Sắt luôn được khuyến cáo nên bổ sung trong suốt giai đoạn mang thai và 3 – 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, có không ít mẹ bầu phát hiện mang thai muộn dẫn tới không bổ sung sắt và các loại bổ bầu trong những tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Hãy cùng Ferrolip tìm hiểu 3 tháng đầu không uống sắt có sao không và cách bổ sung sắt khi mang thai hiệu quả nhất.
Vai trò của sắt trong thai kỳ
Thông thường, sắt là dưỡng chất tham gia vào quá trình tạo máu, nuôi dưỡng cơ thể và có thể bổ sung thông qua rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nhưng tại sao trong thai kỳ, nhu cầu sắt của cơ thể lại tăng cao gấp nhiều lần và vai trò quan trọng hơn?
Khi mang thai, thể tích máu của cơ thể tăng gấp 1,5 lần so với người bình thường. Lượng máu gia tăng này để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi, cung cấp các dưỡng chất thông qua nhau thai. Chính vì thế, mẹ bầu cần nhiều sắt hơn, và sắt cũng có vai trò quan trọng hơn rất nhiều.
- Đối với thai nhi: Sắt tham gia vào quá trình hình thành của nhiều cơ quan trong cơ thể, đảm bảo thai nhi có đủ chất để phát triển. Từ đó giúp giảm nguy cơ thai chậm phát triển, nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng, suy thai, sảy thai,…
- Đối với mẹ bầu: Bổ sung đủ sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.[1]Iron for pregnant women. Truy cập 04/09/2023.
https://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0023/150089/antenatal-iron.pdf
3 tháng đầu không uống sắt có sao không?
Không phải mẹ bầu nào cũng phát hiện mang thai ngay từ những tuần đầu tiên, khiến nhiều mẹ lo lắng về việc không bổ sung được sắt từ sớm. Giai đoạn 3 tháng đầu không uống sắt có sao không?
Thực tế, ngay khi bắt đầu mang thai nhu cầu sắt của mẹ bầu đã tăng lên 30mg/ngày, gấp đôi so với người bình thường [2]Antenatal iron supplementation. Truy cập 05/09/2023.
https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation#. Mặc dù sắt có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống nhưng hàm lượng rất thấp so với nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu. Do đó, nếu không bổ sung sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm:
- Mẹ bầu thiếu máu gây mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, xanh xao,…
- Thai nhi thiếu dưỡng chất gây nhẹ cân, chậm phát triển, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt? Bầu uống sắt bao lâu thì ngưng?
Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, phụ nữ nên bổ sung sắt trước khi mang thai 3 tháng, liên tục trong suốt thai kỳ và kéo dài sau sinh ít nhất 6 tháng. Mỗi giai đoạn sắt lại có vai trò và liều lượng cần bổ sung khác nhau.
Giai đoạn trước khi mang thai, sắt giúp mẹ có sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị cho quá trình rụng trứng, thụ thai và thai làm tổ.
Giai đoạn mang thai, sắt giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Giai đoạn sau sinh, bổ sung sắt giúp mẹ hồi phục sau sinh và giảm các biến chứng sản khoa. Ngoài ra lượng sắt mẹ bổ sung thông qua sữa mẹ cũng giúp tăng cường dưỡng chất cho em bé trong những tháng đầu đời.
Do đó, nếu mẹ vẫn đang thắc mắc bầu bao nhiêu tuần thì uống sắt, hãy uống sắt ngay khi bắt đầu thai kỳ và càng sớm càng tốt.
Quên uống sắt 1 ngày có sao không?
Hàng ngày mẹ bầu không phải chỉ uống sắt mà còn cần thêm rất nhiều loại dưỡng chất khác: Canxi, DHA, vitamin bầu tổng hợp,… Rất dễ khiến mẹ bầu quên uống, uống không đủ liều.
Quên uống sắt 1 ngày có sao không? Điều này chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu vì ngoài bổ sung sắt thông qua viên uống, các thức ăn hàng ngày cũng là nguồn dưỡng chất rất dồi dào.
Trong trường hợp quên uống, mẹ bầu không nên bổ sung gấp đôi liều sắt vào ngày hôm sau, vừa không hấp thu hết vừa tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ không tốt với sức khỏe. Thay vào đó, mẹ nên xây dựng lịch uống sắt khoa học và tăng cường các thực phẩm giàu sắt, đảm bảo đủ chất nhất cho mẹ và bé.
Lưu ý gì uống sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ
Khi bổ sung sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý:
- Nên uống sắt lúc đói, trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ để đảm bảo hấp thu sắt tối đa.
- Uống sắt vào buổi sáng hoặc trưa, là thời điểm hấp thu sắt tốt nhất. Không nên uống sắt vào buổi chiều, tối vì thời điểm này, khả năng hấp thu sắt của cơ thể rất thấp, dễ gây tác dụng phụ khó chịu.
- Khi bổ sung cùng các loại bổ bầu khác, nên uống sắt riêng, không uống sắt cùng canxi và vitamin tổng hợp. Các dưỡng chất này có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
- Uống sắt nên uống cùng một cốc nước lớn hoặc nước cam chứa nhiều vitamin C sẽ hấp thu sắt tốt hơn.
- Nên lựa chọn các sản phẩm sắt hữu cơ đảm bảo hấp thu tốt, hạn chế các tác dụng phụ khó chịu cho mẹ bầu.
- Ưu tiên các sản phẩm sắt được bào chế có mùi vị dễ chịu, tránh gây khó chịu, buồn nôn, đặc biệt với các mẹ bầu bị ốm nghén. [3]Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Truy cập 05/09/2023.
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148#
Sắt Ferrolip cho bà bầu có thành phần từ sắt hữu cơ được bào chế với công nghệ liposome hiện đại nhất hiện nay. Công nghệ này giúp tăng khả năng hấp thu sắt gấp 4,7 lần so với các dạng sắt hữu cơ truyền thống. Do đó sắt Ferrolip hấp thu tốt hơn, an toàn hơn và giảm tác dụng phụ: Nóng trong, táo bón,… cho mẹ bầu.
Đặc biệt, sắt Ferrolip có dạng bột buccal vị chanh thơm dịu nhẹ, không để lại mùi vị khó chịu sau khi sử dụng. Sản phẩm rất phù hợp cho các mẹ bầu trong 3 tháng đầu hoặc bị buồn nôn, ốm nghén.
3 tháng đầu không uống sắt có sao không? Việc bổ sung sắt muộn hoặc không đúng liều lượng có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt và các biến chứng thai kỳ khác. Mẹ bầu nên bổ sung sắt hàng ngày với liều lượng phù hợp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Nếu mẹ bầu cần tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng, sức khỏe thai kỳ hoặc các sản phẩm bổ bầu, hãy truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được tư vấn chi tiết nhé!
References
↑1 | Iron for pregnant women. Truy cập 04/09/2023. https://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0023/150089/antenatal-iron.pdf |
---|---|
↑2 | Antenatal iron supplementation. Truy cập 05/09/2023. https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation# |
↑3 | Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Truy cập 05/09/2023. https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148# |