ thể hấp thu sắt tối đa

Sắt khó hấp thu và dễ bị tác động bởi thức ăn hoặc các loại thực phẩm bổ sung dùng cùng. Vì vậy, để hạn chế tác dụng phụ cũng như tối ưu khả năng chuyển hóa sắt, bạn nên dùng vào những thời điểm sau đây:

Uống sắt sau bữa ăn

Nếu uống sắt khi bụng no, thức ăn sẽ cạnh tranh và ngăn cản cơ thể hấp thu sắt, dẫn đến sắt dư thừa và lắng đọng trên đường tiêu hóa. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo nên dùng khi trước bữa ăn hoặc lúc đói. Lý tưởng nhất là trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ [1]Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Ngày truy cập: … Continue reading.

Tuy nhiên, với người bị bệnh dạ dày hoặc đường tiêu hóa nhạy cảm thì việc uống lúc đói dễ gây cồn cào hoặc cảm giác buồn nôn. Trường hợp này thì bạn nên bổ sung sắt sau khi ăn sẽ tốt hơn.

Uống sắt vào buổi sáng

Buổi sáng là khi lượng sắt tích trữ đang ở mức thấp nên dễ hấp thu và hạn chế nguy cơ dư thừa nhất. Nhưng cách này chỉ nên áp dụng cho người chỉ bổ sung chất sắt. Nếu bạn đang sử dụng nhiều loại thực phẩm chức năng khác mà cần uống vào buổi sáng (ví dụ canxi) thì không nên dùng cùng sắt nữa.

Uống sắt vào buổi tối

Một điều cần ghi nhớ là “tuyệt đối không uống sắt vào buổi tối”. Chức năng chuyển hóa lúc này có xu hướng nghỉ ngơi nên hấp thu kém hơn bình thường. Vì vậy tỷ lệ sắt không sử dụng hết sẽ cao hơn, gây tác dụng phụ như nóng trong, bụng dạ khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Uống sắt vào buổi trưa

Buổi trưa là thời gian phù hợp để uống sắt, đặc biệt với đối tượng đang bổ sung song song sắt và canxi. Bạn có thể uống canxi sau bữa sáng và uống sắt vào trước hoặc sau bữa trưa. Lịch trình này sẽ tối ưu hiệu quả bổ sung và hạn chế tác dụng phụ tốt nhất.

5 Lưu ý giúp tăng khả năng hấp thu sắt

Bên cạnh thời gian sử dụng, một số yếu tố dưới đây cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt:

Uống sắt với nước cam

Trong nước cam chứa nhiều vitamin C. Đây là vitamin đóng góp quan trọng vào việc hấp thu chất sắt của cơ thể. Bởi chúng là xúc tác cho quá trình chuyển đổi sắt 2 (có trong thức ăn, thuốc sắt, TPCN) thành sắt 3 (loại sắt cơ thể hấp thu được tại ruột). Đồng thời vitamin C cũng giúp tăng hấp thu sắt [2]Should You Take Iron With Vitamin C? Ngày truy cập: 27/2/2024.
https://health.clevelandclinic.org/iron-and-vitamin-c
.

Chính vì vậy, khi uống sắt, bạn có thể sử dụng thêm vitamin C từ nước cam, trái cây giàu vitamin C khác (dâu tây, cam, quýt, nho,…) hoặc thực phẩm bổ sung.

Không uống sắt cùng với thực phẩm giàu canxi

Viên uống canxi hoặc thức ăn giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai,… không nên dùng cùng sắt. Bởi canxi sẽ cạnh tranh hấp thu với sắt, làm tăng lượng dư thừa. Thậm chí có nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ cần sử dụng chung từ trên 300mg canxi thì có thể khiến sắt mất hoàn toàn tác dụng. Vì vậy bạn nên uống sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 tiếng.

Lựa chọn loại sắt dễ hấp thu

Hiện nay có nhiều loại sắt được ra đời như sắt vô cơ, sắt hữu cơ và sắt sinh học. Sắt vô cơ dù giá thành rẻ nhưng khó hấp thu và để lại nhiều tác dụng phụ. Do đó bạn nên sử dụng sắt hữu cơ hoặc sắt sinh học. Bạn có thể nhờ chuyên gia tư vấn sản phẩm bổ sung sắt phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe.

Không uống với bia, rượu,…

Tuyệt đối không dùng bia, rượu, cà phê, nước trà để uống sắt. Thành phần tanin trong thức uống này khiến cơ thể không thể hấp thu sắt và gây dư thừa. Thay vào đó bạn nên uống nhiều nước trắng, khoảng 2 lít mỗi ngày để hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể [3]The Impact of Tannin Consumption on Iron Bioavailability and Status: A Narrative Review. Ngày truy cập: 27/2/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5998341/
.

Sử dụng với liều lượng hợp lý

Sắt tuy cần thiết nhưng nếu bổ sung dư thừa cũng để lại ảnh hưởng như người mệt mỏi, da đậm màu, buồn nôn, đau bụng, suy tim, vàng da,… Bạn không nên tự ý tăng liều hoặc ngừng bổ sung đột ngột trong các bệnh lý thiếu sắt mà không có chỉ định của bác sĩ.


Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm bổ sung sắt

Ferrolip – Bổ sung sắt liposome khả năng hấp thu hơn gấp 4.7 lần sắt hữu cơ truyền thống

Ferrolip là sản phẩm sắt sinh học được các chuyên gia đánh giá cao hiện nay. Sản phẩm loại bỏ được những nhược điểm của sắt vô cơ và có nhiều đặc tính vượt trội sắt hữu cơ truyền thống.

Sắt sinh học còn gọi là sắt bao màng liposome. Phân tử sắt được bao bọc bởi màng phospholipid bên ngoài mang đến nhiều ưu điểm như:

  • Hấp thu tốt: Khả năng hấp thu của sắt bao màng tốt hơn 4.7 lần so với sắt hữu cơ truyền thống.
  • Ít tác dụng phụ: Sắt sinh học rất thân thiện với hệ tiêu hóa nên các tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, buồn nôn, phân xanh,…. hầu như không xảy ra.
  • Hương chanh thanh mát: Với cấu trúc của sắt sinh học, mùi tanh kim loại gần như không còn. Ferrolip cũng bổ sung thêm hương chanh thơm nhẹ giúp tăng hương vị và cho sản phẩm thêm thơm ngon hơn. Ferrolip đạt chứng nhận Hương vị cao cấp của Viện thẩm định Hương vị Quốc tế.
  • Dạng bột buccal tiện lợi: Thay vì phải uống nước để viên sắt hòa tan, Ferrolip lại được bào chế dưới dạng bột. Điểm đặc biệt là bột này tự động hòa tan trong nước bọt. Vì thế bạn không cần sử dụng nước vẫn uống sắt được như thường.

Mỗi gói Ferrolip bổ sung 30mg sắt nguyên tố, thích hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng. Sản phẩm giúp bổ sung sắt cho trẻ em, người lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Công nghệ bao màng liposome mang nhiều ưu điểm vượt trội cho sản phẩm sắt

Những thông tin như bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày hay dùng như nào để tăng hấp thu cần được nắm vững để uống sắt hiệu quả hơn. Nếu bạn cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin liên quan đến dinh dưỡng nào khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!

References

References
1 Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Ngày truy cập: 27/2/2024.
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148#:~:text=Iron%20is%20best%20absorbed%20when,food%20or%20immediately%20after%20meals.
2 Should You Take Iron With Vitamin C? Ngày truy cập: 27/2/2024.
https://health.clevelandclinic.org/iron-and-vitamin-c
3 The Impact of Tannin Consumption on Iron Bioavailability and Status: A Narrative Review. Ngày truy cập: 27/2/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5998341/